Xuất giải pháp, kiến nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch của sinh viên đại học trên địa bàn hà nội (Trang 72)

4. Kết cấu

5.3 xuất giải pháp, kiến nghị

5.3.1. Đối với Sở du lịch

Sở du lịch là cơ quan quản lý sự phát triển của du lịch nên đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của du lịch nói chung và kinh tế cả nước nói chung.

Trên cơ sở Tổng sơ đồ quy hoạch phát triển du lịch, sở du lịch và ban quản lý du lịch phải quản lý một cách chặt chẽ và hiệu quả các tài nguyên du lịch nằm trong các vùng du lịch, hạn chế tối đa sự tranh chấp đất đại, phá hủy khai thác quá mức tài nguyên du lịch. Khai thác hợp lý các thế mạnh về tài nguyên du lịch của các điểm đến du lịch.

Cần khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, trong đó có cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Nâng cao nhận thức về ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp đóng vai trò quan trọng, từ đó tạo ra sự ủng hộ mạnh mẽ của các ngành, các cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh du lịch và đưa các tài nguyên du lịch chưa khai thác vào sử dụng hiệu quả.

Khuyến khích người dân địa phương tích cực tham gia đóp góp vào sựu phát triển bền vững của du lịch địa phương.

Sở Du lịch cần phối hợp chặt chẽ, liên kết với các bộ, ban ngành của các ngành liên quan để sớm hoàn thành các quy hoạch về du lịch, xây dựng chính sách, cơ chế ưu

đãi, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, hệ thống sân bay,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đồng thời đáp ứng được các nhu cầu của du khách cũng như sinh viên.

Kết hợp với các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng phục vụ cao để đáp ứng các nhu cầu của du khách.

Về đối tượng khách: tập trung toàn bộ và kích thích nhu cầu, đoạn thị trường gồm sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng.

5.3.2. Đối với ủy ban nhân dân các điểm đến

Phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thành các quy hoạch phát triển quy hoạch, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch và kiến nghị với Thủ tướng chính phủ về điều chỉnh, bổ sung các điều kiện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố.

Phê duyệt các quy hoạch du lịch cụ thể, bao gồm các dự án đầu tư du lịch tại các điểm đến du lịch theo phân cấp để đảm bảo phát triểm du lịch thực hiện theo đúng kế hoạch.

Ưu tiên bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách thành phố hàng năm để thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các thành phố.

Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, thực hiện các biện pháp huy động các nguồn lực hợp pháp cho đầu tư phát triển điểm đến.

5.3.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Viêt Nam là nơi có nhiều địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn, có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch trong. Nên đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm đến. Các nhà kinh doanh du lịch có vai trò rất lớn trong việc thu hút du khách nên các nhà lãnh đạo du lịch phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch, bên cạnh đó cũng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch của mình để đem đến chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhất, kích thích nhu cầu đi du lịch của sinh viên

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của đơn vị du lịch để thu hút nhiều sinh viên và tăng thời gian lưu trú của sinh viên.

Các doanh nghiệp cần kinh doanh lành mạnh, giá cả ổn định để đảm bảo quyền lợi của du khách.Việc kinh doanh của các doanh nghiệp không được tổn hại đến môi trường và phải bảo vệ cảnh quan tự nhiên của điểm đến.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng luôn là yêu cầu quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động marketing du lịch riêng với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành. Nhóm tác giả lựa chọn đề tài này với mục đích nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng du lịch của sinh viên Đại học trên địa bàn Hà Nội, đưa ra các quan điểm về xu hướng mới và phát triển, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp lữ hành thu hút thị trường này.

Để kết luận lại bài nghiên cứu, nhóm tác giả xin trình bày một số kết quả chính và đóng góp của bài nghiên cứu, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

• Kết quả chính và đóng góp của đề tài

Một là, kết quả của bài nghiên cứu sẽ giúp những người quan tâm và các doanh nghiệp lữ hành có cái nhìn khái quát về hành vi tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng du lịch của sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội. Đây có thể được coi là một cuộc khảo sát sơ bộ đối với thị trường đầy tiềm năng này.

Hai là, các cơ quan quản lý về du lịch, các doanh nghiệp lữ hành có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để xây dựng các chính sách marketing đúng hướng và có hiệu quả.

• Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Như các công trình hay dự án nghiên cứu khác, bài nghiên cứu vẫn còn những mặt hạn chế nhất đinh. Cụ thể như sau:

Một là, xuất phát từ trình độ và khả năng có hạn, nhóm tác giả đã xây dựng các khái niệm và mô hình nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu trước đó, chưa có sự bổ sung hay tính mới của mô hình. Tuy nhiên, các khái niệm và mô hình nhóm tác giả sử dụng làm tổng quan nghiên cứu đều đã được chọn lọc kỹ, đảm bảo phù hợp tối đa đối với yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

Hai là, nghiên cứu này được thực hiện với 48,7% là sinh viên Đại học Thương Mại và quy mô mẫu là 150, rất có thể kết quả này sẽ không đại diện được cho toàn bộ sinh viên Đại học trên địa bàn Hà Nội mà cần phải có những nghiên cứu tiếp theo với quy mô mẫu lớn hơn nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác nhất.

Mặc dù đã có nhiều cố gằng nhưng do trình độ và thời gian có hạn, nghiên cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả mong muốn người đọc có những đóng góp quý báu để có thể hoàn thiện hơn trong những nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh (2009), Tập bài giảng Hành vi tiêu dùng trong du

lịch, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

2. Phạm Văn Đại (2016), Hành vi lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách Việt

Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Phạm Thị Kiệm (2018), Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học Viện Khoa học Xã Hội.

4. Võ Văn Thành (2015), Giáo trình Tổng Quan du lịch của trường Đại học Thương Mại.

5. GS.TS Trần Minh Hạo (2013), Giáo trình Marketing căn bản của trường Đại

học kinh tế Quốc Dân.

6. Đào Hữu Mạnh (2015), Nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng.

7. Trần Ngọc Quý (2014), nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng

8. Trần Thị Kim Oanh (2013), Nghiên cứu hành vi tiêu dùng du lịch của du khách

Mỹ tại Việt Nam. Vận dụng cho công ty cổ phần du lịch Việt Nam – Hà Nôi, Đại

học Quốc Gia Hà Nội.

9. Võ Hoàn Hải, Nghiên cứu môt số yêu tố ảnh hưởng đên hành vi du lịch của du

khách nôi địa đên thành phố Nha Trang

10.Trần Thị Thu Huyền (2019), Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đên hành vi mua

sắm của du khách Thái Lan đên Huê, Tạp chí Khoa học- Đại học Huế: Khoa

học Xã hội Nhân văn.

11.Nguyễn Thị Bình (2020), Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đên việc lựa chọn

điêm đên Phu Quốc của khách du lịch nôi địa, Trường Đại học Sư Phạm Thành

phố Hồ Chính Minh, Việt Nam.

12.Nguyễn Văn Liệu, Nguyễn Đình Cử, Nguyễn Quốc Anh (2000), SPSS - ứng

dụng phân tích dữ liệu trong quản trị kinh doanh và khoa học tự nhiên – xã hôi,

NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

13.Trần Thị Minh Hòa (2007), Giáo trình Marketing du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14.PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, TS. Nguyễn Đình Hòa (2009), Giáo trình

Marketing du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

15.Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2001), Marketing du lịch, Nhà xuất bản

thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

1. N Ramya and Dr. SA Mohamed Ali (2016), Factors affecting consumer buying

2. Fratu, D (2011), Factors of influence and changes in the tourism consumer

behaviour, Bulletin of the Transilvania University of Brasovs

3. Mazaffer Uysal, Richard R.Pedue và M.Joseph Sirgy (2012), Du lịch và nghiên

cứu chất lượng cuôc sống,

4. Arch G.Woodside, Chris Dubelaar (2002), A General Theory of Tourism Consumption Systems: A Conceptual Framework and an Empirical Exploration, Journal of Travel Research

5. Mayo, E. và Jarvis, L. (1981), The Psychology of Leisure Travel, Boston: CBI Publishing

6. Sari L.M, Judge T.A (2004), Emloyee Attitudes and Job Satisfaction, Human Resource Management, 43.

7. Factors afecting consummer buying behavior, N Ramya và SA Mohamed

Ali(2016)

8. Factors afecting consummer behavior, DR.Nilesh B, GAJAR (2013)

PHỤ LỤC 1

BẢNG TÓM TẮT THÔNG TIN CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA KHẢO SÁT

STT Chuyên gia Kinh nghiệm công tác Đơn vị công tác

1 Chuyên gia 1 35 Đại học Thương Mại

2 Chuyên gia 2 10 Đại học Thương Mại

3 Chuyên gia 3 15 Đại học Thương Mại

4 Chuyên gia 4 9 Đại học Thương Mại

5 Chuyên gia 5 13 Đại học Thương Mại

6 Chuyên gia 6 2 One trip with local

7 Chuyên gia 7 5 Hanoi free Private tourguide

PHIẾU KHẢO SÁT Y KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI DU LỊCH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

PHẦN A: THÔNG TIN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Chức vụ của Ông/bà?

………. 2. Chức danh của Ông/bà? ……….

3. Kinh nghiệm công tác của Ông/bà ? ……….

4. Đơn vị công tác của Ông/bà? ……….

PHẦN B: TRẢ LỜI CÂU HỎI

STT Kí

hiệu Các nhân tố ảnh hưởng

Ý kiến của các chuyên gia Ghi chú 1 2 3 4 5 1 VH

Phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng đến hành vi du lịch

Văn hóa tiêu dùng của sinh viên ( lựa chọn sản phẩm du lịch phụ hợp với khả năng chi trả…) Sự giao lưu, hội nhập của những nền văn hóa mới từ các quốc gia khác ( KPop- Hàn Quốc,

Trung Quốc…)

Sự biến đổi văn hóa trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay

2 XH

Ảnh hưởng từ người thân/ bạn bè

Các thông tin phản hồi của người đã trải nghiệm

Sức hút của những người có tầm ảnh hưởng ( ca sĩ, diễn viên, người mẫu,…)

Thông qua các hoạt động du lịch để thể hiện tài

năng, hiểu biết, kinh nghiệm và khẳng định uy tín cá nhân, gia tăng bản ngã

3 CN Giới tính chi phối tới hành vi du lịch

Độ tuổi ảnh hưởng tới hành vi du lịch Có lối sống cởi mở, thích trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ

Là người cá tính, năng động, ưa mạo hiểm Bản thân cho rằng đi du lịch là nhu cầu thiết yếu, giúp bản thân tăng trải nghiệm và mở

rộng

STT Kí

hiệu Các nhân tố ảnh hưởng

Ý kiến của các chuyên gia Ghi chú 1 2 3 4 5 mối quan hệ

Định hình cái tôi trong nhân cách, muốn được coi trọng và nhìn nhân , muốn được tự

khẳng định trong xã hôị

4 TL

Muốn trải nghiệm những điều mới mẻ và khác biệt

Muốn có thêm trải nghiệm với nhiều nền văn hóa khác nhau và đặc trưng của vùng/ miền

Giao lưu học hỏi và nâng cao kiến thức về điểm đến

Tìm kiếm những xúc cảm mới Để nghỉ ngơi, thư giãn

Có kiến thức về đi du lịch hoặc am hiểu các loại hình du lịch

Kinh nghiệm du lịch của bản thân

5 KT

Tiền sinh hoạt phụ thuộc vào trợ cấp của gia đình

Thu nhập gia đình ở mức ổn định/ khá/ cao Có khoản thu nhập khác từ việc đi làm thêm ngoài tiền trợ cấp từ gia đình

Có khoản tiền nhàn rỗi, tiết kiệm Có tài khoản tín dụng tiêu dùng

6 HVTD

Tôi có ý định tiêu dùng sản phẩm du lịch trong thời gian tới

Tôi có ý định tiếp tục tiêu dùng sản phẩm du lịch trong thời gian tới

Tôi có ý định giới thiệu cho người thân và bạn bè về việc tiêu dùng sản phẩm du lịch

PHỤ LỤC 2

CÂU HỎI KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI DU LỊCH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Xin chào bạn.

Chúng tôi là nhóm sinh viên thuộc khoa Khách sạn – Du lịch, trường đại học Thương Mại đang nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch của sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội”. Để có thêm thông tin phục vụ cho nghiên cứu, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn bằng cách điền vào các câu hỏi dưới đây. Tất cả thông tin mà bạn cung cấp đều có giá trị khoa học, không có ý kiến nào là đúng hay sai hoàn toàn, mà nó được xem là hợp lý theo từng trường hợp cụ thể. Chúng tôi cam đoan rằng, những thông tin mà bạn cung cấp trong Phiếu khảo sát này luôn được giữ bí mật tuyệt đối.

Xin chân thành cảm ơn! Phần 1: Câu hỏi gạn lọc

Bạn có phải là sinh viên đại học trên đia bàn Hà Nội không?

o Có o Không Phần 2: Nội dung 1. Bạn có thích đi du lịch không? □ Tất nhiên là có □ Không thích lắm □ Cũng không rõ 2. Mục đích đi du lịch của bạn là gì?

□ Nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi

□ Khám phá, trải nghiệm những vùng đất mới

□ Giao lưu, mở rộng mối quan hệ

□ Thăm bạn bè, người thân

□ Khác…

3. Bạn đi du lịch theo hình thức nào?

□ Du lịch tự túc

□ Du lịch theo tour

□ Khác…

4. Bạn thường tìm hiểu thông tin từ nguồn nào trước khi đi du lịch?

□ Bạn bè, người thân

□ Xem quảng cáo, tiếp thị trên các trang báo mạng, báo điện tử, internet

□ Các đơn vị lữ hành

□ Khác…

5. Số ngày bạn thực hiện chuyến đi là bao lâu?

o 1 ngày

o 2 ngày – 3 đêm

o 3 ngày – 2 đêm

o Khác…

6. Bạn đã từng đi làm thêm chưa?

o Đã từng

o Chưa từng

7. Mức thu nhập hàng tháng của công việc bạn đang làm? (Nếu bạn đã đi làm thêm vui lòng trả lời câu hỏi này)

o Dưới 1 tr.đồng/ tháng

o Từ 1 tr.đồng/ tháng

o Từ 2 tr.đồng/ tháng

o Trên 4 tr.đồng/ tháng

8. Khả năng chi trả của bạn cho mỗi chuyến đi là bao nhiêu?

o <500.000

o Từ 500.000 – 1.000.000

o Từ 1.000.000 – 2.000.000

o Từ 2.000.000 trở lên

9. Bạn vui lòng cho biết mức độ ảnh hưởng đối với các yếu tố sau đay đến hành vi du lịch của sinh viên đại học. Theo thang điểm từ 1-5

1: Rất không ảnh hưởng; 2: Không ảnh hưởng; 3: Bình thường; 4: Ảnh hưởng; 5: Rất ảnh hưởng. ST T CÁC CHỈ TIÊU THANG ĐO 1 2 3 4 5

1 VH Phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng đến

hành vi du lịch

Văn hóa tiêu dùng của sinh viên ( lựa chọn sản phẩm du lịch phụ hợp với khả năng chi trả…)

Sự giao lưu, hội nhập của những nền văn hóa mới từ các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch của sinh viên đại học trên địa bàn hà nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w