Tình hình nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng lâm sàng vạt mạch xuyên

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm (Trang 43 - 45)

Ngô Xuân Khoa [78] (2011) đã tiến hành nghiên cứu giải phẫu vạt da-cơ bụng chân ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình trên 34 cẳng chân của 17 xác cũng đã cho những kết quả khả quan. Theo đó, vạt da-cơ bụng chân là vạt tự do lý tưởng vì cuống mạch hằng định, đơn độc và kích thước lớn. Hơn nữa sử dụng vạt này làm vạt tại chỗ rất hữu ích thay thế chắc chắn cho các vạt khác để che phủ khuyết hổng trước xương chày, khớp gối. Có thể sử dụng vạt da-cân trên mỗi cơ bụng chân. Phạm vi nghiên cứu này chỉ gồm các mạch trước khi đi vào cơ và sựphân nhánh trong cơ, các mạch xuyên cơ da chưa được báo cáo.

Lê Xuân Giang [57] (2014) đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định vùng đáng tin cậy của mạch xuyên chày trước trên 20 tiêu bản xác cẳng chân được tiêm thuốc xanh methylene và barium sulfate vào ĐM khoeo. Kết quả: Số lượng cuống mạch xuyên (đường kính trên 0,5mm) có nguyên uỷ từ ĐM chày trước đến và nuôi da mặt ngoài cẳng chân khoảng 5,65 ± 1,09 nhánh xuyên, với đường kính trung bình của cuống vạt là 0,75 ± 0,26 mm và chiều dài trung bình của cuống vạt là 4,26 ± 1,03 cm[58]. Kích thước vạt lớn: dài 23 cm, rộng 9 cm, đủđể che phủ KHPM rộng với diện tích lên đến 207 cm2. Vạt dạng đảo di động tốt với góc xoay lớn 180°. Cuống mạch có độ dài từ 1,5 - 3 cm. Kỹ thuật bóc vạt không quá khó, có thể thực hiện được ở nhiều cơ sở y tế. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn ở ĐM chày trước, không toàn diện về mạch xuyên ở vùng cẳng chân bao gồm cả ĐM chày sau và ĐM mác.

Nguyễn Văn Thạch [81] (2019) phẫu tích nghiên cứu giải phẫu ĐM xuyên vách da xuất phát từ ĐM chày sau nhằm hoàn thiện cơ sở giải phẫu để lấy vạt mạch xuyên ĐM chày sau an toàn và hiệu quả hơn. Đối tượng nghiên cứu gồm 30 cẳng chân trong đó có 16 cẳng chân từ 8 xác tươi người Việt Nam trưởng thành tại Bộ môn Giải phẫu –Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh và 14 cẳng chân từ phần chi sau cắt cụt trên gối tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Phẫu tích trên 30 cẳng chân, có tổng số 161 mạch xuyên nuôi da từ ĐM chày sau, trung bình có 5,4 ± 1,5 mạch xuyên trên mỗi cẳng chân. Các mạch xuyên tập trung nhiều hơn ở 1/3G cẳng chân (50,9%), và 1/3D cẳng chân (40,4%). Mỗi ĐM xuyên thông thường có 2 TM tùy hành (84,5%), 4 ĐM có tới 3 TM đi kèm (2,4%) và 2 ĐM xuyên không có TM tùy hành (1,24%) ở vị trí 1/3D cẳng chân. Theo kết luận của nghiên cứu, các đặc điểm giải phẫu của ĐM xuyên nuôi da xuất phát từ ĐM chày sau là cơ sở cần thiết để phẫu thuật lấy vạt, cần có thêm các nghiên cứu ứng dụng lâm sàng để củng cố, bổ sung cho nghiên cứu giải phẫu giúp cho việc lấy vạt thuận lợi và an toàn hơn.

Như vậy, trong khoảng 2 thập kỉ trở lại đây, vạt mạch xuyên là một chất liệu mang tính cách mạng trong phẫu thuật tạo hình trên thế giới. Lựa chọn cuống vạt để từ đó thiết kế vạt trước mổ có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến sức sống của vạt và kết quả điều trị. Siêu âm Doppler và chụp CLVT mạch máu là hai công cụ chẩn đoán hình ảnh rất hữu ích hỗ trợ khảo sát mạch xuyên cho vạt, trong đó chụp CLVT đang ngày càng bộc lộ nhiều ưu thế hơn và trở thành xu hướng được ưu tiên sử dụng trong tương lai. Vạt mạch xuyên cũng đã được ứng dụng khá rộng rãi tại Việt Nam vào khoảng hơn 10 năm nay, trong đó có vạt mạch xuyên từ ĐM chày trước, chày sau và ĐM mác. Tuy nhiên các nghiên cứu giải phẫu hay các nghiên cứu lâm sàng liên quan đến dạng vạt này ở vùng cẳng chân còn ít và đơn lẻ, chỉ khu trú ở từng ĐM hoặc từng vùng riêng biệt của cẳng chân. Chúng tôi cũng chưa thấy báo cáo nào về sử dụng CLVT 320 dãy khảo sát giải phẫu hệ ĐM xuyên từ ĐM chày trước, chày sau và ĐM mác và hỗ trợ xác định cuống mạch trước phẫu thuật cho dạng vạt này tại Việt Nam.

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)