I. Khoa Số lượng Tỉ lệ
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠ
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Văn hóa học đường đóng vai trò quan trọng đối với cá nhân sinh viên nói riêng và trường CĐTM nói chung. Nhìn nhận được tầm quan trọng đó nhà trường CĐTM đã rất chú trọng đến việc xây dựng và hình thành VHHĐ cho sinh viên.
- Xuất phát từ thực trạng khảo sát VHHĐ: Sinh viên đã có những biểu hiện khá tốt về VHHĐ trong học tập, ứng xử, chấp hành nội quy nhà trường. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại tỉ lệ sinh viên chưa có nét đẹp về VHHĐ ở một số khía cạnh thì sinh viên đó cần được quan tâm và thay đổi bản thân hơn.
- Xuất pháp từ mong đợi nhà trường trong việc xây dựng hình mẫu sinh viên trường Cao đẳng Thương mại, vì vậy nét đẹp sinh viên có VHHĐ được chú trọng. Một số tiêu chí về hình mẫu sinh viên như tích cực tư duy sáng tạo, không ngừng cầu tiến, tiên phong gương mẫu; trung thực, thật thà, nghiêm túc trong thi cử và các quan hệ; có ý thức trách nhiệm trong công việc và học tập; hợp tác và kết nối, tham gia tích cực hoạt động xã hội,…
3.2. Một số giải pháp
Với mong muốn góp phần giúp nhà trường đưa ra giải pháp nâng cao VHHĐ của sinh viên, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp như sau.
3.2.1. Đối với sinh viên
- Thứ nhất: Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của VHHĐ đối với quá trình hình thành nhân cách và lí tưởng sống.
+ Sinh viên nhận thức được rằng: Một người uôn luôn biết cư xử đúng mực, ăn nói lễ phép với thầy/cô, cán bộ viên chức nhà trường, với bạn bè; tuân thủ nội quy nhà trường; thái độ học tập tốt là thể hiện một người có hiểu biết, có nhân cách sống và có đạo đức làm người và thiết lập được nhiều mối quan hệ. Chính những người như vậy sẽ được xã hội thừa nhận, đánh giá cao, được mọi người coi trọng.
+ Sinh viên phải hiểu rằng mình đã trưởng thành, phải chịu trách nhiệm trước những việc mình làm kể cả vấn đề đạo đức xã hội lẫn trách nhiệm về pháp luật.
+ Sinh viên phải hiểu được rằng khi có kiến thức, có kỹ năng thì mình mới đủ khả năng phân biệt điều nên làm, điều không nên làm và điều phải làm; đủ khả năng đến tiếp nhận, chọn lọc, đánh giá thông tin nào phù hợp, thông tin có giá trị để học hỏi thêm; đủ bản lĩnh để không bị sa ngã, bị lừa lọc trong xã hội đầy rẫy âm mưu, thủ đoạn và tệ nạn cần xa rời.
+ Sinh viên phải hiểu được rằng văn hóa, văn hóa học đường là nói là có, làm là được ngay mà nó là cả quá trình từ nhận thức đến hành động, phải rèn luyện, thực hành mỗi ngày và luôn hướng bản thân trở thành một người có văn hóa dù ở bất cứ nơi nào. Điều này sẽ giúp cho mỗi sinh viên có được văn hóa sẽ có cơ hội thích nghi với văn hóa doanh nghiệp, văn hóa cộng đồng.
- Thứ hai: Thực hành lối sống có văn hóa trong gia đình, cộng đồng xã hội; thực hiện văn hóa học đường tại nhà trường.
+ Luôn sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh; không chửi thề, nói tục; cư xử đúng mực với mọi người ở mọi vị trí, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề.
+ Cần có lối sống lành mạnh và biết nói không với các tệ nạn, văn hóa phẩm đồi trụy…
+ Thường xuyên tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đồng thời phải tự chấn chỉnh những hành vi sai lệch của mình trong đối nhân xử thế để tự nâng cao năng lực hoạt động của bản thân.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành sinh viên cần thực hiện đúng nội quy nhà trường, VHHĐ mà nhà trường đề ra.
+ Đặt nguyên tắc sống, chuẩn mực cho bản thân và phải tự cam kết thực hiện những điều đó.
+ Tìm tấm gương về đạo đức, nhân cách xem như là thần tượng để học hỏi theo. + Phải học tập để nâng cao sự hiểu biết của bản thân để có nhận thức và hành động có văn hóa phù hợp.
+ Khi gặp phải những vấn đề không thể tự giải quyết được cần phải chia sẻ ngay với cố vấn hoặc gia đình để có sự động viên và nhận được những lời khuyên đúng đắn.
3.2.2. Đối với giảng viên
Mỗi giảng viên phải xây dựng được hình ảnh đẹp trong mắt sinh viên kể cả về tri thức và nhân cách; là tấm gương về đạo đức, chuẩn mực thể hiện trong suy nghĩ, lời nói, hành động để sinh viên nhận thấy tôn trọng và noi theo.
- Giảng viên phải luôn luôn được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ, không ngừng phấn đấu rèn luyện.
- Giảng viên luôn luôn phải mô phạm, đức độ, mẫu mực trong hành vi, lời nói phải đi đôi với việc làm. Với sinh viên phải thể hiện thái độ nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ. Với đồng nghiệp phải khiêm tốn, đoàn kết…
- Giảng viên cần phải minh bạch, nghiêm minh và đối xử công bằng đối với tất cả sinh viên.
- Giảng viên đứng lớp phải mẫu mực trong đạo đức, lối sống, là một tấm gương sáng về văn hoá ứng xử để học sinh, sinh viên noi theo. Đồng thời cán bộ, giáo viên nhà trường phải phê phán và có biện pháp xử lý những học sinh, sinh viên chưa tôn trọng mình và đồng nghiệp. Cách phê phán, xử lý phải thật sự nghiêm túc nhưng không quá gay gắt và nặng nề mà phải thật khéo léo, nhân văn để học sinh, sinh viên nhận ra được cái sai, cái chưa đẹp, cái chưa chuẩn mực trong thái độ, lời nói hành vi của mình đối với thầy cô giáo, từ đó có sự tự điều chỉnh và có hướng khắc phục và họ sẽ tôn trọng giảng viên hơn.
- Cần phải có lời nói, hành động kịp thời để điều chỉnh lại hành vi của sinh viên mình sao cho đúng nếu như sinh viên đó có hành vi thiếu chuẩn mực, sai lệch với VHHĐ. - Giảng viên nên lồng ghép thêm một cách tự nhiên các vấn đề liên quan đến văn hóa trong quá trình giảng bài để nâng cao nhận thức VHHĐ cho sinh viên.
- Giảng viên là cố vấn học tập, cũng cần nhắc nhở động viên khuyến khích sinh viên tích cực thực hiện VHHĐ qua các buổi sinh hoạt lớp, qua các học phần giảng dạy của mình. Đồng thời, các cố vấn học tập cần phải theo sát và nắm rõ tình hình của sinh viên mình như những giáo viên chủ nhiệm cấp 3, để có thể biết được các hành vi của sinh viên mình từ đó mới có thể đưa ra những biện pháp, cách giải quyết kịp thời khi có sinh viên nào đó có biểu hiện lệch với VHHD.
3.2.3. Đối với nhà trường
- Nhà trường đưa ra các phong trào thi đua và các hoạt động xã hội cần có tính thực chất hơn, có chất lượng và hiệu quả xã hội hơn, không chạy theo hình thức, tổ chức những phong trào không thiết thực với đời sống sinh viên cũng như thực tế ở địa phương.
- Nhà trường tổ chức một cách có hiệu quả hơn nữa các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ thu hút sinh viên tham gia như câu lạc bộ văn nghệ các câu lạc bộ bạn giúp bạn, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ tình nguyện hay tổ chức những chuyến đi tìm hiểu văn hóa vùng miền cho những sinh viên có những đóng góp tích cực trong hoạt động cải thiện văn hoá.
- Nhà trường đưa các quy định về VHHĐ làm một trong số các tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện cũng như xét kết quả thi đua của từng cá nhân, đơn vị.
- Nhà trường cần xây dựng môi trường sư phạm, khung cảnh sư phạm và ứng xử sư phạm tốt nơi giảng đường.
- Nhà trường phải có hệ giá trị làm chuẩn mực để lấy đó làm mục tiêu phấn đấu và tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện cũng như kết quả thi đua của từng cá nhân, đơn vị.
- Nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường tăng cường xây dựng kỷ cương, nề nếp trong học tập, sinh hoạt của đoàn viên, sinh viên.
- Nhà trường nên có sự nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tiễn của trường một cách thường xuyên để có đánh giá chính xác nhất về việc thực hiện VHHĐ trong sinh viên.
- Nhà trường cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.
- Nhà trường đưa vấn đề giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên vào một trong những nội dung giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức lối sống cho sinh viên và có kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể.
Thật ra việc hình thành và thực hiện được VHHĐ do sự tác động của nhiều yếu tố (theo kết quả khảo sát) nên cần có sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc giáo dục VHHĐ cho sinh viên. Đây là trách nhiệm của nhiều đối tượng. Tuy nhiên, trong thời gian sinh viên học tại trường Cao đẳng Thương mại thì đó là trách nhiệm của mỗi giảng viên, chuyên viên và lãnh đạo nhà trường để giáo dục và hình thành văn hóa tại trường học.
3.3. Kết luận
Văn hóa học đường hiện nay đang là một trong những vấn đề được nhà trường, gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm vì VHHĐ không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức, tư cách đạo đức của sinh viên trong trường học mà còn ở ngoài đời sống xã hội. Vì vậy, xây dựng một VHHĐ hoàn chỉnh, đưa ra các giải pháp kịp thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường. Việc xây dựng một VHHĐ nhăm mục đích nâng cao kết quả học tập của sinh viên, giúp sinh viên có cái nhìn rõ ràng hơn vê tầm quan trọng của VHHĐ.
Hạn chế của đề tài:
- Khảo sát 100% online nên chia phân chia cân đối được tỉ lệ mẫu phân bố tốt ở các khoa, các ngành và cũng không trao đổi gì thêm chỉ nhận được những câu trả lời đóng theo phiếu khảo sát như dự kiến khảo sát trực tiếp.
- Do giới hạn trong kỹ thuật xử lý về hồi quy nên phần đánh giá mối quan hệ giữa VHHĐ và kết quả còn hạn chế theo hướng đánh giá từ ý kiến qua các nhận định một chiều của nhóm tác giả đưa, mà chưa chỉ ra được mối quan hệ bên trong của các thành tố.