3 Các nghiên cứu về chụp CLVT đa dãy đánh giá các vòng nối TM

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy hệ tĩnh mạch cửa và vòng nối ở bệnh nhân xơ gan có chỉ định can thiệp TIPS (Trang 48 - 49)

Hiện nay, các nghiên cứu đánh giá các vòng nối TM bàng hệ tại Việt Nam mới chỉ tập trung vào một số phương pháp chẩn đoán trên nội soi, từ đó

có thể cho kế hoạch điều trị dựa trên mức độ tổn thương trên nội soi và các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng.

Tác giả Vũ Trường Khanh (2011)nghiên cứu đánh giá giãn TMTQ và

huyết động của giãn TMTQ trên SANS, trong nghiên cứu này, tác giả cũng đa

so sánh mức độ giãn TMTQ với đường kính TM giãn và so sánh với huyết

động tại vị trí TM giãn. Ngoài ra, tác giả cũng đánh giá được các TM cạnh thực quản[61].

Chụp CLVT đa dãy đánh giá bệnh lý gan mật nói chung đã được áp dụng từ nhiều năm, tuy nhiên để đánh giá các giãn TM vòng nối trong xơ gan

hiện chưa có nghiên cứu nào đề cập vấn đề này. Một số bệnh viện có sử dụng

CLVT đa dãy để đánh giá một số đặc điểm hình thái cơ bản trước điều trị tuy

nhiên chưa thực sự có hệ thống.

Về định hướng điều trị dựa trên hình ảnh CLVT đa dãy, tác giả Trịnh

Hà Châu và Cs (2019) đã nghiên cứu can thiệp nút búi giãn TMDD ngược dòng qua shunt vị thận, tác giả đã sử dụng CLVT đa dãy để chẩn đoán giãn TMDD và đánh giá có shunt vị thận trái để áp dụng phương pháp điều trị nút búi giãn[24]. Nguyễn Trọng Tuyển (2015) đã sử dụng CLVT đa dãy trước khi thực hiện can thiệp TIPS, tuy nhiên trong nghiên cứu này vẫn chưa nêu rõ giá

trịtrong định hướng can thiệp [139].

Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mô tả một số đặc điểm hình

ảnh CLVT đa dãy hệ TMC và các TM vòng nối, từ đó đưa ra các đặc điểm về

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy hệ tĩnh mạch cửa và vòng nối ở bệnh nhân xơ gan có chỉ định can thiệp TIPS (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)