2.2.1. Hệ thống pháp luật về BVMT của Singapore
Hệ thống cơ quan quản lý môi trường của Singapore
- Singapore Press Centre: lưu trữ các phương tiện truyền thông của Chính phủ Singapore về vấn đề quản lý môi trường
- Văn phòng chương trình về môi trường và nước công nghiệp (Environment and water industry programme office)
- Singapore bền vững: bao hàm các thông tin chiến lược quốc gia về phát triển bền vững ở Singapore, được soạn thảo bởi Ủy ban liên bộ về phát triển bền vững (IMCSD)
- Ban tiện ích công cộng (PUB)
- Cơ quan môi trường quốc gia (NEA) - Bộ phát triển quốc gia (MND)
- Cơ quan xây dựng (Building and Construction Authority)
- Cơ quan tái phát triển đô thị (Urban Redevelopment Authority) - Trung tâm thành phố (Centre for Livealbe Cities)
- Ban kỹ sư chuyên nghiệp (Professional Engineers Board) - Bộ Luật pháp (Ministry of Law)
- Ban thư ký biến đổi khí hậu quốc gia (National Climate Change Secretariat) - Cơ quan thị trường năng lượng (Energy Market Authority)
- Cơ quan quản lý đất đai Singapore (Singapore Land Authority) - SPRING Singapore Bộ Môi trường và Tài nguyên nước Singapore (MEWR) cam kết cung cấp cho người dân Singapore một môi trường sống chất lượng. Để đạt được mộtmôi trường sạch và xanh và một hệ thống để duy trì và bảo vệ nó, mục tiêu cuối cùng là môi trường bền vững lâu dài. Cùng với hai ban điều hành, Cơ quan Môi trường Quốc gia (NEA) và Cơ quan nước quốc gia (PUB), MEWR tiếp tục quản lý nguồn tài nguyên có hạn của Singapore và giải quyết những thách thức về môi trường bền vững của Singapore thông qua việc đổi mới, quan hệ
đối tác sôi nổi và hợp tác trên các lĩnh vực 3P - tư nhân, công cộng và con người.Sơ đồ tổ chức của MEWR
Hệ thống pháp luật BVMT ở Singapore
Singapore có một đạo luật khung tên là Luật Quản lý và Bảo vệ môi trường. Luật này được ban hành lần đầu năm 1999 và đã được sửa đổi một số lần, đáng kể nhất là vào năm 2002. Luật này tương đối lớn và đề cập nhiều vấn đề, bao gồm: các cơ quan nhà nước, công cụ cấp phép, kiểm soát ô nhiễm không khí, kiểm soát ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, chất thải nguy hại, kiểm soát tiếng ồn, bảo tồn năng lượng, và các biện pháp thực thi.
Bên cạnh đạo luật khung, Singapore còn ban hành một số luật khác về BVMT khác như Luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, Luật về hệ thống cống tiêu thoát nước, Luật về xuất, nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hại.
Ngoài ra, các quy định về BVMT cũng còn được thể hiện trong những đạo luật thuộc lĩnh vực khác. Có thể kể đến các đạo luật như: Luật Sức khỏe cộng đồng, Luật Chất thải, Luật Không khí sạch, Luật Nhà máy, Luật Hóa chất, Luật Dầu khí, Luật Giao thông...
Đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật về BVMT ở Singapore:
Vấn đề môi trường rất được chú trọng trong các văn bản pháp luật của Singapore. Trong văn bản điều chỉnh lĩnh vực khác, các quy định về BVMT cũng rất được chú trọng. Điều này khá khác biệt so với Việt Nam, khi mà các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác thường không có các quy định chi tiết về BVMT.
Công cụ cấp phép được sử dụng rất phổ biến. Pháp luật Singapore trao quyền rất lớn cho các cơ quan nhà nước can thiệp vào việc ra quyết định của doanh nghiệp và người dân. Luật Quản lý và Bảo vệ môi trường cho phép cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu bất kỳ một chủ dự án nào cũng phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và được cơ quan này phê duyệt trước khi xây dựng dự án. Hay Luật kiểm soát ô nhiễm về môi
trường quy định các hoạt động công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí đều phải được Bộ Môi trường cấp phép trước khi công việc được triển khai. Điều này có được do quy mô diện tích lãnh thổ quốc gia nhỏ cùng với nền tảng nhà nước trong sạch, với nền quản lý hành chính nhà nước tiên tiến, hiện đại, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ cao.
Các biện pháp chế tài nặng và xử lý triệt để, nghiêm túc cũng là điều đặc biệt ở pháp luật về bảo vệ môi trường tại Singapore. Singapore nổi tiếng nghiêm khắc về mặt thi hành pháp luật nói chung và trong lĩnh vực môi trường nói riêng. Pháp luật nước này quy định xử lý vi phạm pháp luật về môi trường với nhiều biện pháp xử lý khác nhau cho các mức độ vi phạm, từ dân sự, hành chính đến hình sự. Các hình thức xử lý vi phạm bao gồm phạt tù, phạt tiền, tạm giữ, tịch thu, lao động công ích bắt buộc. Trong đó, hình phạt tiền là phổ biến và được xem là công cụ hiệu quả trong việc tăng cường hiệu lực pháp luật về BVMT nhờ mức độ xử phạt rất cao.
Chế tài xử phạt vi phạm pháp luật BVMT:
Nhìn chung pháp luật Singapore quy định các mức hình phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường rất nặng, không chỉ bị phạt tiền, mà còn có thể bị tù. Chẳng hạn, Điều 277, Bộ luật Hình sự Singapore quy định: làm bẩn nước ở những con suối hoặc nơi chứa nước công cộng thì bị phạt tù đến 3 tháng hoặc bi phạt tiền đến 500 đôla Singapore hoặc bị áp dụng cả hai hình phạt. Điều 278, Bộ luật Hình sự Singapore quy định: Người nào tự ý làm bẩn không khí ở bất cứ đâu, gây độc hại cho sức khỏe con người thì bị phạt tiền đến 500 đôla Singapore.
Cũng giống như ở Thái Lan, Malaysia, các tội phạm môi trường ở Singapore chủ yếu được quy định trong các đạo luật chuyên biệt về bảo vệ môi trường, như Luật Y tế môi trường, Luật Kiềm soát việc xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh chất thải nguy hại. Điều 21, Luật Y tế môi trường sửa đổi, bổ sung năm 2008 quy định: người nào vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, người nào để bụi bẩn nguy hại cho công chúng trong quá trình xây dựng, người nào
xả chất thải từ phương tiện cơ giới nơi công cộng... thì sẽ bị cảnh sát bắt và truy tố trước Tòa án cấp quận hoặc Tòa án hòa giải để xử tội, có thể bị phạt tiền đến 50.000 đôla Singapore hoặc bị phạt tù không quá 1 năm, hoặc bị áp dụng cả hai hình thức trên. Nếu tái phạm thì bị phạt không quá 100.000 đôla Singapore và bị phạt tù 1năm.
Điều 25, 26, 27, Luật Kiểm soát việc xuất, nhập khẩu hoặc quá cảnh chất thải nguy hại năm 1998 quy định: người nào có hành vi nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh trái phép chất thải nguy hại mà là pháp nhân thì bị phạt tiền không quá 300.000 đôla Singapore, nếu là cá nhân thì bị phạt tiền không quá 100.000 đôla Singapore hoặc bị phạt tù không quá 2 năm hoặc bị áp dụng cả hai hình phạt trên.
Về Phục hồi và cải thiện môi trường Singapore:
Nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát phục hồi và cải thiện môi trường ở Singapore, một loạt các văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường được ban hành, bao gồm: Luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng (Luật này bao gồm các quy định về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi), Luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, Luật điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và hệ thống tiêu thoát nước dưới mặt đất, xử lý nước thải thương mại và các vấn đề liên quan, Luật điều chỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải khác. Pháp luật về môi trường của Singapore cũng đã đặt ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về môi trường với chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi, bao gồm phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế).
Có nhiều mức độ vi phạt tiền khác nhau, tuỳ thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra. Pháp luật về môi trường của Singapore cũng quy định phạt tiền một cách rất linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng, đó là việc cho phép người
vi phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ tự kết thúc mà không phải đưa ra Toà. Hình phạt tù là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan cố, khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản lợi nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn được các hành vi mà người đó gây ra.
Pháp luật về môi trường quy định về việc tạm giữ và tịch thu các công cụ, phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội. Ngoài ra, nếu trường hợp thực phẩm không phù hợp cho con người có thể bị tịch thu và tiêu huỷ theo Luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng và Luật về mua bán thực phẩm. Do tính cấp thiết của pháp luật về môi trường cho nên trong pháp luật về môi trường cũng đã trao cho Bộ Môi trường một số quyền hạn để thực thi các công việc khẩn cấp, nhằm thi hành ngay bất kỳ nhiệm vụ nào nếu nhiệm vụ đó là cấp bách đối với sự an toàn xã hội, sức khoẻ hay dịch vụ cộng đồng.
Phân loại, thu gom, xử lý chất thải:
Singapore là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng.
Phòng, chống ô nhiễm nước:
Singapore có một nét đặc thù là nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt vô cùng khan hiếm, hơn 80% lượng nước ngọt dành cho mục đích này phải nhập từ Malaysia. Chính phủ rất quan tâm đến việc ngăn chặn khả năng gây ô nhiễm các nguồn nước. Điều 12 của Đạo luật về thoát nước và kiểm soát ô nhiễm nước (Water Pollution Control and Drainage) định nghĩa “Nước nội địa bao gồm nước ở các sông, ngòi, bể chứa nước, hồ hoặc ao bất kể là tự nhiên hay nhân tạo". Một trong những đòi hỏi để đảm bảo giữ cho nước nội địa được trong sạch là tất cả nước thải từ bất kì hoạt động nào đều phải thải vào trong hệ thống cống thoát nước hoặc được xử lí hợp lí trước khi thải vào các nguồn nước nói trên. Mục 15 của đạo luật này quy định việc thải trực tiếp vào nguồn nước bất kì chất thải độc hại nào như hóa chất, dầu... lần đầu sẽ bị phạt tới 10.000S$ hoặc bị phạt tù tới 6 tháng. Lần vi phạm thứ hai hoặc tiếp theo sẽ bị phạt tù từ một tháng tới 12 tháng và phạt tiền đến 20.000S$.
Xử lý ô nhiễm nguồn nước Singapore:
Theo đó, Singapore là một trong số ít quốc gia Đông Nam Á đưa vấn đề nguồn cung cấp nước vào chiến lược phát triển tổng thể của nước này. “Đảo quốc sư tử” đưa ra các chính sách nhằm quản lý cả nguồn cung và nguồn cầu đối với nước, xây dựng quy hoạch dài hạn, đẩy mạnh thực hiện và kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch, khung pháp lý, quy định tái tạo nước sạch. Các khía cạnh khác cũng được tính toán kỹ lưỡng như sử dụng nguồn lao động, chất lượng, chi phí sản xuất và quản lý nước.
Singapore được công nhận là nhà tiên phong toàn cầu trong công nghệ xử lý nước, Cơ quan Nước quốc gia Singapore (PUB) đã ban hành Kế hoạch tổng thể về nước từ năm 1972, theo đó đưa ra một danh mục tài nguyên nước đa dạng. Có bốn nguồn cung cấp nước sạch hay còn gọi là “bốn vòi nước quốc gia” tại Singapore, bao gồm nước nhập khẩu từ Malaysia, nước mưa, nước tinh khiết lọc từ nước thải (Newater) và lọc từ nước biển.
Một trong những thành tựu đáng kể và góp phần lớn cho sự phát triển đô thị đó chính là công nghệ xử lý nước thải. Đây là một trong những bước tiến lớn đối với các quốc gia gần như cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, mà điển hình là Singapore.
Singapore đã có chính sách sử dụng nước hoàn toàn mới. Thu thập nước mưa là một trong những sáng kiến đầu tiên để tái tạo nước. Họ thu thập nước mưa từ 2/3 diện tích đất đai, tái chế nước thải.
Theo đó, quốc gia này đã thu thập nước mưa thông qua một mạng lưới cống dài 8.000 km, dẫn về 17 hồ chứa. Đến nay, họ đã thành công trong việc thu thập nước mưa từ hơn 65% diện tích đất đai.
Tuy nhiên, sự thay đổi khí hậu làm cho các nguồn nước tự nhiên trở nên không đáng tin cậy, “đảo quốc sư tử” này đang tập trung vào các dự án xử lý nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển. Singapore thu lại nước đã qua sử dụng từ hệ thống đường hầm thoát nước nằm sâu 60 mét dưới mặt đất. Từ năm 2000, nước này đã xây dựng 5 nhà máy xử lý nước thải thành nước sạch.
Năm 2003, dự án NEWater được giới thiệu, nói cách khác đó là một công nghệ tái tạo nước đã qua sử dụng bằng các các biện pháp như thanh lọc bằng bộ vi lọc, bộ thẩm thấu, khử trùng, khử bẩn bằng tia cực tím…
Tháng 5/2010, Singapore đã khai trương nhà máy hiện đại nhất và lớn nhất tinh chế nước đã qua sử dụng thành nước cho con người sử dụng và dùng trong các nhà máy. Nước dội toa lét hay dùng trong nhà bếp được thải qua một loạt hệ thống màng loại bỏ những chất bẩn để cho ra sản phẩm cuối cùng là nước đóng chai nhãn NEWater (nước mới).
Năm 2015, Singapore đã xây dựng một nhà máy với chương trình thử nghiệm phương pháp khử muối điện hóa, trong đó sử dụng điện trường để tách muối ra khỏi nước biển. Ước tính, nguồn nước ngọt đã được lọc từ biển cũng cung cấp khoảng từ 10% - 20% lượng nước cho quốc gia này.
Chính sách quản lý nhu cầu sử dụng nước:
Tạo ra và quản lý tốt nguồn cung cấp nước quan trọng nhưng đồng thời quản lý nhu cầu sử dụng nước cũng thiết yếu không kém. “Thực hiện chính sách quản lý việc sử dụng nước một cách toàn diện đã được tính toán kỹ lưỡng” là lời nhận xét của TS. Cecilia Tortajada - Phó giám đốc Trung tâm Quản lý Nước Thế giới thứ ba dành cho Singapore.
Đó là việc Chính phủ nước này đã đưa ra nhiều chính sách, kế hoạch thông minh nhằm nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nước, xây dựng ý thức tự quản và thực hành tiết kiệm cho mỗi người dân.
Không chỉ dừng ở biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động mỗi người dân nâng cao ý thức tiết kiệm nước, hành động cụ thể diễn ra ở mọi lúc mọi nơi. Đơn cử, trong cách tính