Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch của sinh viên đại học trên địa bàn hà nội (Trang 66)

4. Kết cấu

4.2.5. Đánh giá chung

- Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra thành công những khái niệm, nhân tố ảnh hưởng, nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

- Mẫu nghiên cứu nhỏ nên dễ dàng đưa ra những kết luận và phân tích sát với số liệu

thống kê đã khảo sát được, dựa vào đó có thể đưa ra những cách nhìn khách quan nhất về vấn đề dưa ra để có thể nghiên cứu và hoàn thành bài nghiên cứu.

- Đề tài nghiên cứu cũng từ đó có thể góp phần giúp cho người đọc, người nghe có thể

có hướng nhìn khách quan hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

4.2.5.2. Hạn chê của nghiên cứu

− Đề tài đã thực hiện phỏng vấn với sinh viên từ nhiều trường đại học trên địa bàn Hà Nội nhưng vì nguồn lực của người nghiên cứu bị hạn chế và không có khả năng biết được tổng thể sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội nên việc lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, do đó có thể khả năng đại diện cho tổng thể là hạn chế.

− Các thang đo được xây dựng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch

của sinh viên. Vì có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch của sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội nên khiến sinh viên khi trả lời bản câu hỏi phải mất quá nhiều thời gian mà lại khó có thể đưa ra đúng suy nghĩ thường ngày về những câu hỏi khảo sát.

− Trong quá trình triển khai thu thập thông tin khảo sát, tác giả nhận thấy rằng một số sinh viên rất có trách nhiệm đối với việc trả lời nhưng có một số sinh viên chưa thực sự quan tâm và nghiêm túc trả lời câu hỏi khảo sát, vì thế kết quả phần nào còn hạn chế.

− Do nguồn lực hạn chế nên không thể xác nhận lại đáp án, câu trả lời của du khách vì

du khách chỉ tham quan và ở lại nơi đến trong chuyến du lịch, mà câu hỏi khảo sát là câu hỏi tức thời nên kết quả không sát với thực tế.

Kết luận: Ở chương 4, tác giả đã phân tích sơ bộ về đặc điểm sinh viên đại học

ở Hà Nội, thống kê mô tả, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi du lịch qua phiếu điều tra. Qua kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá đã chấp nhận tất cả 5 biến với 24 thang đo để đưa vào phương trình hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy cho ta thấy cả 5 nhân tố đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại điểm đến Hà Nội. Đa phần các biến đều tác động cùng chiều với biến phụ thuộc ngoại trừ biến “kinh tế”. Trên thực tế, việc du lịch phải gắn liền với việc chi trả chi phí cho các dịch vụ, hàng hóa sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ khả năng chi trả ( nhất là sinh viên đại học) cho

mong muốn của mình nên việc cân nhắc về các khoản chi phí là điều được mọi người quan tâm nhất trước khi đi du lịch. Vì vậy, kinh tế hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng đến hành vi du lịch của sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1 Đánh giá chung về nội dung nghiên cứu

Qua việc điều tra và nghiên cứu về hành vi du lịch của sinh viên trên địa bàn Hà Nội, kết quả của các mô hình đo lường và các phân tích, nghiên cứu cho thấy, sau khi đã bổ sung và điều chỉnh, các thang đo đều đạt được độ tin cậy cho phép. Kết quả cũng cho thấy trong phạm vi nghiên cứu điển hình sinh viên trên địa bàn Hà Nội chưa cho thấy được sự chính xác tuyệt đối tuy nhiên mang tính khái quát cao, tổng hợp và khá là sát so với vấn đề nghiên cứu. Tóm tắt lại kết quả thì hành vi du lịch của sinh viên ảnh hưởng bởi các yếu tố: văn hóa, xã hôị,cá nhân, tâm lý, kinh tế. Vì vậy để thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của sinh viên trên địa bàn Hà Nội cần đưa ra một số giải pháp và kiến nghị, đề xuất giúp giải quyết vấn đề

5.1.1 Những mặt tích cực

Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch của sinh viên được đánh giá vào mức độ tốt, bình quân tất cả các tiêu chí đánh giá đạt 4,5/5 điểm trong thang đo Likert. Thông qua quá trình khảo sát và quan sát thực tiễn, phần lớn các sinh viên đều cho rằng các yếu tố đó ảnh hưởng đến hành vi du lịch, mức độ ảnh hưởng đạt ở mức khá cao đạt từ 70 – 80%, trong đó chia ra các yếu tố:

- Kết quả đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến hành vi du lịch được thể hiện trong các tiêu chí của văn hóa được sinh viên đánh giá với hơn 55% sinh viên cho rằng nó ảnh hưởng và rất ảnh hưởng. Hiện nay một số phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu được loại bỏ, nền văn hóa ngày càng đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng mức độ ảnh hưởng trên 55% không phải là một con số an toàn, mức độ ảnh hưởng đến hành vi du lịch của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vậy nên trong yếu tố văn hóa cần được bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp.

- Kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến hành vi du lịch của sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội được thể hiện trong các tiêu chí của xã hội được sinh viên đánh giá hơn 60% sinh viên cho rằng nó ảnh hưởng và rất ảnh hưởng.

- Kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của yếu tố cá nhân đến hành vi du lịch của sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội được thể hiện trong các tiêu chí của xã hội được sinh viên đánh giá hơn 70% sinh viên cho rằng nó ảnh hưởng và rất ảnh hưởng. Yếu tố cá nhân được sinh viên đánh giá mức độ ảnh hưởng khá cao.

- Kết quả đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến hành vi du lịch được thể hiện trong các tiêu chí của văn hóa được sinh viên đánh giá với hơn 75% sinh viên cho rằng nó ảnh hưởng và rất ảnh hưởng. Yếu tố tâm lý được sinh viên đánh giá mức độ ảnh hưởng khá cao. Bởi tâm lý dễ bị thay đổi bởi những yếu tố khác như hiệu ứng đám đông, tâm lý của sinh viên rất thích thể hiện mình, luôn

tìm tòi, khám phá những điều mới lạ nên chính điều này dẫn đến tâm lý của họ sẽ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài.

- Kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến hành vi du lịch của sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội được thể hiện trong việc nhận xét đánh giá các tiêu chí về kinh tế được sinh viên đánh giá thấp với hơn 40% sinh viên cho rằng nó ảnh hưởng và rất ảnh hưởng, đây là yếu tố bị đánh giá mức độ ảnh hưởng khá thấp so với những yếu tố còn lại, do từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2021 do ảnh hưởng của COVID 19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh sản xuất của nhiều doanh nghiệp. Việc cắt giảm nhân sự đang là biện pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong bối cảnh hiện nay nếu muốn duy trì hoạt động kinh doanh sản xuất. Điều này đã làm cho cơ hội việc làm của sinh viên ngày càng khó, sinh viên không có thêm thu nhập dẫn đến chi tiêu hàng tháng phụ thuộc vào trợ cấp của gia đình.

5.1.2 Những mặt hạn chế còn tồn tại

Song song với mặt tích cực, kết quả điều tra, khảo sát cũng chỉ ra nhiều vấn đề hạn chế còn tồn tại.

- Mở cửa và hội nhập quốc tế là quy luật, nguyên tắc sống còn để phát triển và tạo nên sự bình đẳng giữa các quốc gia. Những kết quả do hội nhập quốc tế mang lại đã mở ra nhiều cơ hội cho nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cơ hội lớn nhưng thách thức cũng lớn, đặc biệt là vấn đề “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở mỗi quốc gia”. Mặt trái của mở cửa hội nhập là sự du nhập của những nền văn hóa đồi trụy, lai căng,…làm cho bản sắc bị mai một dần. - Xã hội cũng ngày càng phát triển, kéo theo những hệ lụy để lại như trộm cắp tại các

điểm đến du lịch dẫn đến một bộ phận sinh viên cũng ái ngại khi đi du lịch

- Đặc điểm tâm lý của mỗi người là khác nhau do đó có một số sản phẩm du lịch khó đáp ứng của sinh viên.

5.2 Dự báo xu hướng và quan điểm phát triển

5.2.1 Dự báo xu hướng du lịch của sinh viên Hà Nội

Khám phá, trải nghiệm những vùng đất mới, nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ học căng thẳng vẫn là mục đích của đa số thị trường khách sinh viên , song nhiều nhu cầu mới hình thành, đặc biệt là nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lâp trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và công nghê ̣cao (tính hiên đại, tiên nghi).

Phát triển du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng vừa là xu hướng vừa là đòi hỏi tất yếu đối với ngành Du lịch để thực hiện nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh đến phương thức quản lý và kinh doanh du lịch, hình thành các xu hướng du lịch mới như du lịch thông minh, du lịch sáng tạo. Khác với tour truyền thống, du lịch thông minh chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại đảm bảo mức chi phí thấp, an toàn và thuận tiện nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ và sử dụng các thiết bị hiện đại và thông tin, dữ liệu toàn cầu.

Tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế và khu vực đã trở thành xu hướng quan trọng trong phát triển du lịch trên thế giới.

Vai trò của thị trường khách sinh viên ngày càng lớn đối với sự phát triển du lịch do thu nhập ngày càng tăng, sự phát triển mạnh của tầng lớp trung lưu là động lực lớn thúc đẩy tiêu dùng du lịch.

5.2.2 Quan điểm phát triển các loại hình du lịch trong vài năm tới

Thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cho thấy, du lịch đang phát triển theo đúng định hướng, bảo đảm bền vững, có hiệu quả, phù hợp và đóng góp mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam.

Theo dự báo của UNWTO, thời gian tới; tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí vẫn là mục đích của đa số thị trường khách, song nhiều nhu cầu mới hình thành, nhất là nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Theo đó, du lịch trải nghiệm; du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe sẽ ngày càng phổ biến; vừa là xu hướng, vừa là đòi hỏi tất yếu để bảo đảm phát triển bền vững. UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc chiếm 15%.

Bên cạnh đó, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch hiện nay đang có sự thay đổi rõ rệt khi ngoài những khoản chi thiết yếu cho ăn uống, ngủ nghỉ, vận chuyển, tỷ trọng chi tiêu dành cho những dịch vụ như mua sắm hàng hóa, giải trí, trải nghiệm… cũng ngày càng tăng. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ đến phương thức tiếp cận, chia sẻ thông tin du lịch của du khách. Sự bùng nổ của mạng xã hội và các ứng dụng di động cũng tác động tích cực góp phần giúp cho hình thức du lịch tự túc với sự phát triển của dòng khách lẻ tăng mạnh. Song song với đó là sự hình thành các xu hướng du lịch mới như du lịch thông minh, du lịch sáng tạo… Theo UNWTO, nền tảng công nghệ số và dữ liệu sẽ chi phối tăng trưởng du lịch ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 80% số chuyến đi được đặt trực tuyến và 87% số người trẻ tuổi đánh giá điện thoại thông minh là công cụ cần thiết cho du lịch…

Du lịch đang phát triển theo đúng định hướng, bền vững, hài hòa, hiệu quả cao; thị trường du lịch được mở rộng, lượng khách không ngừng tăng và sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hoá trên cơ sở phát triển thế mạnh tiềm năng tài nguyên du lịch đem lại mức tăng trưởng ổn định về tổng thu từ du lịch. Hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hoàn chỉnh đồng bộ. Thủ tục hành chính được cải tiến, tạo thuận lợi cho khách du lịch, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch.

Các điểm đến du lịch tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền, thực hiện các nội dung Chiến lược, Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; rà soát bổ sung các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện theo yêu cầu Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các kế hoạch tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước. Tập trung xây dựng môi trường du lịch văn minh, lịch sự, thân thiện. Tăng cường thực hiện công tác đối ngoại, phát triển hợp tác quốc tế, giao lưu nhân dân, giao lưu hữu nghị quốc tế gắn kết hiệu quả với hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu du lịch của điểm đến. Thu hút mạnh mẽ đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch và dịch vụ du lịch…

5.3 Đề xuất giải pháp, kiến nghị

5.3.1. Đối với Sở du lịch

Sở du lịch là cơ quan quản lý sự phát triển của du lịch nên đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của du lịch nói chung và kinh tế cả nước nói chung.

Trên cơ sở Tổng sơ đồ quy hoạch phát triển du lịch, sở du lịch và ban quản lý du lịch phải quản lý một cách chặt chẽ và hiệu quả các tài nguyên du lịch nằm trong các vùng du lịch, hạn chế tối đa sự tranh chấp đất đại, phá hủy khai thác quá mức tài nguyên du lịch. Khai thác hợp lý các thế mạnh về tài nguyên du lịch của các điểm đến du lịch.

Cần khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, trong đó có cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Nâng cao nhận thức về ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp đóng vai trò quan trọng, từ đó tạo ra sự ủng hộ mạnh mẽ của các ngành, các cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh du lịch và đưa các tài nguyên du lịch chưa khai thác vào sử dụng hiệu quả.

Khuyến khích người dân địa phương tích cực tham gia đóp góp vào sựu phát triển bền vững của du lịch địa phương.

Sở Du lịch cần phối hợp chặt chẽ, liên kết với các bộ, ban ngành của các ngành liên quan để sớm hoàn thành các quy hoạch về du lịch, xây dựng chính sách, cơ chế ưu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch của sinh viên đại học trên địa bàn hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w