3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi ở Việt Nam:
Sau khi nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực môi trường nước, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền môi trường như sau:
Một là, cần có sự cam kết từ Chính phủ trong việc bảo vệ quyền con người về môi trường, cam kết mạnh mẽ từ trung ương đến địa phương với việc thực hiện quyền con người về môi trường theo cách tiếp cận hệ thống và tổng hợp; quốc gia hóa các mục tiêu BVMTN và lồng ghép vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình phát triển của quốc gia. Chính phủ cần đưa ra các giải pháp tổng hợp, đó là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền môi trường; tăng cường năng lực quản lý và thực hiện các chính sách BVMTN; tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong việc BVMTN.
Hai là, cần huy động sự tham gia của các nhóm xã hội trong việc BVMTN, đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công đối với việc BVMTN. Việt Nam có hệ thống các tổ chức xã hội dân sự đa dạng bao gồm các nhóm xã hội chính, phần lớn có quy mô toàn quốc và có hệ thống tổ chức ở cấp cơ sở. Các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế, xã hội và BVMT; Nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho người dân có quyền được tham gia một cách tích cực, tự do và có ý nghĩa trong lập kế hoạch, ban hành quyết định, có tác động đến môi trường và phát triển.
Ba là, quy định nghiêm khắc hơn về các hình phạt đối với các chủ thể gây ÔNMT, đưa ra các điều khoản và chế tài đủ mạnh để răn đe đối với những hành vi gây ÔNMT. Hiện nay,
hình phạt đối với các hành vi gây thiệt hại đối với môi trường được quy định trong Bộ luật Hình sự mới chỉ áp dụng các biện pháp giáo dục, răn đe và chỉ xử lý bằng biện pháp hình sự đối với những trường hợp, hành vi có tính nguy hiểm cao đối với xã hội hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Việc quy định mức phạt quá cụ thể cũng dễ lạc hậu và nhiều khi không tương xứng với hành vi vi phạm.
Hiện nay, việc tính toán thiệt hại đối với các hành vi gây ô nhiễm là rất khó khăn, chúng ta chưa có quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá thực trạng ÔNMT. Mặc dù đã có Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 16/11/2009 quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, nhưng trong thực tế, khi những hành vi gây ÔNMT được phát hiện thì việc phối hợp xử lý giữa các cơ quan chức năng cũng rất lúng túng và chậm chạp, việc xử lý không triệt để. Một số vụ điển hình gần đây nhất có thể kể đến là: vụ thải chất độc hại ra sông Thị Vải, Đồng Nai của Công ty Vedan… Các vụ việc này, khi bị phát hiện rồi thì việc kiểm tra, đánh giá thực trạng ÔNMT còn chậm chạp, không hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sống trong môi trường trong lành của không những thế hệ hiện tại mà còn cả thế hệ tương lai. Do vậy, chúng ta cần nghiên cứu ban hành những văn bản pháp luật quy định cụ thể về cách tính thiệt hại, tiêu chí lượng giá thiệt hại và đặc biệt là quy trình đòi bồi thường thiệt hại do ÔNMT.
Bốn là, BVMTN và quyền được sống trong môi trường trong lành là vấn đề toàn cầu, một quốc gia không tự mình có thể giải quyết được, do vậy cần phải có sự kết hợp phát huy nội lực với hợp tác quốc tế. Cần chủ động và tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế đã ký kết; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đặc biệt là chuyển giao các công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; tìm kiếm sự giúp đỡ quốc tế nhằm BVMT toàn cầu; cần tích cực tham gia các diễn đàn, hoạt động BVMT và phát triển bền vững toàn cầu, mở rộng liên kết với cộng đồng quốc tế, hạn chế sự ô nhiễm do hoá chất và chất thải
nguy hại, BVMT biển và đa dạng sinh học để cùng ứng phó với biến đổi khí hậu, giữ gìn, bảo tồn Trái đất - ngôi nhà chung của nhân loại.
Năm là, cần nội luật hóa các quy định của công ước quốc tế nói chung và công ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực BVMT, đặc biệt là các công ước quốc tế về bồi thường thiệt hại. Việc chuyển hóa các quy định của công ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết được quy định cụ thể trong Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005.
Sáu là, cần nghiên cứu ban hành một đạo luật chuyên biệt về phòng, chống ô nhiễm dầu từ tàu biển, vì chúng ta đã có Luật Biển Việt Nam - lần đầu tiên nội luật hóa Luật quốc tế vào luật nước mình để xác định các vùng biển - từ đó sẽ cử ra cơ quan kiểm soát vùng biển của mình và sẽ làm gì khi có tranh chấp xảy ra. Có như thế, khi có ÔNMT xảy ra chúng ta mới có cơ sở để lượng giá tổn thất và tính toán thiệt hại để có cơ sở để đòi bồi thường thiệt hại.
Bảy là, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, thì vấn đề con người là yếu quyết định trong việc thực thi các chính sách pháp luật. Hiện nay đội ngũ lãnh đạo và cán bộ trong lĩnh vực BVMT chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết khi có sự cố xảy ra. Do vậy cần có sự quan tâm từ phía Nhà nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Các trường đại học ở Việt Nam hiện nay có rất ít trường mở mã ngành đào tạo chuyên sâu về môi trường, một số trường có mã ngành đào tạo, nhưng sinh viên lại không được trang bị nhiều kiến thức pháp luật về BVMT, quyền con người về môi trường, đặc biệt là những kiến thức chuyên sâu về luật quốc tế. Chính vì thế, khi có sự cố xảy ra thì những người được giao giải quyết công việc tỏ ra lúng túng, không giải quyết kịp thời, hiệu quả công việc chưa cao. Do vậy, cần đào tạo đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực BVMT nói chung, bảo vệ quyền môi trường để thực hiện quyền con người trong lĩnh vực môi trường
3.2.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước tại Việt Nam:
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam cần đảm bảo một số quan điểm cơ bản như sau:
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước cần hướng đến đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành của mọi người dân : Quyền sống trong môi trường trong lành là một quyền cơ bản của con người được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong nhiều văn kiện, công ước quốc tế, như: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948; Nghị quyết của Đại hội đồng Liệp hợp quốc năm 1962 về sự phát triển kinh tế và bảo vệ thiên nhiên, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội năm 1966.
Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước phải góp phần bảo đảm phát triển bền vững: Pháp luật về BVMTN phải thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm cùng với kinh tế, xã hội, các yêu cầu BVMTN phải ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển, là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước phải đảm bảo tính hợp hiến và tính thống nhất của hệ thống pháp luật: Để ban hành Pháp luật về BVMTN hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, thống nhất đòi hỏi phải rà soát và điều chỉnh để các quy phạm pháp luật không có sự chồng chéo hay mâu thuẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi hành quy định pháp luật của các cá nhân và tổ chức. Trên cơ sở đó, pháp luật về BVMTN được ban hành phải khắc phục triệt để các chồng chéo, xung đột pháp luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, toàn diện của hệ thống pháp luật về BVMTN, bổ sung các quy định mới nhằm tạo môi trường pháp lý đầy đủ, khả thi, thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan.
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước cần đảm bảo đồng bộ và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn: Việc hoàn thiện pháp luật về BVMTN cần đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc nhằm đảm bảo tính toàn diện; đồng bộ, thống nhất; phù hợp và ổn định tương
đối; công khai và dễ tiếp cận với mọi người; bảo đảm tính công bằng giữa các nhân và tổ chức.
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước cần phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên : Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế của thế giới và khu vực, trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương, như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu EU (EVFTA), Hiệp định khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA); Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc; Khu vực thương mại tự do ASEAN Hàn Quốc; Khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản...và các Hiệp định song phương, trong đó có những nội dung thể hiện các cam kết về môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường nước:
Hoàn thiện các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường nước: Bổ sung quy định về quy hoạch BVMTN quốc gia, nội dung BVMTN trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; trách nhiệm lập quy hoạch BVMTN quốc gia, nội dung BVMTN trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; Quy định rõ quy hoạch BVMTN cần được bảo đảm thống nhất đồng bộ với quy hoạch và yêu cầu BVMT.
Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động môi trường nước: Để báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập có chất lượng, cần nghiên cứu ban hành các tiêu chí đánh giá chất lượng của báo cáo đánh giá tác động môi trường; Cần quy định cụ thể đâu là những đối tượng “chịu tác động trực tiếp bởi dự án”. Cần làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Cần phải chỉnh sửa lại các quy định pháp luật nhằm đảm bảo việc đánh giá tác động đến môi trường là tác động tổng hợp chứ không phải là tác động riêng lẻ theo từng dự án.
Hoàn thiện các quy định về xả thải chất thải vào nguồn nước: Các quy định về cấp phép xả thải và xử lý chất thải vào nguồn nước; Pháp luật về BVMTN cần hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải vào nguồn nước, đặc biệt Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn cần sửa đổi, bổ sung
Hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và các sự cố ô nhiễm môi trường nước: Sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực BVMT, trong đó bao gồm BVMTN;
Hoàn thiện của các quy định pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMTN; Các quy định pháp luật liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp liên quan đến việc BVMTN, bảo vệ các quyền về nước của công dân; Các quy định về sự cố ô nhiễm môi trường nước.
Hoàn thiện các quy định về công cụ kinh tế, nguồn lực cho bảo vệ môi trường nước: Bổ sung quy định về khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn TNN; nông nghiệp sinh thái; sản xuất và tiêu dùng bền vững; lối sống, hành vi ứng xử thân thiện với môi trường; bổ sung những ưu đãi mới đã có các văn bản dưới Luật; phân tách hoạt động BVMT được ưu đãi; hoạt động BVMT được hỗ trợ;
Hoàn thiện các quy định tính về thuế môi trường; đặt cọc - hoàn trả; quyền chuyển nhượng giấy phép phát thải; chi trả dịch vụ hệ sinh thái; tín dụng xanh; bảo đảm mức chi cho BVMTN không dưới 30%-40% tổng chi ngân sách nhà nước chi cho BVMT và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; Bổ sung các đối tượng phải thực hiện ký quỹ; quy định về mức ký quỹ và phương thức ký quỹ; bổ sung nội dung về quỹ về BVMTN. Hoàn thiện các quy định về quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nước của các tổ chức, cá nhân: Quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong BVMTN. Như ở trên đã đề cập, quy định pháp luật hiện hành còn có sự chồng chéo, chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, ngành trong BVMTN; Cần có quy định
nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng trong BVMTN;
Bổ sung, chỉnh sửa quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu phải gắn với phát triển bền vững, tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, hướng tới nền kinh tế các-bon thấp và tận dụng các cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.
3.2.4. Giải pháp đảm bảo các điều kiện để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước: trường nước:
Nâng cao chất lượng ban hành văn bản pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, cơ quang ngang Bộ về bảo vệ môi trường nước:
Đối với Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt cải cách hành chính trong lĩnh vực BVMT, trong đó có BVMTN; Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ tiếp tục cải thiện chất lượng trình các dự luật, các dự thảo văn bản dưới luật về BVMTN.
Đối với Quốc hội: Cần tăng cường tính chuyên nghiệp trong hoạt động lập pháp, muốn vậy số lượng Đại biểu Quốc hội chuyên trách phải tăng lên; Cần đảm bảo các điệu kiện về nguồn lực tài chính, cơ chế, chính sách sử dụng chuyên gia nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng kiến lập pháp của Đại biểu Quốc hội;
Thành lập Hội đồng giám sát môi trường quốc gia trực thuộc Quốc hội, có nhiệm vụ giám sát độc lập đối với hoạt động BVMT nói chung và BVMTN nói riêng, trong đó giám sát độc lập đối với các báo đánh giá tác động môi trường của các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước.
Tăng cường pháp điển hoá pháp luật về BVMTN: Cần tiến hành pháp điển hoá các văn bản pháp luật về BVMTN. Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận với mọi người
của hệ thống pháp luật về BVMT nói chung và BVMTN nói riêng và cần phải xây dựng một hệ thống chỉ mục (index), sắp xếp các quy định hiện hành, theo các trật tự logic, thuận tiện cho việc tra cứu và dễ dàng cho việc áp dụng.
Đảm bảo việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước một cách nghiêm minh, hiệu quả: Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về BVMTN đồng thời giáo dục ý thức