Các cấu kiện khi được tính toán theo yêu cầu chống cháy đều phải thỏa mãn theo ba tiêu chuẩn sau [34,35]:
- Tiêu chuẩn về tính toàn vẹn (E): các vết nứt, các lỗ hổng không được phép xuất hiện trong kết cấu vì chúng có thể cho nguồn lửa hay khí nóng truyền qua.
- Tiêu chuẩn về cách nhiệt (I): nhiệt độ trên bề mặt của các cấu kiện riêng biệt không trực tiếp tiếp xúc với lửa không được vượt quá nhiệt độ tới hạn.
- Tiêu chuẩn về khả năng chịu lực (R): các cấu kiện phải đảm bảo khả năng chịu lực trong suốt thời gian chịu lửa yêu cầu.
Về nguyên tắc tính toán, khi kểđến cả ba tiêu chuẩn này, các số liệu kết quả thu
được được xử lý theo ba cách sau:
- Thời gian chịu lửa thiết kế cho kết cấu phải lớn hơn thời gian chịu lửa mà thực tế yêu cầu tfi,d≥ tfi
- Tại một thời điểm t cho trước trong điều kiện chịu lửa, khả năng chịu lực của kết cấu phải lớn hơn tải trọng thực tế tác dụng lên nó Rfi,d,t≥ Efi,d,t
- Nhiệt độ tới hạn của kết cấu theo thiết kế phải lớn hơn nhiệt độ mà kết cấu đạt tới trong điều kiện chịu lửa thực tế qcr,d ≥q
Về phương pháp thực hiện, tùy thuộc vào trạng thái làm việc của cấu kiện và công năng sử dụng của công trình mà có thể sử dụng một trong ba phương pháp sau:
- Phương pháp tính toán đơn giản hóa: đây là phương pháp tính nhanh gọn, các công thức xác định nhiệt độ tới hạn, thời gian chịu lửa tới hạn, khả năng chịu lực tới hạn của cấu kiện đều được thực hiện khi xem nhiệt độ là phân bốđều trên toàn tiết diện tại một thời điểm cho trước, áp dụng cho các cấu kiện điển hình.
- Phương pháp tra bảng, tự động hóa quy trình tính đơn giản, kết quả được thể
hiện thông qua các bảng tra dữ liệu, áp dụng cho các cấu kiện điển hình.
- Phương pháp tính toán hiện đại, xét đồng thời sự thay đổi của rất nhiều các thông số cơ - nhiệt theo nhiệt độ và thời gian. Đây là phương pháp phức tạp, có thể đánh giá sự làm việc của những cấu kiện riêng biệt, một phần của hệ kết cấu hay cả
một kết cấu tổng thể.