Các giải pháp thiết kế phòng chống cháy cho các công trình nhà

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu lửa của các cấu kiện thép chịu lực được bọc bảo vệ ứng dụng cho các công trình nhà tại việt nam (Trang 26 - 27)

Ở Việt Nam hiện nay, các giải pháp thiết kế phòng chống cháy cho các công trình nhà được chia thành ba loại:

- Các giải pháp về kiến trúc: biện pháp này đề ra những quy định rất nghiêm ngặt từ công tác quy hoạch mặt bằng xây dựng đến công tác thiết kế kiến trúc trong công trình, phụ thuộc nhiều vào chức năng sử dụng của công trình, địa điểm xây dựng và

điều kiện khí hậu, thông gió.

- Các giải pháp về kỹ thuật: bằng việc áp dụng công nghệ cao trong việc thiết kế đồng bộ hai hệ thống kỹ thuật là hệ thống phòng cháy và hệ thống chữa cháy, các biện pháp này đang được xem là có hiệu quả nhất. Hai hệ thống này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ việc ngăn chặn nguồn cháy, phát hiện đám cháy đến việc tổ

chức một quy trình dập tắt đám cháy có tính hệ thống cao.

- Các giải pháp về kết cấu: hình thức bọc hệ kết cấu chịu lực bằng các vật liệu cách nhiệt được ứng dụng rộng rãi nhất. Các đặc điểm nổi bật của hình thức này là dễ cấu tạo theo hình dạng của tiết diện chịu lực; độ an toàn và độ tin cậy cao (có thể

bảo vệ kết cấu chịu lực chống lại các tác động của ngọn lửa, mặt khác ít bị ăn mòn, ít bị bong hay nứt vỡ dưới tác động của môi trường xung quanh... trong quá trình lắp dựng, sử dụng và khi chịu lửa).

Đối với kết cấu thép là dạng vật liệu chịu nhiệt kém, các hình thức bọc tăng cường khả năng chịu lửa cho kết cấu thép đã trở nên rất thông dụng. Có rất nhiều các dạng vật liệu cách nhiệt khác nhau đã được sử dụng như bê tông chịu nhiệt, thạch cao chống cháy, vữa chống cháy, sơn chống cháy,... và tương ứng là các hình thức bọc khác nhau. Thực tế cho thấy các dạng vật liệu này đều cho hiệu quả cách

nhiệt cao, tuy nhiên đối với các công trình nhà (đặc biệt là nhà cao tầng) thì bê tông cách nhiệt chưa phải là giải pháp tối ưu, vì làm cho tăng trọng lượng của hệ kết cấu thép chịu lực chính, ảnh hưởng đến nền móng. Sơn chống cháy là dạng vật liệu có tính chất hóa học thay đổi trong quá trình chịu lửa, dẫn đến những khác biệt về

phương pháp nghiên cứu. Trong phạm vi của luận án, các hình thức là bọc bằng thạch cao chống cháy và vữa chống cháy được nghiên cứu cụ thể, đây cũng là hai hình thức có trọng lượng nhẹ (khi so sánh với trọng lượng của bê tông cách nhiệt) nên không làm ảnh hưởng đến giải pháp kết cấu và giá thành tương đối hợp lý (khi so sánh với giá thành của các cấu kiện chịu lực chính và giải pháp sơn chống cháy).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu lửa của các cấu kiện thép chịu lực được bọc bảo vệ ứng dụng cho các công trình nhà tại việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)