Nhám bề mặt và các yếu tố ảnh hưởng khi phay hợp kim nhôm A7075.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phay khô hợp kim nhôm A7075 bằng dụng cụ phủ Nitride Titan và đối sánh với phay ướt (Trang 72 - 75)

M Ở ĐẦU

2.5.2 nhám bề mặt và các yếu tố ảnh hưởng khi phay hợp kim nhôm A7075.

Đối với bề mặt chi tiết sau gia công độnhám là thông số phản ánh sựổn định của quá trình gia công quá trình cắt. Sự biến dạng của vật liệu gia công, lực cắt, rung động và mài mòn dụng cụ cắt đều ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt chi tiết sau gia công. Chế độ cắt và điều kiện cắt ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhám bề mặt chi tiết gia công [56]:

Bề mặt gia công không mịn và có nhiều đặc điểm khác nhau như: có các vết nứt siêu nhỏ, tạp chất, các vết lõm, biến đổi cấu trúc bề mặt…Độnhám bề mặt là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi để đánh giá hình thái bề mặt gia công [65]. Độ nhám đóng vai trò quan trọng đối với độ chính xác và tuổi thọ của các ết máy . Trong công nghiệp độnhám bề ặt được ký hiệu theo các cách khác

chiều cao lớn nhất của profin (Ry), Chiều cao nhấp nhô trung bình (RZ). Trong đó độ nhám (Ra) là diện tích giữa biên dạng nhám và đường trung bình của nó, hoặc tích phân của giá trị tuyệt đối của chiều cao biên dạng nhám trên chiều dài chuẩn (Hình 2.19). Giá trịRa được xác định bằng phương trình sau:

dx x Y L R L a   0 ) ( 1 ( 2.41)

Trong đó: Ra là độ lệnh trung bình so với đường trung bình, Llà chiều dài mẫu, Ylà trục của đường cong biên dạng.

Hình 2.19. Profile độnhám bề mặt[67]

Hình 2.20. Biểu đồ thể hiện các tham số cắt ảnh hưởng đến độnhám bề mặt [67] Có rất nhiều yếu tốảnh hưởng đến độ nhám bề mặt gia công, chẳng hạn như thông số cắt (tốc độ cắt, lượng tiến dao và chiều sâu cắt), các thông sốhình học của dụng

cụ cắt (góc trước góc sau, góc nâng, hình dạng dụng cụ cắt và lớp phun phủ) và các thông số cắt ( phương pháp gia công, bôn trơn…). Hình 2.20 là sơ đồcác yếu tốảnh hưởng đến độnhám bề mặt.

+Ảnh hưởng của vận tốc cắt: Vận tốc cắt tăng độnhám bề mặt giảm, nghiên cứu của Du Jin [68] cho thấy độ nhám bề mặt giảm tới 39,18% với tốc độ cắt từ40 đến 200 (m/phút) khi gia công FGH95 (Hình 2.21).

Hình 2.21. Ảnh hưởng của tốc độ cắt đến độnhám bề mặt [68]

+ Ảnh hưởng của bước tiến dao

Bước tiến dao có ảnh hưởng lớn đến độnhám bề mặt. Độnhám bề mặt có tỷ lệ thuận với bước tiến dao, có nghĩa là khi tăng bước tiến dao thì chất lượng bề mặt gia công giảm. Ngoài ra bước tiến dao có ảnh hưởng đến mức độ biến dạng đàn hồi ở bề mặt gia công.

+ Ảnh hưởng của chiều sâu cắt

Chiều sâu cắt là yếu tốảnh hưởng ít nhất đến độ nhấp nhô tế vi lớp mặt khi gia công. Thực nghiệm cho thấy khi thay đổi chiều sâu cắt thì lực cắt đơn vịthay đổi. Lực cắt thay đổi cũng làm ảnh hưởng đến độ cứng vững của hệ thống công nghệ, làm giảm chất lượng của bề mặt gia công tức là ảnh hưởng đến chiều cao và bước sóng bề mặt.

+ Vật liệu gia công

Vật liệu gia công ảnh hưởng đến độ nhám của bề mặt chi tiết máy chủ yếu do khả năng biến dạng dẻo. Vật liệu dễ biến dạng sẽ cho độ nhám bề mặt lớn hơn vật liệu cứng và giòn.

+ Ảnh hưởng của rung động

bộ phận máy làm cho chuyển động không ổn định, gây ra các dao động cưỡng bức của hệ thống công nghệlàm cho độsóng và độ nhấp nhô tế vi tăng.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phay khô hợp kim nhôm A7075 bằng dụng cụ phủ Nitride Titan và đối sánh với phay ướt (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)