Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phay khô hợp kim nhôm A7075 bằng dụng cụ phủ Nitride Titan và đối sánh với phay ướt (Trang 45 - 47)

M Ở ĐẦU

1.5.1Nghiên cứu trong nước

Gần đây các nghiên cứu trong nước vềcác vấn đề như: gia công cao tốc, sự gia nhiệt đến quá trình gia công, vật liệu phun phủ… đã được một số tác giảđể cập trên các công bố khoa học và các luận án tiến sỹ:

Nghiên cứu vềquá trình hình thành phoi khi gia công cao tốc hợp kim nhôm A6061 của TS Phạm Thị Hoa [20]. Nghiên cứu đã xét đến ảnh hưởng của các thông sốcông nghệ: vận tốc cắt, chiều sâu cắt, lượng chạy dao đến các yếu tốnhư: hệ số co rút phoi, lực cắt, rung động, vết tiếp xúc trong điều kiện gia công khô. …Xây dựng được các phương trình ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến các yếu tố đầu ra trong quátrình hình thành phoi. Nghiên cứu đã mô phỏng quá trình hình thành phoi, so sánh với thực nghiệm đểđánh giá sựtương đồng. Trong đó đã đưa ra các phương pháp mô phỏng phù hợp nhất với thực nghiệm từ đó có thể mô phỏng dựđoán quá trình tạo phoi của hợp kim nhôm A6061.

Luận án của TS. Nguyễn Trọng Hiếu [21] đã nghiên cứu về “Mô hình hóa phay cao tốc với dao phay chỏm cầu ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt”. Luận án tiến sỹ của TS. Phan Văn Hiếu [22] đã nghiên cứu xác định được miền ổn định khi gia công trên máy CNC ba trục gia công ở tốc độ cao. Nghiên cứu cũng tìm ra biểu đồ quan hệ giữa chiều sâu cắt và tốc độ trục chính trong miền ổn định khi phay. TS. Hoàng Tiến Dũng [23] nghiên cứu tối ưu hóa một số thông số công nghệ khi phay cao tốc. Trong đó tác giả đã xây dựng mô hình toán học ảnh hưởng thông số cắt đến các yếu tốđầu ra như lực cắt, rung động, mài mòn và độnhám bề mặt, tối ưu hóa chế độ cắt trong quá trình gia công đảm bảo hàm thích nghi hai mục tiêu cho lượng mòn dao và độ nhám bề mặt là nhỏ nhất. Xác định chế độ cắt tối ưu để độ nhám bề mặt

nhỏ nhất. Luận án TS. Nguyễn Thanh Bình [24] “ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến một sốcác thông sốđặc trưng khi gia công cao tốc bề mặt khuôn”. Luận án cũng đã đánh giá mối quan hệ của lực cắt, mòn dao, độnhám bề mặt của chi tiết trong quá trình phay cao tốc bề mặt khuôn bằng dao phay mặt đầu và dao phay ngón đầu cầu bằng vật liệu SKD11.

Nghiên cứu của TS Nguyễn Thành Huân [25] “ Nghiên cứu tiện thép hợp kim 9XC sau khi tôi có gia nhiệt bằng laser”. Tác giảđã đánh giá ảnh hưởng các thông số đầu vào như: loại khí bảo vệ, công suất lazer, thời gian nung nóng, các thông số chế độ cắt.. đến nhiệt độ bề mặt phôi, chiều sâu thấm nhiệt của chi tiết… Xây dựng được các mô hình thực nghiệm vềđộnhám, lực cắt, mài mòn….

Nghiên cứu của TS Mạc Thị Bích [26]về vấn đề gia nhiệt bằng cảm ứng từ cho vật liệu SKD11. Tác giảcũng phân tích khảnăng ứng dụng của phương pháp gia nhiệt bằng cảm ứng từ trong việc giảm nhiệt cắt, lực cắt, rung động khi gia công SKD11.

Nghiên cứu của TS. Nguyễn Chí Công [14] vềđặc tính cắt của mảnh dao thay thể nhiều cạnh hợp kim cứng khi gia công théo không gỉ SUS304. Nghiên cứu đã xây dựng được các quan hệhình học profin chi tiết với các thông số hình học của dao. Xấy dựng phương pháp xác định, liệu chọn vật liệu HKC để chế tạo dao thay thế nhiều cạnh đểgia công các vật liệu theo yêu cầu.

Nghiên cứu của TS. Phạm Quang Đồng “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ làm lạnh kết hợp với bôi trơn tối thiểu đến quá trình cắt khi phay cứng” Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của phương pháp bôi trơn làm nguội; loại dung dịch; tác động của hạt nano MoS2; áp suất dòng khí và lưulượng dòng khí đến quá trình cắt khi phay cứng thép SKD11. Kết quả cho thấy rõ hơn hiệu quả của MQCL sử dụng dung dịch MoS2 trong việc cải thiện chất lượng bề mặt, giảm trị số Ra. Cụ thể MQCL với dung dịch nano MoS2 0,5% đã đạt Ra = 0,130 µm (bằng 82,8% so với MQCL; 56,2% so với MQL và 44,5% so với không BTLN).

Các nghiên cứu trong nước vềquá trình gia công chủ yếu tập trung về việc xác định mối quan hệ giữa thông sốcông nghệ với chất lượng bề mặt chi tiết gia công, mài mòn dụng cụ cắt và lực cắt. Các nghiên cứu cũng đã đề cập quá trinh gia công khô và gia công có dung dịch trơn nguội, nhưng chưa nghiên cứu nào so sánh hai điều

của các thông số đến độ nhám bề mặt, lực cắt, mài mòn khi gia công hợp kim nhôm A7075 ởđiều kiện cắt khô và ướt chưa được tác giảnào trong nước đề cập tới.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phay khô hợp kim nhôm A7075 bằng dụng cụ phủ Nitride Titan và đối sánh với phay ướt (Trang 45 - 47)