Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý thông điệp truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát trên 3 báo mạng điện tử nhandan org vn, laodong vn, baobaohiemxahoi vn từ 72018 đến tháng 102019) (Trang 66 - 73)

2.3.1. Kết quả đạt được

Thông qua việc khảo sát hoạt động quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH, tác giả nhận thấy, hoạt động quản lý đã góp phần phát huy ưu thế của các tờ của các tờ báo khảo sát, tạo ra những hiệu quả tích cực trong công tác

thông tin tuyên truyền về BHXH

Th nhất, quy trình quản lý sáng tạo thông điệp truyền thông chính sách BHXH tối đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất chung của cơ quan báo chí.

Phóng viên xác định đề tài qua định hướng của lãnh đạo tòa soạn hoặc tự đề xuất đề tài qua tìm hiểu thực tế hoặc qua các nguồn tin khác. Sau khi xác định đề tài, phóng viên sẽ tiếp cận thông tin, thực hiện thao tác nghiệp vụ, sau đó viết bài hoàn chỉnh. Bài được đưa cho các cấp duyệt, số lượng các bước duyệt là do từng tòa soạn quy định, đối với những tin bài nhạy cảm, sẽ xin ý kiến Tổng Biên tập hoặc Phó Tổng biên tập phụ trách.

Th hai, Ba cơ quan báo chí đã truyền tải thông điệp về truyền thông chính sách BHXH một cách đa dạng, phong phú và nhiều chiều.

Nội dung các báo có chủ đề thông điệp phong phú, đa dạng, hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu của công chúng với thông tin tổng hợp về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung, ngành BHXH nói riêng, phản ánh thực tế quá trình thực thi chính sách ảnh hưởng đến người dân. Các bài báo cũng là cầu nối để tiếng nói của người dân đến gần hơn với BHXH. Các sự việc nóng, có nhiều ý kiến dư luận khác nhau đều được các báo cập nhật đầy đủ...Có nhiều bài thông tin chuyên sâu, thu hút sự quan tâm của bạn đọc.

Th ba, hình th c thể hiện thông điệp truyền thông B X đã phát huy được những ưu điểm trên các tờ điện tử.

Nội dung thông điệp truyền thông chính sách BHXH được đăng tải khá đều đặn, thường xuyên, đa dạng về thể loại như tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, nghiên cứu lý luận… Hình thức thể hiện rõ, bắt mắt độc giả. Trình bày dưới dạng bài viết dài, có kèm ảnh minh họa, phát huy lợi thế của báo điện tử, theo đó độc giả không chỉ đọc nội dung thông tin thông thường mà các bài viết đã được truyền tải một cách sâu sắc, cụ thể từng vấn đề, từng việc làm, từng con người cụ thể, tạo ra một diễn đàn dân chủ, giúp công chúng biểu hiện thái độ, tình cảm, chia sẻ tri thức và trình bày quan điểm của mình về vấn đề BHXH mà báo đưa ra.

Th tư, đội ngũ nhà báo, phóng viên đều được đào tạo, nắm vững nghiệp vụ báo chí, am hiểu công nghệ thông tin.

Với đội ngũ nhà báo, phóng viên tạp chí đều được đào tạo, nắm vững nghiệp vụ báo chí và am hiểu công nghệ thông tin do đó trong quá trình tác nghiệp đã bảo đảm đáp ứng nguyên tắc, kỹ năng viết báo, với cách viết rõ ràng, xúc tích, có bố cục chặt chẽ, khoa học, cân bằng giữa lý luận và thực tiễn, nâng cao tính phản biện. Với lợi thế am hiểu công nghệ thông tin, đội ngũ nhà báo, phóng viên có thể cập nhật, chuyển tải thông tin một cách cụ thể, chính xác, tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

2.3.2. Hạn chế quản lý thông điệp

Trong công tác quản lý thông điệp chính sách bảo hiểm xã hội trên báo mạng điện tử Việt Nam cũng gặp một số hạn chế nhất định được thể hiện rõ trong quá trình khảo sát:

Th nhất, thiếu các văn bản, quy định hướng dẫn về hoạt động quản lý thông điệp về truyền thông chính sách BHXH trên báo mạng điện tử.

Hiện chưa có văn bản chính thức quy định, định hướng, hướng dẫn về việc thông tin tuyên truyền về BHXH. Do vậy, việc xây dựng thông điệp chủ yếu phụ thuộc vào định hướng của cơ quan chủ quản, lãnh đạo tòa soạn, bản lĩnh trị, nhận thức và kinh nghiệm của nhà báo.

Th hai, thông điệp chính sách BHXH nhiều nhưng chưa đa dạng, chưa thực sự hấp dẫn và có sự chênh lệch về nội dung và hình th c thể hiện.

Cả ba báo trong diện khảo sát chủ yếu tập trung thông tin về, giới thiệu các thông tư, nghị định, chính sách, các tin, bài tường thuật về các buổi hội thảo, hội nghị về chính sách BHXH. Những bài viết mang tính chất điều tra, phóng sự ít, bài viết nghiên cứu lý luận khá ít, điều này đã làm mất đi sự hấp dẫn của tờ báo.

Có sự chênh lệch lớn về thể loại báo chí khi thông tin về chính sách BHXH, trong đó đa phần tập trung thể loại tin, bài phản ánh, phỏng vấn, tường thuật. Các dạng bài như phóng sự, nghiên cứu lý luận chiếm tỷ lệ thấp, thiếu các bài viết chính luận đấu tranh, sắc bén, mới chỉ xuất hiện những bài viết phản ánh những mặt tốt,

mặt hay, còn ít những bài viết phóng sự điều tra về trục lợi bảo hiểm.

Nội dung các bài viết về chính sách BHXH chưa được toàn diện, đa số các bài viết mới dừng lại ở góc độ phản ánh vấn đề, sự kiện, chưa đi sâu phân tích, đánh giá và đề ra giải pháp.

Cách thức trình bày thông tin chưa thực sự lôi cuốn độc giả, thiếu tính hấp dẫn, nội dung thiếu sâu sắc, chưa đa dạng trong cách viết. Cách trình bày trên trang báo chưa sáng tạo, còn cứng nhắc, khuôn mẫu dẫn đến sự nhàm chán đối với độc giả. Hình ảnh minh hoạ chưa bắt mắt người xem, thường là ảnh chụp ở góc chính diện, đa số ảnh tĩnh, rất ít ảnh động.

Th ba, ba báo chưa quan tâm đến hoạt động đào tạo nghiệp vụ liên quan đến truyền thông chính sách BHXH.

Nội dung các bài báo về chính sáchBHXH đôi khi vẫn còn hạn chế và bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Việc truyền thông ở các cấp còn hạn chế, chưa góp phần mạnh mẽ nâng cao nhận thức của chủ sử dụng LĐ, NLĐ trong việc tham gia BHXH; khó khăn trong việc thường xuyên nắm bắt và cập nhật thông tin về chính sách pháp luật BHXH, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp sang thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT sửa đổi; có lúc còn thụ động; chưa theo dõi, nắm bắt kịp thời dư luận xã hội hoặc những phản ứng trái chiều của NLĐ và nhân dân liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH để chủ động giải đáp.

Đa số các tác giả viết bài các bài phân tích, bình luận, phản ánh trên ba báo đều là các tác giả đã có thâm niên trong nghề và cũng đã nhiều tuổi. Hiện nay, đội ngũ phóng viên tham gia viết các thể loại phân tích, bình luận, phản ánh đang thiếu những cây bút trẻ tiêu biểu, có khả năng viết mang tính tổng kết cao. Thực tế đó đặt ra cần giải quyết bài toán đào tạo phóng viên trẻ kế cận cho báo Bảo hiểm Xã hội.

Vẫn còn một số hạn chế, đó là sự phối hợp giữa các phòng ban trong các cơ quan chưa tốt, nhất là các phòng khối nội dung và kỹ thuật với nhau dẫn đến tình trạng: Một số bài viết thì nêu quá nhiều lý thuyết, trong khi ảnh thì chưa xử

lý theo đúng tinh thần của nội dung thông tin; Chưa có sự chia sẻ về tin bài phản ánh về nội dung giữa các phòng, ban dẫn đến nhiều khi chưa thống nhất nội dung trước khi đăng tải, nhất là những tuần, tháng có nhiều sự kiện, hay tuần ít sự kiện; Góc độ kỹ thuật chưa có sự phối hợp. Sử dụng công nghệ số trong sản xuất các tác phẩm và mô hình giao quyền tổ chức sản xuất cho các phòng, ban thì cần có qui chế trong phối hợp (chưa xây dựng được qui chế phối hợp ở các tòa soạn).

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

Về trình độ năng lực nghiệp vụ có thể nói, đội ngũ nhà báo ngành còn thụ động trong khai thác nguồn tin; chẳng hạn như trông chờ việc tìm kiếm thông tin vào người phát ngôn của các cơ quan, đơn vị. Do vậy, mặc dù ở cơ sở, sát với nguồn tin của sự kiện vừa xảy ra nhưng đôi khi vẫn không khai thác được nguồn thông tin một cách kịp thời, hiệu quả mà thực tế đây là lợi thế của mình.

Một thách thức khác nữa là khả năng làm chủ công nghệ của các nhà báo chưa thật sự tinh nhuệ. Vẫn còn ít nhà báo được đào tạo để ứng dụng công nghệ mới, như sử dụng các ứng dụng của máy tính bảng, điện thoại thông minh… vào hoạt động tác nghiệp. Hiện có không ít phóng viên báo in cảm thấy rất khó khăn khi sử dụng phương thức tác nghiệp bằng các phương tiện truyền thông mới trong đó có mobile, đơn giản vì họ quen lối viết cầu kỳ, chỉnh chu.

Phần lớn cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên trong các cơ quan báo tuy được đào tạo cơ bản, song chưa thường xuyên được cập nhật nghiệp vụ làm báo hiện đại. Điều kiện trang thiết bị để cán bộ, phóng viên, biên tập viên làm việc của các cơ quan báo chí đã được quan tâm đầu tư, song vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện hành nghề vẫn còn quá ít ỏi, hiện nay các nhà báo tác nghiệp chủ yếu vẫn “tự trang bị” là chính.

Mặt khác, mặt trái của kinh tế thị trường cũng tác động tới hoạt động của phóng viên, có tư tưởng tuyên truyền về những lĩnh vực khác mang lại “thu

nhập” cao hơn ngoài nhuận bút.

Cơ quan báo chí còn thiếu chủ động trong việc tham mưu, đề xuất cho cơ quan nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch truyền thông chính sách, xây dựng thông điệp hay để tác động mạnh mẽ tới người dân.

Những nguyên nhân khách quan

Thói quen của độc giả trên BMĐT là luôn luôn cập nhật thông tin liên tục nên đã tạo ra “sức ép” buộc các nhà báo thường phải “chiều” theo thói quen ấy. Điều này dẫn đến chỉ cần có thông tin mới về chính sách là nhà báo đăng tin bài ngay lập tức mà đôi khi thông tin đó chưa được nhìn nhận toàn diện, thậm chí là còn thiếu chính xác, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau thậm chí là cách hiểu “lệch” bản chất của chính sách, gây xáo động tâm lý xã hội. Điều đó không chỉ khiến xã hội thiệt hại về mặt kinh tế mà nguy hiểm hơn, công chúng, người dân mất niềm tin vào các chính sách của chính quyền.

Về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan báo chí đôi lúc còn chưa chủ động, phối hợp chưa chặt chẽ.

Do nguồn kinh phí ngân sách để công tư phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ làm báo hiện đại còn hạn chế, các cơ quan báo chí chưa có sự đầu tư xứng đáng để phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn về hình thức, giao diện báo..

Tiểu kết Chƣơng 2

Trong Chương 2, tác giả luận văn đã giới thiệu những nét khát quát về ba BMĐT: nhandan.org.vn, laodong.vn, baobaohiemxahoi.vn, từ đó, tác giả khái quát, đánh giá việc quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.

Đánh giá thực trạng quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên báo mạng điện tử ở Việt Nam, về cơ bản, các nội dung thông tin và thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên ba báo phong phú, đa dạng, hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu của công chúng với thông tin tổng hợp về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung, ngành BHXH nói riêng, phản ánh thực tế quá trình thực thi chính sách ảnh hưởng đến người dân. Các khảo sát cũng thẳng thắn chỉ ra những nhược điểm hạn chế của các thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.

Chỉ rõ những nguyên nhân của hạn chế trong quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên BMĐT Việt Nam là cơ sở để đề xuất giải pháp sát với thực tiễn ở Chương 3.

Chƣơng 3:

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH

BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Quản lý thông điệp truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát trên 3 báo mạng điện tử nhandan org vn, laodong vn, baobaohiemxahoi vn từ 72018 đến tháng 102019) (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)