Hoàn thiện các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường nước: Bổ sung quy định về quy hoạch BVMTN quốc gia, nội dung BVMTN trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; trách nhiệm lập quy hoạch BVMTN quốc gia, nội dung BVMTN trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; Quy định rõ quy hoạch BVMTN cần được bảo đảm thống nhất đồng bộ với quy hoạch và yêu cầu BVMT.
Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động môi trường nước: Để báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập có chất lượng, cần nghiên cứu ban hành các tiêu chí đánh giá chất lượng của báo cáo đánh giá tác động môi trường; Cần quy định cụ thể đâu là những đối tượng “chịu tác động trực tiếp bởi dự án”. Cần làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Cần phải chỉnh sửa lại các quy định pháp luật nhằm đảm bảo việc đánh giá tác động đến môi trường là tác động tổng hợp chứ không phải là tác động riêng lẻ theo từng dự án.
Hoàn thiện các quy định về xả thải chất thải vào nguồn nước: Các quy định về cấp phép xả thải và xử lý chất thải vào nguồn nước; Pháp luật về BVMTN cần hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải vào nguồn nước, đặc biệt Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn cần sửa đổi, bổ sung
Hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và các sự cố ô nhiễm môi trường nước: Sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực BVMT, trong đó bao gồm BVMTN;
Hoàn thiện của các quy định pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMTN; Các quy định pháp luật liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp liên quan đến việc BVMTN, bảo vệ các quyền về nước của công dân; Các quy định về sự cố ô nhiễm môi trường nước.
Hoàn thiện các quy định về công cụ kinh tế, nguồn lực cho bảo vệ môi trường nước: Bổ sung quy định về khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn TNN; nông nghiệp sinh thái; sản xuất và tiêu dùng bền vững; lối sống, hành vi ứng xử thân thiện với môi trường; bổ sung những ưu đãi mới đã có các văn bản dưới Luật; phân tách hoạt động BVMT được ưu đãi; hoạt động BVMT được hỗ trợ;
Hoàn thiện các quy định tính về thuế môi trường; đặt cọc - hoàn trả; quyền chuyển nhượng giấy phép phát thải; chi trả dịch vụ hệ sinh thái; tín dụng xanh; bảo đảm mức chi cho BVMTN không dưới 30%-40% tổng chi ngân sách nhà nước chi cho BVMT và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; Bổ sung các đối tượng phải thực hiện ký quỹ; quy định về mức ký quỹ và phương thức ký quỹ; bổ sung nội dung về quỹ về BVMTN. Hoàn thiện các quy định về quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nước của các tổ chức, cá nhân: Quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong BVMTN. Như ở trên đã đề cập, quy định pháp luật hiện hành còn có sự chồng chéo, chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, ngành trong BVMTN; Cần có quy định
nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng trong BVMTN;
Bổ sung, chỉnh sửa quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu phải gắn với phát triển bền vững, tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, hướng tới nền kinh tế các-bon thấp và tận dụng các cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.