Thực trạng biểu hiện văn hóa học đường của sinh viên Trường CĐTM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao văn hóa học đường của sinh viên trường cao đẳng thương mại đà nẵng (Trang 27 - 30)

I. Khoa Số lượng Tỉ lệ

2.2.3. Thực trạng biểu hiện văn hóa học đường của sinh viên Trường CĐTM

Tác giá thực hiện lấy ý kiến đánh giá thực trạng biểu hiện VHHĐ của sinh viên trên ý kiến theo thang điểm 5 như (1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Không ý kiến, 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý).

2.2.3.1. Thái độ học tập

Kết quả khảo sát về thái độ học tập được thể hiện ở bảng 2.2 bên dưới:

Bảng 2.2. Thống kê biểu hiện thái độ học tập của sinh viên

Nhận định

Ý kiến

1 2 3 4 5

SL Tỉ lệ

(%) SL Tỉ lệ(%) SL Tỉ lệ(%) SL Tỉ lệ(%) SL Tỉ lệ(%) 1. Chăm chú nghe giảng 38 15,2 35 14 31 12,4 94 37,6 52 20,8 2. Luôn mang đầy đủ tài liệu 11 4,4 10 4 24 9,6 127 50,8 78 31,2

khi lên lớp

3. Không làm việc riêng trong

giờ học 38 15,2 41 16,4 37 14,8 95 38 39 15,6

4. Vắng học đều xin phép

trước 26 10,4 38 15,2 36 14,4 87 34,8 63 25,2

5. Tích cực tham gia xây

dựng bài ở lớp 35 14 34 13,6 42 17 81 32,4 58 23,2

6. Chuẩn bị bài trước khi đến

lớp 23 9 34 13,6 70 28 78 31,2 45 18

(Nguồn: Kết quả khảo sát từ google form)

Nhìn chung tỉ lệ sinh viên đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý với việc thực hiện chăm chú nghe giảng, mang tài liệu đầy đủ, hạn chế làm việc riêng, khi xin phép trước khi vắng học, tích cực trước và khi đến lớp chiếm tỉ lệ từ trên 49% - 82%. Điều này thể hiện sinh viên trường có thái độ học tập, ý thức học tập tương đối tốt. Bên cạnh đó, còn tồn tại một lượng đáng từ 18%- 51% sinh viên vẫn chưa thực hiện tốt, và lên đến 28% sinh viên không có ý kiến nhận định được thái độ học tập của bản thân. Kết hợp với một số ý kiến trao đổi giảng viên khoa QTKD thì thái độ học tập của sinh viên các khóa về sau dần dần không tích cực như trước. Với kết quả này, thái độ học tập sinh viên vẫn chưa đạt như mong đợi.

2.2.3.2. Hành vi ứng xử, giao tiếp

Kết quả khảo sát về hành vi ứng xử, giao tiếp được thể hiện ở bảng 2.3 bên dưới:

Bảng 2.3. Thống kê biểu hiện hành vi ứng xử, giao tiếp của sinh viên

Nhận định

Ý kiến

1 2 3 4 5

SL Tỉ lệ

(%) SL Tỉ lệ(%) SL Tỉ lệ(%) SL Tỉ lệ(%) SL Tỉ lệ(%) 1. Chào hỏi, lễ phép với các

GV và nhân viên trong trường 25 10 45 18 40 16 73 29,2 67 26,8 2. Giao tiếp tốt, hòa đồng, gần

gũi bạn bè 15 6 16 6,4 31 12,4 99 39,6 89 35,6

3. Không có thái độ phân biệt

vùng miền, dân tộc 35 14 18 7.2 21 8,4 86 34,4 90 36,0

4. Luôn giúp đỡ bạn bè 13 5,2 30 12 24 9,6 87 34,8 96 38,4 5. Không chia bè, kết phái 30 12 10 4 28 11,2 95 38 87 34,8

trong lớp

6. Có thái độ tôn trọng đối với

giảng viên 16 6,4 29 11,6 20 8 97 38,8 88 35,2

(Nguồn: Kết quả khảo sát từ google form)

Kết quả cho thấy phần lớn sinh viên nhận định có hành vi ứng xử, giao tiếp có văn hóa thể hiện sự lễ phép, tôn trọng, hòa đồng, giúp đỡ với bạn bè, thầy cô chiếm tỉ lệ lớn từ 55% - 74%. Có khoảng dưới 12% - 27%% sinh viên chưa thực sự có hành vi ứng xử được như mong đợi với ý kiến “rất không đồng ý và không đồng ý” biểu hiện sự hạn chế trong giao tiếp với người lớn tuổi hơn, thầy cô và cán bộ nhà trường. Kết hợp với một số nhận định của giảng viên khác trong khoa thì sinh viên nhiều khi đi gặp thầy cô không chào, hoặc có khi chào khi gặp thầy/cô dạy lớp của mình, ăn nói không chuẩn mực cần có hành vi điều chỉnh phù hợp hơn.

2.2.3.3. Chấp hành nội quy nhà trường

Khảo sát về chấp hành nội quy nhà trường của sinh viên được thể hiện ở bảng 2.4 bên dưới:

Bảng 2.4. Thống kê biểu hiện chấp hành nội quy nhà trường

Nhận định Ý kiến 1 2 3 4 5 SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1. Luôn đi học đúng giờ 25 10 35 14 44 17,6 103 41 43 17,2 2. Trang phục lịch sự khi đến

trường 38 15,2 28 11 19 7,6 73 29 93 37,2

3. Tích cực tham gia các hoạt

động của nhà trường 25 9,8 35 14 46 18,2 78 31 68 27

4. Đóng học phí đúng quy

định 20 7,8 40 16 43 17,2 66 26,2 82 32,8

5. Nói không với các tệ nạn

xã hội 13 5,2 7 2,8 19 8 99 39,6 112 44,8

6. Trung thực khi làm bài

kiểm tra 12 4,8 13 5 30 12 120 48 76 30,2

7. Không trốn tránh trách

8. Không bao che cho các

hành vi sai trái 12 4,8 6 2,4 29 11,6 115 46 88 35,2

9. Có ý thức giữ gìn an ninh

trật tự 24 9,4 17 6,8 19 7,6 102 40,8 89 35,4

10. Có ý thức giữ gìn vệ sinh,

cảnh quang, môi trường 17 6,8 32 12,8 23 9 103 41 76 30,4

11. Có ý thức bảo vệ tài sản

nhà trường 25 9,8 27 10,8 21 8,4 94 37,6 84 33,4

(Nguồn: Kết quả khảo sát từ google form)

Nội quy nhà trường hướng đến hình thành ý thức và nhân cách con người trong nề nếp về giờ giấc, trang phục, tích cực trong hoạt động, trung thực, ý thức giữ gìn an ninh, vệ sinh và bảo vệ tài sản chung, tinh thần chịu trách nhiệm bản thân cũng như việc cảnh giác với tệ nạn xã hội. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên cũng đã thực hiện được nội quy nhà trường chiếm từ 59% - 81%. Trong năm học vừa qua, nhà trường tăng cường kiếm soát về giờ giấc ra vào lớp, ăn quà vặt trong lớp học nên việc tuân thủ sinh viên ngày cao. Khi đã nói đến nội quy, tức là phải tuân thủ, khi không tuân thủ sẽ có biện pháp xử lý/ hình phạt kỹ luật áp dụng trong quy chế đào tạo. Việc tuân thủ nội quy rèn luyện cho người học trở thành người tốt hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số ý kiến đánh việc tuân thủ nội quy nhà trường chưa cao chiếm từ 8% – 19% thể hiện “hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý”.

Nhận xét chung về biểu hiện VHHD của sinh viên nhà trường như sau: Có trên 55% sinh viên có ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý với những nhận định biểu hiện về thái độ học tập, hành vi ứng xử và giao tiếp, chấp hành nội quy nhà trường. Kết quả này cho thấy phần lớn sinh viên có ý thức, có hành động phù hợp với văn hóa khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều đáng mừng. Bên cạnh đó, còn một lượng sinh viên vẫn chưa đạt được mong đợi trong biểu hiện về văn hóa hóc đường chiếm từ 7-18%, số còn lại không ý kiến rõ mình đạt ở mức nào. Những con số này cho thấy cần có biện pháp giúp sinh viên nhà trường tích cực hơn trong suy nghĩ và hành động để hình thành nhân cách tốt hơn cho bản thân, nâng cao khả năng hội nhập môi trường làm việc và cuộc sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao văn hóa học đường của sinh viên trường cao đẳng thương mại đà nẵng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w