Vật liệu vữa chống cháy

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu lửa của các cấu kiện thép chịu lực được bọc bảo vệ ứng dụng cho các công trình nhà tại việt nam (Trang 32 - 34)

Vữa chống cháy có thành phần hóa học chính là các chất khoáng tự nhiên, xi măng và các chất phụ gia hoạt tính, được thi công bằng phương pháp phun khô hoặc trát hoặc đổ ghép cốp pha. Các phương pháp này thi công tương đối nhanh, lại không gặp phải những vấn đề khó khăn khi cố định các tấm panel, tấm tường, tấm sàn cứng xung quanh các chi tiết liên kết phức tạp. Chúng thường được ứng dụng tại những vùng cấu kiện bị khuất, không quá đề cao vai trò của yếu tố thẩm mỹ.

(a) Thi công bằng phương pháp phun b) Thi công bằng phương pháp trát

c) Lắp lưới thép gia cường trước khi thi công vữa chống cháy Hình 1.6. Thi công vữa chống cháy

Sau khi thi công, vữa chống cháy tạo nên một lớp phủ rắn, có khả năng chịu

được sự tác động nhiệt của các đám cháy nhiên liệu có cường độ cao, đặc biệt là dạng lửa phun. Tuỳ theo yêu cầu điều kiện sử dụng có thể chọn lựa các mác vữa chống cháy thích ứng với bề mặt phức tạp khác nhau, các góc cạnh của kết cấu và có khả năng chống giãn nở rất tốt.

Khác so với thạch cao, vữa chống cháy chỉ có một hình thức bảo vệ duy nhất là bọc theo chu vi của cấu kiện. Về phương thức hình thành hệ vật liệu phủ chống cháy, vữa chống cháy có thể bám dính trực tiếp lên bề mặt kết cấu thép hoặc có thêm lưới thép gia cường. Độ dày tối thiểu của một lớp vữa bám dính trực tiếp là 14mm, của lớp vữa có lưới thép gia cường là 50mm. Trong các tính toán truyền nhiệt, độ dẫn nhiệt của vữa chống cháy có thể thay đổi từ 0,15-0,25 W/mK [10]. So với thạch cao chống cháy, vữa chống cháy phù hợp cho các công trình công nghiệp có quy mô lớn, thời gian chịu lửa dài hơn. Các sản phẩm vữa chống cháy phổ biến trên thị trường Việt Nam là các thương hiệu vữa Cemgum, Vermiculite, Esscoat, Isolatek,....

Hình 1.7. Thi công bọc vữa chống cháy cho cột thép (Tổ hợp hóa dầu Long Sơn)

Có thể kể ra một số công trình xây dựng ở Việt Nam đang sử dụng vữa chống cháy:

- Dự án sản xuất polypropylene và kho chứa dầu khí mỏ hóa lỏng Hyosung (Bà Rịa Vũng Tàu): bọc vữa chống cháy bảo vệ kết cấu thép, thời gian chịu lửa 150 phút.

- Dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa Vũng Tàu): bọc vữa chống cháy bảo vệ kết cấu thép, thời gian chịu lửa 150 phút.

- Nhà máy Hyosung Financial System Vina (Bắc Ninh): bọc vữa chống cháy hệ ống gió nhà xưởng, thời gian chịu lửa 120 phút….

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu lửa của các cấu kiện thép chịu lực được bọc bảo vệ ứng dụng cho các công trình nhà tại việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)