CS -F127 được tổng hợp dựa trên phản ứng tạo nhóm carbamate thông qua liên kết cộng hóa trị giữa nhóm carbonate (NPC-F127-OH) và nhóm
amino (NH2) của chitosan.
Hình 3.4. Phổ 1H-NMR của copolymer ghép CS -F127
Phân tích kết quả 1H-NMR (hình 3.4) của vật liệu ghép cho thấy bên cạnh sự biến mất của các tín hiệu cộng hưởng do proton của NPC (δ = 7,39 ppm và 8,27 ppm), các chuyển dịch hóa học của proton có trên glucosamine
(đơn vị acetyl CH3C(O)- và đơn vị deacetylated) của chitosan tại δ= 1,98 ppm
(h1), δ= 2,84 ppm (h2) và δ= 4,62 ppm (h3). Bên cạnh đó, tín hiệu cộng hưởng của proton Pluronic tại chuyển dịch hóa học δ= 1,03 (ha), đặc trưng
của proton trên nhóm methyl của phân tử pluronic vẫn xuất hiện trên phổ 1H
CS
NPC-F127-OH
CS-F127
phân tích 1H-NMR cho thấy đã thành công trong việc tạo ra vật liệu ghép CS -
F127 thông qua trung gian p-NPC.
4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500
Tần số (cm-1)
Hình 3.5. Kết quả phổ FTIR của CS-F127 (1:15)
Kết quả FTIR (Hình 3.5) cho thấy đặc điểm dải phổ của chitosan chuẩn ở số sóng 3368 cm-1 là do dao động giãn của liên kết OH, 1559 cm-1 là dao
động liên kết NH, tín hiệu này cũng xuất hiện trong dải phổ CS-F127(1:15)
ở số sóng 3491 cm-1 dao động liên kết O-H, 1468 cm-1 dao động liên kết N-H.
Dao động của các liên kết trong dải phổ F127-OH cho thấy ở số 2886
cm- 1 là dao động giãn của liên kết CH trong phân đoạn PEO của Pluronic
F127. Dao động giãn ở số sóng 1111 cm-1 do dao động liên kết CO đặt trưng
của Pluronic F127. Các tín hiệu này cũng xuất hiện ở dải phổ CS-F127 ở số sóng 2890 cm-1 là dao động giản của liên kết CH. Dao động ở bước sóng
1112 cm-
1 do dao động giãn của liên kết CO. Tín hiệu khoảng 1571 cm-1 đặc trưng
cho dao động biến dạng –NH của nhóm amine trong CS, tuy nhiên trong phổ đồ của CS-F127 không có tín hiệu ở vị trí này có thể do nhóm amine của CS
đã được liên kết với F127 tạo thành nhóm amide I có vân hấp thụ khoảng 1650
cm-1 [79], Tóm lại, dữ liệu phổ FT-IR cho thấy các vân phổ phù hợp với các nhóm chức trong công thức cấu tạo dự kiến của copolymer ghép.
Dựa vào dữ liệu phổ FT-IR, 1H-NMR và so sánh với các tài liệu tham
khảo, chứng tỏ rằng đã tổng hợp thành công hệ copolymer ghép CS-F127 3.2. KẾT QUẢ TỔNG HỢP HYDROGEL NHẠY NHIỆT ALG -F127
3.2.1. Kết quả tổng hợp Na-Alg-Cys
Để tạo các nhóm amine trên mạch Natri Alginate (Na-Alg) cho phản ứng với NPC-F127-OH, cystamine được sử dụng như tác chất. Cystamine còn có cấu trúc 2 nhóm NH2, một nhóm tạo liên kết với nhóm carboxylate có trên
Alg trong khi còn dư một nhóm NH2 tự do để tạo liên kết với NPC-F127-OH.
Một nghiên cứu về vết thương gây bởi sưng năm 1984 [80], cho thấy việc
tiêm cystamine vào bắp đùi thỏ bị gây tổn thương đã làm giảm thời gian của phản ứng viêm và thúc đẩy hoạt động của đại thực bào và thúc đẩy quá trình biệt hóa của nguyên bào sợi làm tăng cường quá trình tổng hợp collagen do đó vết thương được điều trị bằng cystamine lành sớm hơn so với lô chứng 4-5
ngày. Năm 2012, nghiên cứu của nhóm Toshio Fujisawa [68] đã chỉ ra rằng
cystamine có tác dụng ức chế hoạt động của Matrix Metalloproteinases (MMP, men tiêu hủy cấu trúc nền). MMPs còn ngăn cản nguyên bào sợi sản
sinh mới collagen, elastin... khiến cấu trúc nền không được phục hồi [81]. Do
đó, cystamine thích hợp cho nghiên cứu này.
Phổ FTIR của Na-Alg (Hình 3.6) xuất hiện dãy hấp thu với cường độ
mạnh ở bước sóng 3411 cm-1, đặc trưng cho sự dao động giãn nhóm của –OH,
bên cạnh là dãy có cường độ yếu hơn nhiểu tại các bước sóng 2923cm-1 ứng
với dao động giãn đối xứng của chuỗi CH2. Trên phổ còn xuất hiện hai tín
hiệu ở bước sóng 1619 cm-1 và 1412 cm-1, chứng minh sự hiện diện của dao
động giãn đối xứng và bất đối xứng của nhóm carboxylate [82]. Ngoài ra
trong vùng 1294–815cm-1 xuất hiện một số dao động của nhóm chức ether C-
O-C và C-C trong liên kết glucoside [83]. Mũi dao động tại 815 cm-1 và 890
cm-1 chứng tỏ sự hiện diện của mannuronic trong mẫu Na-Alg. Mũi dao động
tại 1294cm-1 1037cm-1 đặc trưng của vòng pyranose của guluronic [84, 85]. Sau khi gắn
Cys
Na-Alg Na-Alg-Cys
cystamine lên mạch, có sự giảm cường độ của giao động cùng với sự dịch
chuyển của tín hiệu nhóm carboxylate xuống 1634cm-1 và 1468 cm-1. Chứng
tỏ sự hình thành liên kết amide rút điện tử gây ảnh hưởng đến nhóm COO- alginate. Đặc biệt trên phổ gắn cystamine có sự xuất hiện 1 dao động dãn nối
ở bước sóng 1700cm-1 tương ứng với tín hiệu của N-C=O của nhóm amide I
[86] Việc ghép cystamine còn thay đổi cường độ hấp thụ của các dao động nối của guluronic acid và của mannuronic acid. Các dảy phổ trong vùng từ 1320
đến 780 cm-1 gây ra bởi dao động của liên kết C-O và C-C, từ tỉ lệ cường độ
các dải, có thể dự đoán tương đối tỉ lệ G/M [85]. Cường độ lớn của các dãy tại
1294 cm-1 và 1037 cm-1 cho biết hàm lượng G cao. Trong khi đó, hàm lượng
M nhiều hơn, tương ứng với cường độ mạnh của các dải tại, 815, 890 cm-1. So
sánh tỉ lệ các dải phổ trên cho thấy, sau khi gắn cys cường độ tín hiệu tại 1037
bị chuyển dịch xuống vùng dưới 1112 cm-1, trong khi cường độ các tín hiệu tại
815 cm-1 và 890cm-1 trở nên rõ nét, chứng tỏ hàm lượng M cao trong phổ ghép
cao hơn, như vậy hầu hết cystamine được gắn chủ yếu trên nhóm carboxylate của guluronic acid.
4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500
Tần số (cm-1)
Hình 3.6. Phổ FT-IR của Na-Alg, Cys và Na-Alg-Cys tổng hợp sử dụng EDC/NHS/Cys
Phổ 1H-NMR của Na-Alg-Cys (Hình 3.7) cho thấy tín hiệu cộng hưởng ở
5,05ppm và 4,45ppm là của proron ở C-1 của đơn vị guluronate (H-1-G) [87]
và mannuronate (H-1-M) [88, 89]. Bên cạnh đó, phổ Na-Alg-Cys còn xuất
hiện các tín hiệu cộng hưởng ở 4,93 ppm và 4,20 ppm tương ứng lần lượt với
proton ở C-5 của đơn vị guluronate (H-5-G) và mannuronate (H5-M) [90].
Trong khi H-5 của các đơn vị guluronate trong khối GG (H-5-GG) cho tín hiệu cộng hưởng ở 4,37 và các tín hiệu cộng hưởng ở 4,45 và 4,68 là của H-1 của đơn vị mannuronate và H5 của đơn vị guluronate trong các đơn vị thuộc khối GM (H- 1-M+ H-5-GM). Bên cạnh các tín hiệu đặc trưng của Na-Alg,
phổ 1H-NMR xuất hiện tín hiệu mới ở 3,4ppm và 3,1ppm, 2 tín hiệu đặc trưng
của proton có trên phổ 1H-NMR của Cystamine. Đối chiếu với phổ 1H-NMR
của cystamine tự do và các công bố về phổ Na-Alg [82, 89], tín hiệu proton
tại 2,97ppm không thuộc về của 2 thành phần cấu thành nên nó. Tín hiệu này có thể được sinh nhờ sự hình thành do sự amide hóa của nhóm carboxylate.
Như vậy, thông qua đánh giá cấu trúc bằng 1H-NMR và FT-IR, sản phẩm Na-
Alg-Cys được tổng hợp thành công.
Hình 3.7. Phổ 1H-NMR của Na-Alg-Cys trong dung môi D2O.
3.2.2. Kết quả tổng hợp Alg -F127
Alg-F127
Na-Alg-Cys
NPC-F127-OH
đã hoạt hóa giống với quy trình đã tổng hợp CS-F127. Cấu trúc hóa học của
hợp chất được xác định thông qua phổ FT-IR và 1H-NMR trong môi trường
nước. Trên phổ FT-IR của Alg-F127 các mũi dao động đặc trưng của Na-Alg, cys và F127 đều xuất hiện. Tần số hấp thụ của dao động NH và C=O trong liên kết amide được thể hiện rõ ràng hơn trong phổ ghép. Đặc biệt sự xuất
hiện tín hiệu hấp thụ mạnh của amide I và II ở số sóng 1600 đến 1700 cm-1.
Độ hấp thu của tín hiệu đặc trưng cho mannuronic acid dường như không có
sự thay đổi đáng kể, tuy nhiên các tín hiệu của guluronic acid tại 1294cm-1có
sự chuyển dịch sang vùng trên 1281cm-1. Mũi 1241 cm-1 cũng xuất hiện trên
phổ ghép những với độ sắc nét và rõ ràng hơn khi so sánh với phổ Na-Alg- Cys. (Hình 3.8).
4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500
Tần số (cm-1)
Hình 3.8. Phổ FT-IR của Alg-F127 (1:10)
Sau khi ghép F127 lên, tín hiệu cộng hưởng của proton trên guluronate (H-1-G) và mannuronate (H-1-M) xuất hiện với cường độ rất thấp, do sự phản chắn mạnh nhất của hai nguyên tử oxi kề với chúng và sự phản chắn bởi
nguyên tử oxi từ liên kết trục (axial) là mạnh hơn từ liên kết xích đạo (equatorial) sau
khi được ghép với Pluronic F127. Chỉ còn tín hiệu của proton trên mannuronic acid, MH5, MH4 và MH3 xuất hiện trên phổ cộng hường từ tại
các vị trí 3,73ppm, 3,71ppm và 3,9 ppm như trong Hình 3.9 [90]
Hình 3.9. Phổ 1HNMR của Alg-F127
Ngoài các tín hiệu đặc trưng của Na-Alg-Cys, phổ còn cho thấy tín hiệu
ở trường mạnh δ =3,64 ppm tương ứng với proton của –CH2CH2– thuộc chuỗi
PEO của pluronic.
Dựa vào dữ liệu phổ FT-IR, 1H-NMR và so sánh với các tài liệu tham
khảo, chứng tỏ rằng đã tổng hợp thành công hệ copolymer ghép Alg-F127. 3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ POLYMER LÊN NHIỆT ĐỘ TẠO GEL
3.3.1. Kết quả khảo sát đặc tính nhạy nhiệt của copolymer ghép CS- F127 Bảng 3.1. Khảo sát nhiệt độ tạo gel của copolymer ghép và khả năng
chuyển đổi từ gel sang dung dịch và ngược lại.
F1 ( 1:1) 0,25 0,25g -- -- -- -- -- F2 (1:2) 0,25 0,5g -- -- -- - + F3 (1:3) 0,25 0,75g -- -- -- + + F4 (1:4) 0,25 1g -- -- -- + + F5 (1:5) 0,25 1,25g -- -- + ++ + F6 (1:10) 0,25 2,5g -- -- ++ ++ ++ F7 (1:15) 0,25 3,75g -- -- +++ +++ +++ F8 (1:20) 0,25 5g -- + +++ +++ +++
(---: không có khả năng tạo gel; +: tạo gel yếu; ++: tạo gel khá tuy nhiên gel chưa đặc lại hoàn toàn; +++: tạo gel tốt, gel đông đặc không chảy khi đặt nghiêng)
Hình 3.10. Chuyển hóa sol-gel của các dung dịch CS-F127 ở 10 °C va 37 °C Đặc tính nhạy nhiệt của dung dịch copolymer ghép CS-F127 được
nghiên
cứu bằng phương pháp đảo ngược ống nghiệm và kết quả được thu nhận vào bảng 3.1. Tất cả các mẫu được đặt trong bể nhiệt có nhiệt độ từ 4 °C đến 90 °C khoảng 1 phút, sau đó quan sát khả năng chảy của dung dịch trong ống để xác định trạng thái của vật liệu. Như kết quả trình bày trong bảng 3.1, mẫu F1
không cho thấy có sự thay đổi trạng thái trong khoảng nhiệt độ thử nghiệm. Khi nồng
độ Pluronic tăng lên 200 % so với trọng lượng chitosan (mẫu F2), khi ống mẫu đặt trong bể nhiệt 30-50 °C, độ nhớt của dung dịch tăng làm cản trở quá trình chảy. Hàm lượng pluronic F127 càng tăng, nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ chảy của dung dịch mẫu càng giảm. Tuy nhiên, từ mẫu F2 đến F6 khả năng tạo gel vẫn chưa đáp ứng yêu cầu tạo thành màng gel rắn không chảy khi đặt nghiêng (Hình 3.10).
Mẫu F7 và F8 có gel hình thành tốt ở nhiệt độ của cơ thể con người (30- 40 °C), tuy nhiên mẫu F8 với tỷ lệ chitosan/ pluronic là 1:20 cho thấy gel có thể hình thành ở nhiệt độ 25 °C. Như vậy, nhiệt độ tạo gel càng thấp khi tăng hàm lượng pluronic F127. Bên cạnh đó, khi giảm nhiệt độ, mẫu gel này cho thấy sự thoái biến bởi nhiệt. Đặc tính đảo ngược trạng thái sol-gel theo nhiệt độ môi trường của gel này cho thấy tiềm năng trong việc nghiên cứu tạo lớp màng polymer sinh học. Kết quả khảo sát chuyển trạng thái sol-gel theo nồng độ và nhiệt độ (Hình 3.11) cho thấy mẫu F7 có thể tạo gel ở nồng độ copolymer khá thấp (trên 10 % wt/v) tại khoảng nhiệt độ 32-37 °C. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi thay môi trường nước bằng đệm PBS hay môi trường nuôi cấy tế bào DMEM cũng không ảnh hưởng đáng kể đến nhiệt độ chuyển pha của 2 hệ dung dịch polymer F7 và F8. Cả 2 hệ polymer trên đều có điểm tan gel ở trên 50 °C nên rất thích hợp cho các mục đích ứng dụng
trong y sinh học.
Hình 3.11. Đồ thị thể hiện sự tương quan của nồng độ copolymer (%wt/v) và nhiệt độ lên quá trình chuyển pha sol-gel
So sánh giữa mẫu F7 và F8 không có sự khác biệt, trong khi đó càng tăng tỷ lệ ghép, lượng chitosan giảm, lượng F127 tăng, cơ lý của vật liệu bị ảnh hưởng, khả năng kháng khuẩn từ chitosan giảm và thời gian giảm cấp nhanh. Từ kết quả thu được chúng tôi lựa chọn mẫu F7 = CS-F127 (1 :15) làm các nghiên cứu tiếp theo.
3.3.2. Kết quả khảo sát đặc tính nhạy nhiệt của copolymer ghép Alg- F127 Sự chuyển pha của dung dịch Alg-F127 được nghiên cứu bằng phương pháp đảo ống nghiệm. Các Alg-F127 được điều chế với các tỷ lệ pluronic F127 khác nhau từ 5, 7, 10, 15 và 20 lần so với trọng lượng của Na-Alg-Cys. Theo đó các mẫu được đặt tên tương ứng như sau: Alg-F127 (5), Alg-F127 (7), Alg- F127 (10), Alg-F127 (15), Alg-F127 (20). Các mẫu dung dịch Alg-F127 đều cho kết quả chuyển pha phụ thuộc vào nhiệt độ và hàm lượng Pluronic có trong mẫu. Theo sơ đồ chuyển pha (Hình 3.12) cho thấy sự chuyển pha phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ, khi tăng nồng độ polymer, quá trình tạo gel diễn ra ở nhiệt độ thấp hơn. Đối với các mẫu Alg-F127 có nồng độ thấp hơn 8 %wt/wt thì chỉ hiện tượng tăng độ nhớt dẫn đến quá trình chảy của dung dịch trong ống bị cản trở khi tăng nhiệt độ, và dòng chảy dung dịch polymer trở lại bình thường khi nhiệt độ giảm về dưới 10 °C, tuy nhiên không có hiện tượng tạo thành khối đặc được ghi nhận trong tất cả khoảng nhiệt độ khảo sát. Điều đó có thể là do sự liên kết của vùng kỵ nước PPO trong các chuỗi Alg-F127 chưa đủ để tạo được mạng lưới không gian 3 chiều liên tục để giữ được nước trong vùng không gian ưa mước. Khi tăng nồng độ lên wt/wt 8%, trạng thái ngừng chảy của dung dịch trong ống nghiệm xảy ra. Hiện tượng này cũng được quan sát thấy ở các mẫu Alg-F127 (10), Alg-F127 (15) và Alg-F127 (20). Các mẫu gel hình thành trở nên cứng hơn khi nhiệt độ thử nghiệm tăng dần trong khoảng 40-50 °C. Ở những mẫu có hàm lượng Pluronic F127 thấp
hơn như Alg-F127 (5), sự tạo thành gel xảy ra khi nồng độ của mẫu tối thiểu ở 13 wt/wt% và diễn ra ở nhiệt
độ trên 35°C. Đặc biệt, cùng hàm lượng Pluronic F127, mẫu CS-F127 (F5, CS: F127= 1:5 theo khối lượng) không cho thấy sự thành thành gel ngoài sự gia tăng của độ nhớt. Được lý giải do khả năng giữ nước của Na-Alg cao hơn so với chitosan nên tăng cường quá trình hydrat hóa trên chuỗi Na-Alg và đồng thời dẫn đến tăng cường tương tác của các chuỗi kỵ nước có trên mạch Pluronic dẫn đền tăng cường mật độ các mặt xích trong mạng lưới 3D để có thể xảy ra hiện tượng tạo gel. Điều này còn được thể hiện ở các mẫu Alg- F127 có hàm lượng Pluronic cao như Alg-F127 (15) và Alg-F127 (20), cho thấy có hiện tượng tạo gel ở nhiệt độ 20 °C ở nồng độ 20 wt%, trong khi cùng nồng độ mẫu F7 và F10 hiện tượng ngừng chảy của dung dịch trong ống nghiệm chỉ xảy ra khi nhiệt độ trên 25 °C.
(A) (B)
Hình 3.12. (A) Hình ảnh chụp các tiêu chí đánh giá về sự hình thành gel: (i) không có khả năng tạo gel, (ii) gel yếu, vẫn chảy trong ống nghiệm nhưng tốc độ rất châm, (iii) tạo gel khá, không chảy trong ống nghiệm khi đảo