Độ hòa tan: Khả năng hòa tan của Alginate trong nước bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố (pH của dung môi, lực liên kết ion và sự tồn tại của các ion trong dung dịch). Lực liên kết ion trong dung dịch làm ảnh hưởng đến các tính chất liên quan đến cấu trúc polymer, độ nhớt và độ hòa tan. Alginate tạo gel khi có sự hiện diện của các cation hóa trị hai như Ca+2, Sr+2 và Ba+2. Độ hòa tan của Alginate phụ thuộc vào trạng thái của các nhóm acid cacboxylic [26]. Khi kết hợp với các cation hóa trị một như Na+, K+, NH4+, Alginate tan trong nước tạo thành các dung dịch có độ nhớt cao. Sodium Alginate là một ví dụ điển hình của dạng muối đơn hóa trị của Alginate, có khả năng hòa tan trong nước cao, làm tăng độ nhớt của dung môi khi hòa tan và được sử dụng trong nhiều ứng dụng [27].
Độ nhớt: Alginate là một polymer mạch thẳng có độ nhớt được xác định
bởi trọng lượng phân tử, độ cứng và độ mở rộng của chuỗi polymer [23]. Các
dung dịch Alg nói chung có độ nhớt cao do cấu dạng cồng kềnh của phân tử, làm cho Alginate có thể tích thủy động lực học lớn và có khả năng tạo thành
dung dịch nhớt. Do tính chất đa cực của phân tử, độ nhớt của Alg phụ thuộc lực liên kết ion của dung dịch. Khi lực liên kết ion cao, phân tử có dạng ít chuỗi dài và có độ nhớt thấp hơn [25].
Khả năng tạo gel: Alginate có thể điều chế hydrogel từ dung dịch Alginate bằng cách kết hợp dung dịch với các chất liên kết ngang ion như các cation hóa trị hai (Ca2+). Các cation hóa trị hai này chỉ liên kết với các khối G của chuỗi Alginate, vì cấu trúc của các khối G cho mức độ phối trí cao. Các khối G của một polymer sau đó tạo thành các điểm nối với các khối G khác
của các polymer liền kề tạo thành cấu trúc gel [28]. Ngoài khối G, các khối
MG cũng tham gia, tạo thành các mối nối yếu. Do đó, Alginate có hàm lượng G càng cao tạo ra gel càng mạnh. Ái lực của các Alginate đối với ion hóa trị 2 giảm dần theo thứ tự sau: Pb> Cu> Cd> Ba> Sr> Ca> Co, Ni, Zn> Mn. Ca2+
là cation được sử dụng phổ biến nhất để tạo gel Alginate [26]