Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm (Trang 108 - 110)

Theo kết quả bảng 3.11, trên tổng số 55 BN sử dụng vạt mạch xuyên điều trị BN vùng cẳng chân, có 44 BN nam và 11 BN nữ. Tuổi trung bình là 55,2 ± 17,7 tuổi. Kết quả sự khác biệt về giới này có sự tương đồng với nghiên cứu của Cheng L. và CS [20] (2017) trên 10 BN, bao gồm 9 nam và 1 nữ; tuổi trung bình là 58,2 tuổi, nhưng có sự khác biệt với nghiên cứu của Fan C. và CS[27] (2011), khi nghiên cứu này có 14 nam và 1 nữ với tuổi trung bình 33,9 tuổi ( 25-48 tuổi), hay như trong nghiên cứu của Tos P. và CS [113] (2011) có 11 BN nam và 11 BN nữ, tuổi trung bình 56,5 tuổi (22 -86 tuổi). Điều này cho thấy, các BN có thể gặp ở đa dạng các độ tuổi, ở cả giới nam và nữ, tùy thuộc vào nguyên nhân tổn thương hoặc đặc điểm lao động xã hội. Các tổn thương khuyết hổng vùng cẳng chân thường gặp ở nam giới (44/55 trường hợp, tương đương 80%), thường gặp ở độ tuổi > 50 tuổi (50,9%) và 18 – 50 tuổi (45,5%). Trong hầu hết các nghiên cứu, các KHPM thường gặp ở giới tính nam nhiều hơn [13], [68], [69]. Điều này có thể lý giải khi mà nam giới tham gia vào các hoạt động lao động nặng nhiều hơn, cũng đồng thời phản ánh tình trạng gặp các tai nạn nặng ở đối tượng lao động này. Ngoài ra, tương tự như các tác giả trên, trong nghiên cứu của chúng tôi, không thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đặc điểm tuổi và giới đối với sức sống của vạt (bảng 3.19).

Bekara F. và CS [7] (2016) đã tiến hành một nghiên cứu tổng hợp các cơ sở dữ liệu MEDLINE, PubMed Central, Embase, và Cochrane từ năm 1991 đến tháng 5 năm 2014 để tổng hợp các bài viết mô tả vạt mạch xuyên dạng hình cánh quạt ở vùng cẳng chân. 40 báo cáo đáp ứng các tiêu chí nghiên cứu của nhóm tác giả đã được hồi cứu, bao gồm 428 vạt mạch xuyên dạng cánh quạt. Nguyên nhân phổ biến nhất của các tổn khuyết phần mềm này là do sau chấn thương (55,2 %). Dữ liệu kết quả từ bảng 11 cho thấy tổn thương KHPM không chênh lệch nhiều giữa chân phải và chân trái (50,9 và

49,1%) và tập trung chủ yếu ở 1/3D cẳng chân (89,2%), đặc biệt là 1/3 sau dưới cẳng chân (41,9%). Kết quảnày tương tự với kết quả trong nghiên cứu tổng hợp của Bekara F. và CS[7] (2016), hầu hết các tổn khuyết là ở 1/3D của cẳng chân (45,6 %). Hifny M. A. và CS [34] (2019) đã tiến hành nghiên cứu trên 11 BN bao gồm các BN kích thước nhỏđến trung bình ở 1/3G và 1/3D cẳng chân. Vị trí BN nằm ở vị trí 1/3D trong 9 trường hợp (81,8%) và 2 trường hợp (18,1%) ở 1/3G. Cũng như các nghiên cứu trên, chúng tôi không thấy sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng tổn thương với sức sống của vạt (bảng 3.21).

4.3.2. Đặc điểm tổn thương

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chiều dài trung bình KHPM là 6,5cm, nhỏ nhất là 3cm và lớn nhất là 14cm; trung bình chiều rộng KHPM là 4,5cm, nhỏ nhất là 2cm và lớn nhất là 8cm (bảng 3.12). Có 44 BN có diện tích tổn thương từ 20cm2 trở lên. Các BN có kích thước KHPM dưới 20cm2 chỉ chiếm 20%; diện tích trung bình KHPM là 30,7cm2 với diện tích nhỏ nhất là 60cm2, lớn nhất là 84cm2. Ngoài tổn thương KHPM, theo bảng 3.13, các BN có KHPM kèm theo tình trạng lộ xương (29/55 trường hợp), lộ gân (16/55 trường hợp). Điều trị các KHPM của vùng cẳng chân cho đến hiện tại vẫn là một thách thức lớn, vì đặc điểm đặc trưng của của cẳng chân, nhất là vị trí 1/3D là phần mềm dưới da nghèo nàn, nguồn cấp máu cho phần mềm cũng không phong phú như tại các vùng khác; tổ chức da lại có tính linh động không cao, dẫn đến BN đa số sẽ gây lộ gân, xương, ổ kết xương với các phương tiện kết xương, hay ổ khớp giả. Công tác điều trị vì thế thường phức tạp, kéo dài, và khó khăn trong việc tìm kiếm chất liệu tạo hình che phủ. Sự ra đời của các vạt tự do, đã cung cấp nhiều chất liệu tạo hình hơn cho che phủ các dạng tổn khuyết này, và trong vài thập niên gần đây, với sự phát hiện và nghiên cứu ngày càng chi tiết hơn về hệ thống mạch xuyên đã dẫn đến vạt mạch xuyên cuống liền tại chỗ ngày càng được ưu tiên sử dụng để che phủ thỏa đáng các KHPM tại cẳng chân [6], [21, [95], [117].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)