I. Khoa Số lượng Tỉ lệ
2.2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa học đường của sinh viên
Văn hóa được hình thành từ nhiều yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, VHHĐ của cũng vậy. Để biết được sinh viên nhà trường có yếu tố nào ảnh hưởng đến hình thành VHHĐ hiện nay, nhóm tác giả thu thập được kết quả sau:
Thông tin thu thập từ yếu tố thuộc về nhà trường được sinh viên đánh giá là chịu ảnh hưởng lớn với tỉ lệ đánh giá “đồng ý và hoàn toàn đồng ý” trên 82% thể hiện ở bảng 2.5 sau.
Bảng 2.5. Thống kê ảnh hưởng của yếu tố nhà trường
Nhận định Ý kiến 1 2 3 4 5 SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1. Nội dung đào tạo tập trung
hướng đến trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
28 11,2 25 10 54 21,6 90 36 53 21,2
2. Văn hóa ứng xử, nội quy nhà trường thiết lập chặt chẽ và phổ biến rộng rãi, được kiểm tra thường xuyên.
35 14 33 13,2 38 15,2 105 42 39 15,6
3. Nhà trường thường xuyên tổ chức talkshow, ngoại khóa hỗ trợ SV trong học tập, đời sống, kỹ năng khác
25 10 20 8 33 13,2 90 36 82 32,8
4. Nhà trường công bằng trong việc khen thưởng và xử phạt đúng các trường hợp vi phạm nội quy
33 13,2 30 12 35 14 90 36 62 24,8
5. GV và chuyên viên là tấm
gương về đạo đức, nhân cách 22 8,8 18 7,2 38 15,2 90 36 82 32,8
(Nguồn: Kết quả khảo sát từ google form)
a. Chương trình đào tạo
- Nội dung đào tào tập hướng đến trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp đã giúp người học hiểu về ngành, nghề và đòi hỏi của công việc/ doanh nghiệp đối với người tuyển dụng, từ đó sinh viên sẽ có ý thức, thay đổi nhận thức và hành động để rèn luyện bản thân hơn. Từ các hoạt tổ chức talkshow, ngoại khóa hỗ trợ SV trong học tập, đời sống, kỹ năng khác được nhà trường tổ chức đã giúp sinh viên có hiểu ý hơn về văn hóa nói chung, VHHĐ nói riêng. Sinh viên đánh giá cao sự ảnh hưởng của chương trình đào tạo có ảnh hưởng đến VHHĐ từ mức 46%, còn tỉ lệ còn lại cho rằng “rất không đồng ý và không đồng ý”, “không có ý kiến tức không rõ sự ảnh hưởng” có hể do SV mấy để ý đến nội dung chương trình đào tạo hướng đến điều gì thể hiện ở nhận định 1 và 3.
b. Văn hóa ứng xử, nội quy nhà trường
- Văn hóa ứng xử, nội quy nhà trường được thiết lập chặt chẽ, được phổ biến rộng rãi và kiểm tra thường xuyên đã giúp hình thành thói quen, sự tuân thủ trong học tập sẽ giúp tạo nên ý thức chấp hành, sự thích ứng với văn hóa công sở tại doanh nghiệp thực tế được đánh giá đồng ý cao với tỉ lệ 51%.
- Sự công bằng trong việc khen thưởng và xử phạt đúng các trường hợp vi phạm nội quy sẽ hình thành sự sự nhìn nhận luôn có thưởng có phạt, từ đó sinh viên sẽ biết những việc nên làm, cần làm và phải làm để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn được đánh giá đồng ý cao với tỉ lệ 53%.;
c. Chuẩn mực của giảng viên và viên chức nhà truờng
Từ tấm gương về đạo đức, nhân cách của người giảng viên và chuyên viên tại nhà trường, ngoài tiếp xúc với gia đình, bạn bè thì giảng viên có tần suất tiếp xúc nhiều nhất trong thời gian học tại trường. Giảng viên luôn là tấm gương về đạo đức, nhân cách, tri thức nên mỗi hành động, lời nói, cử chỉ đều có ảnh hưởng đến người học được đánh giá đồng ý cao với tỉ lệ 61%.
2.2.4.2. Yếu tố thuộc về gia đình, người thân
Gia đình là chiếc nôi nuôi dưỡng đạo đức, nhân cách được hình thành sớm nhất của mỗi người chúng ta. Thật sự không thể phủ nhận sự ảnh hưởng quan trọng từ yếu tố này. Kết quả khảo sát được nhóm tác giả thể hiện trong bảng 2.6 sau:
Bảng 2.6. Thống kê ảnh hưởng của yếu tố gia đình, người thân
Nhận định
Ý kiến
1 2 3 4 5
SL Tỉ lệ
(%) SL Tỉ lệ(%) SL Tỉ lệ(%) SL Tỉ lệ(%) SL Tỉ lệ(%) 1. Bố/mẹ/anh/chị luôn quan
tâm giáo dục đạo đức, nhân cách, điều hay lẽ phải cho con/em mình
13 5,2 5 2 26 10,4 115 46 36,4
2. Bố/mẹ/anh/chị luôn tạo điều kiện học tập tốt, phát triển khả năng cho con/em mình
14 5,6 4 1,6 17 6,8 120 48 38
3. Học hỏi được nhiều điều hay, điều tích cực từ bạn bè,
người quen 10 4 9 3,6 45 18 98 39.2 91 34
luôn là tấm gương về đạo đức, chuẩn mực để noi theo
(Nguồn: Kết quả khảo sát từ google form)
a. Gia đình
Trong mỗi gia đình ba, mẹ, anh, chị sẽ chọn những phương pháp giáo dục đạo đức, nhân cách, điều hay lẽ phải cho con em mình theo cách tốt nhất có thể. Môi trường sống của gia đình ảnh hưởng ngay từ thuở nhỏ đối với con trẻ, hình thành nhận thức về những gì tốt đẹp nhất. Do vậy, việc nuôi và dưỡng trong môi trường gia đình tốt sẽ điều kiện tất yếu hình thành tâm – sinh lý cho con em mình. Khảo sát cho thấy sự đánh giá ảnh hưởng của gia đình đến hình thành VHHĐ cho sinh viên chiếm đến 85%.
b. Bạn bè
Chúng ta thường có những mối quan hệ thân thiết với bạn bè nên không tránh khỏi ảnh hưởng từ bạn bè. Sự bắt chước, học hỏi, đố kỵ với bạn bè có thể hình thành lối sống, thói quen, hành vi tích cực và tiêu cực. Kết quả khảo sát đã chỉ ra nếu bạn bè tốt sẽ tác động đến văn hóa theo hướng tích cực của người bạn khác được khẳng định 73% nhận định đồng ý và rất đồng ý.
c. Các mối quan hệ khác
Bên cạnh những mối quan hệ gia đìấth, bạn bè thì thầy cô giáo bậc học phổ thông cũng có nhiều ảnh hưởng. Những thầy cô giáo sẽ góp phần và định hướng nhân cách, đạo đức, lối sống, hành vi và hành động của học trò. Kết quả khảo sát được 83% ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý, tỉ lệ còn lại là hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý và không ý kiến.
2.2.4.3. Yếu tố thuộc về xã hội
Dưới đây là kết quả khảo sát của nhóm tác giả về ảnh hưởng của yếu tố xã hội được thể hiện ở bảng 2.7:
Bảng 2.7. Thống kê ảnh hưởng của yếu tố thuộc về xã hội
Nhận định Ý kiến 1 2 3 4 5 SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1. Tiếp xúc và ảnh hưởng
nhiều từ môi trường sống xung quanh về cách ứng xử, thái độ hành vi, ý thức cộng đồng, tinh thần cầu tiến
2. Thời đại công nghệ phát triển có nhiều nguồn thông tin
trái chiều về VHHĐ 39 15.6 33 13.2 66 26.6 72 28.8 40 15.8 3. Sự du nhập của văn hóa
phương Tây ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức, lối sống của người Việt
49 19.4 52 21 65 26 52 20.6 32 13
(Nguồn: Kết quả khảo sát từ google form)
a. Các môi trường sống xung quanh
Ngoài gia đình, chúng ta đều tương tác với rất nhiều người xung quanh như hàng xóm, người quen biết, người bán hàng,… Một khi đã tiếp xúc thì ít nhiều ảnh hưởng đến ý thức, hành vi của chúng ta. Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng mức độ “đồng ý và hoàn toàn đồng ý” với nhận định về ảnh hưởng của mội trường sống là 40% và nhận định “hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, không có ý kiến” chiến tới 60%.
b. Thông tin đại chúng
Không thể phủ nhận sự tác động của thông tin, công nghệ thông tin đến thái độ, hành vi của mỗi chúng ta. Ngày nay, sự bùng nổi của công nghệ thông tin, sự tiếp cận thông tin trở nên quá nhanh và quá dễ dàng. Sự ra đời của các mạng xã hội đã đẩy chúng dễ cuốn hút theo những thông tin tích cực/tiêu cực ảnh hưởng đến ý thức, hành vi mỗi người. Vì vậy, thông tin đại chúng có nhiều ảnh hưởng nếu chúng ta không có suy nghĩ, không có đủ hiểu biết để nhận định, phán xét, chọn lọc và sử dụng phù hợp. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên nhà trường thừa nhận sự ảnh hưởng nhiều của thông tin đại chúng đến VHHĐ chiếm đến 44%. Bên cạnh đó, vẫn còn tỉ lệ lớn sinh viên đánh giá “không hoàn toàn đồng ý, không đồng ý, không ý kiến” chiếm đến 56%.
c. Sự du nhập của văn hóa Phương Tây
Người Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Đông Á như đạo đức theo triết lý nhà Phật là cốt yếu; đề cao nhân đức, lấy đức trị, đề cao dân, lợi ích dân là trên hết, lợi ích tập thể trên hết, coi trọng thực hiện nghĩa vụ trước rồi mới đạt quyền lợi; đề cao sự hòa hợp và tôn ti trật tự. Nét văn hóa khu vực này đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi người.. Văn hóa Đông Á và văn hóa phương Tây có nhiều điểm khác nhau như chuyện tình cảm yêu đường/ gia đình, tiệc tùng lễ hội, ăn uống, chào hỏi. Mỗi gia đình người Việt thường lấy giáo dục con cái theo nền văn hóa này đã hình thành nên tư tưởng, hiểu biết ngay từ nhỏ Nhưng khi lớn lên, chúng ta đều dễ dàng tiếp cận nhiều nền văn hóa khác như văn hóa phương Tây nên dễ làm thay đổi suy nghĩ, hành vi ứng xử của mình. Từ đó, dễ làm thay đổi nhìn nhận về văn hóa nói chung và VHHĐ nói riêng như lựa chọn trang phụ đi
học, cách chào hỏi, ngôn ngữ, hình ảnh đăng tải, hình tượng cá nhân có nhiều thay đổi. Nhóm tác giả chỉ ra được sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến VHHĐ của sinh viên qua kết quả khảo sát là 33% đánh giá là “đồng ý và hoàn toàn đồng ý”. Tuy nhiên, tỉ