Số lượng của động mạch xuyên

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm (Trang 95 - 98)

Trên tổng số 47 cẳng chân được chụp CLVT 320 dãy, chúng tôi tìm thấy 217 ĐM xuyên, số ĐM xuyên trung bình là 4,6 ± 2,1. Tần suất bắt gặp 2-6 ĐM xuyên trên 1 cẳng chân chiếm tỷ lệ cao 78,7% (37/47 trường hợp). Đặc biệt có 9 trường hợp tìm thấy 6 mạch xuyên trên một cẳng chân (bảng 3.1). ĐM xuyên từ ĐM chày trước chiếm sốlượng ít nhất (24%). Ưu thế nhất về số lượng là ĐM xuyên từ ĐM chày sau, chiếm 45,6% trên tổng số. Tiếp theo là ĐM xuyên từ ĐM mác với tỉ lệ 30,4% (bảng 3.3, biểu đồ 3.1). Theo một số nghiên cứu khảo sát tổng hợp về ĐM xuyên từ cả 3 ĐM chày trước, chày sau

và ĐM mác, như nghiên cứu phẫu tích 20 cẳng chân của xác tươi của Tapadar A.[107] (2014), ĐM xuyên từ ĐM chày trước có số lượng ít nhất trên cẳng chân (27,2%), tỉ lệ lớn nhất là ĐM xuyên từ ĐM chày sau (39,8%) và số lượng lớn thứ 2 là ĐM xuyên từ ĐM mác (33%). Nghiên cứu của Whetzel T. P.[119] (1997) trên 30 xác cẳng chân tươi cũng có kết quả tương tự với nghiên cứu của chúng tôi, khi chỉ ra sốlượng ĐM xuyên lớn nhất từ ĐM chày sau, tiếp đến là ĐM mác và ít nhất là từ ĐM chày trước.

Trong nghiên cứu này, trung bình trên 1 cẳng chân có 1,10 ± 1,29 ĐM xuyên xuất phát từ động mạch chày trước, 2,11± 1,05 - từ ĐM chày sau và 1,40 ± 1,10 - từ ĐM mác. Sốlượng này khá khác biệt so với các nghiên cứu ở trên xác, thường là ít (bảng 4.1). Shaverien M.[96] (2008) đã phẫu tích xác và bơm chất chỉ thị màu (latex, hỗn hợp barium sulfate/gelatin) và thuốc cản quang vào trong lòng ĐM chính trước khi chụp CLVT 16 dãy để nghiên cứu về giải phẫu, cũng như nghiên cứu phẫu tích sau bơm chất chỉ thị màu của Lê Xuân Giang [58] (2014) và Nguyễn Văn Thạch [81] (2019), những động mạch xuyên được liệt kê vào số lượng khi có đường kính trên 0,5mm, thỏa mãn tiêu chí của động mạch làm cuống vạt. Kết quả cho thấy, số lượng các ĐM này lớn hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác nhau được giải thích là do khi bơm hỗn hợp chất chỉ thị màu và thuốc cản quang trực tiếp vào trong lòng ĐMtrên xác, vô tình làm tăng đường kính của các động mạch xuyên, một số mạch trở nên lớn hơn 0,5mm, do đó làm tăng sốlượng của các ĐM này. Theo một số nghiên cứu giải phẫu khác ở trên xác như nghiên cứu của Whetzel T. P.[119] (1997), Carriquiry C.[14] (1985), khi phẫu tích tìm kiếm các ĐM xuyên với kích thước không giới hạn (cả trên và dưới 0,5mm) cũng cho kết quảtương tựnhư Schaverien M. (bảng 4.1).

Bng 4.1. Slượng động mch xuyên vùng cng chân theo các nghiên cu

Nghiên cứu Phương

pháp Đối tượng Đường kính ĐM xuyên (mm)

Chày trước Chày sau Mác

NC của chúng tôi CLVT 320 Cơ thể sống ≥ 0,5 1,1 ± 1,29 2,11 ± 1,05 1,4 ± 1,1 Whetzel T. P. [119] (1997) Phẫu tích Xác Không giới hạn 9,8 (6-14) 5,4 (3-8) 4,8 (1-7) Carriquiry C. [14] (1985) Phẫu tích Xác Không giới hạn 8 (6-10) 4-5 3-5 Schaverien M[96] (2008) Phẫu tích CLVT 16 Xác ≥0,5 9,9 ± 4,4 4,9 ± 1,7 4,4 ± 2,3 Martin.L.[66] (2013) CLVT 16 Xác Không giới hạn 19 ± 2 8,4 ± 1,5 10,6 ± 0,5

Lê Xuân Giang

[58] (2014) Phẫu tích Xác ≥0,5 5,65 ± 1,09 - -

Nguyễn Văn Thạch [81]

(2019)

≥0,5 - 5,4 -

Martin A. L.[66] (2013) đã sử dụng CLVT 16 dãy với thuốc cản quang là hỗn hợp gelatine và oxit chì để khảo sát hệ động mạch xuyên vùng cẳng chân, bao gồm cả những mạch có đường kính nhỏ hơn 0.5mm, kết quả cũng cho thấy sốlượng mạch lớn hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác (bảng 4.1). Lý do được giải thích là: (1) Nghiên cứu này thống kê động mạch xuyên với mọi kích thước, (2) Oxit chì là thuốc cản quang lý tưởng nhất đối với hiển thị ảnh, thuốc này chỉđược sử dụng trên xác mà không dùng cho người sống, (3) Do tiến hành trên xác nên không giới hạn về thời gian, nhóm nghiên cứu có thể khảo sát nhiều lần nên hạn chế tối đa khả năng bỏ xót mạch xuyên.

Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên sử dụng CLVT 320 dãy để khảo sát động mạch xuyên ở cẳng chân ở trên cơ thể sống. Ngoài lý do đặc điểm giải phẫu của mạch xuyên là rất không hằng định theo chủng tộc, tuổi, giới, tiền sử bệnh và thậm chí cả tính cá thể (trên mỗi cơ thểkhác nhau thì đặc điểm động mạch xuyên cũng khác nhau) [24], chúng tôi cũng cho rằng với độ phân giải không gian và protocol chụp đã được áp dụng, có khả năng CLVT 320 đã không thể hiện ảnh được toàn bộ những động mạch xuyên vùng cẳng chân, đặc biệt là những động mạch nhỏ có đường kính dưới 0,5 mm, hoặc ở vùng đầu xa của động mạch như những nghiên cứu ở trên xác. Sau nghiên cứu này, nếu như chúng tôi chọn được những thông số phù hợp hơn (chuyển vị trí hiển thị thuốc cản cản quang từ động mạch chậu xuống động mạch khoeo, cho gần với các động mạch xuyên (bolus method); tốc độ chụp phù hợp hơn để theo kịp sự di chuyển của thuốc ở trong lòng động mạch) hoặc chọn những máy CLVT có độ phân giải không gian cao hơn (CLVT 512 dãy) hoặc phần mềm hiện ảnh có tính năng mạnh hơn nữa thì sẽ giúp cho những số liệu của chúng tôi gần với những số liệu nghiên cứu ở trên xác.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)