3 Các phương pháp chẩn đoán xâm nhập

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy hệ tĩnh mạch cửa và vòng nối ở bệnh nhân xơ gan có chỉ định can thiệp TIPS (Trang 32 - 33)

Phương pháp chụp hình TMC, các mạch máu bàng hệ và đo ALTMC trực tiếp:

Là phương pháp chụp hình TMC và các mạch máu bàng hệ xâm nhập,

đã được mô tả từ những năm 50 thể kỷ XX (được thực hiện bởi Sutton [132])

bơm thuốc cản quang để chụp hiện hình hệ TMC.

Trong quá trình thực hiện thủ thuật chụp hệ TMC trực tiếp, có thể đo được ALTMC và từ đó tính được chênh áp cửa chủ (đo áp lực TM chủ qua catheter TM trung tâm hoặc qua TM đùi), là một chỉ số quan trọng trong đánh

giá mức độ nặng của TALTMC do xơ gan [126].

Ngày nay, phương pháp này không được dùng để chẩn đoán TALTMC

nữa do đã có các phương pháp chẩn đoán khác không xâm nhập hoặc ít xâm nhập và có giá trị chẩn đoán cao như nội soi, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính.

Phương pháp này chỉ được dùng để chẩn đoán kết hợp với điều trị bằng can thiệp nội mạch như tạo shunt cửa - chủ trong gan qua đường TM cảnh (TIPS), nút búi giãn TMTQ-TMDD qua da (PTVE) hoặc nút tắc TMC [139],[146].

Phương pháp đo chênh áp TMG (hay đo chênh áp cửa chủ gián tiếp):

Chênh áp TMG (HVPG - Hepatic Venous Pressure Gradient) là chỉ số

có giá trị gián tiếp đánh giá chênh áp TM cửa - chủ, từ đó gián tiếp đánh giá

mức độ nặng của TALTMC và giãn các mạch máu bàng hệ [20].

Giá trịbình thường của chênh áp TMG là 1 - 5 mmHg, khi giá trị này > 12 mmHg thì thấy có mối tương quan trực tiếp đến các biến chứng do TALTMC ởngười bệnh xơ gan.

Một số nghiên cứu trên thế giới ứng dụng giá trị chênh áp TMG để đánh giá độ nặng của xơ gan, là yếu tố tiên lượng tỷ lệ tử vong và cũng là yếu tố đánh giá hiệu quảđiều trị [9],[65],[102].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy hệ tĩnh mạch cửa và vòng nối ở bệnh nhân xơ gan có chỉ định can thiệp TIPS (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)