Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CẢM THỤ VĂN HỌC 59 trang (Trang 66 - 69)

- Thi đọc truyện theo va

Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta

Trần Đăng Khoa được biết đến là một nhà thơ thần đồng với vô số những sáng tác đặc sắc viết về quê hương, đất nước, con người với giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên. Trong số những tác phẩm của nhà thơ, có lẽ “Hạt gạo làng ta” chính là bài thơ để lại nhiều những ấn tượng trong lòng độc giả. Bài thơ đã gợi lên tình yêu quê hương, đất nước, con người từ những hình ảnh rất đỗi bình dị và thân thương của làng quê Việt Nam.

Việt Nam ta vốn là đất nước nông nghiệp với hình ảnh quen thuộc của ruộng đồng, thôn xóm, hạt gạo … Hạt gạo trắng sữa đã được xem như là hạt ngọc quý giá trời cho với vị phù sa nồng nàn của con sông Kinh Thầy thân thuộc, hương thơm thanh mát của hồ sen và xuất hiện trong cả những lời mẹ hát ru con với sự “ngọt bùi đắng cay” da diết. Chính những hạt lúa nhỏ bé, trắng tinh khôi ấy chính là thứ mang lại nguồn lương thực và cả giá trị tinh thần vô cùng lớn lao dành cho mọi người. Dường như, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả vẻ đẹp của những hạt gạo bằng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó với nhân dân nhưng lại là những gì đẹp đẽ nhất và tinh túy nhất. Những đắng cay gian khổ để có được hạt gạo Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, người đọc nhận thấy trước khi thành hình và có thể xuất hiện với những vẻ đẹp tinh túy như cách mà Trần Đăng Khoa miêu tả, có được hạt gạo là cả một quá trình con người phải trải qua rất nhiều những khó khăn và gian khổ:

“Hạt gạo làng ta Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay. Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy”

Qua những dòng viết của nhà thơ, ta thấy hiện lên biết bao nhiêu những trở ngại làm ảnh hưởng đến việc canh tác, cấy cày. Trở ngại ấy phần lớn đến từ sự khắc nghiệt của thiên nhiên, khí hậu. Chắc hẳn ta vẫn nhớ một bài ca dao rất đỗi quen thuộc của ông cha: “Ai ơi bưng bát cơm đầy” – “Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Cái “đắng cay” phải chăng chính là nỗi cực nhọc của người nông dân khi phải đối mặt với những trở ngại của thiên nhiên. Đó là bão giông khi tháng bảy về, là mưa tuôn khi tháng ba đến và trời nắng như cháy da bỏng thịt của những trưa tháng sáu. Những biến động đó của thời tiết là những thách thức rất lớn đối với cây lúa vốn là loại thân mềm lại rỗng ở phía bên trong. Thế nhưng những thử thách ấy dù có lớn đến như thế nào thì cũng không thể làm khó được con người. Không đổ mồ hôi rơi nước mắt, mà người mẹ trong bài thơ cũng như rất nhiều những người nông dân khác đều phải trải qua rất nhiều những khó nhọc chỉ mong có thể lấy công sức ấy đổi lấy những hạt lúa căng tròn và chén cơm mát ngọt. Điều đó khiến cho ta có thể cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của người nông dân Việt Nam. Dù cho bão táp, mưa dầm, nắng rọi khiến cho “nước như ai nấu”, họ vẫn không quản khó nhọc, vẫn cần cù, siêng năng làm lụng chỉ để mong có một mùa thu hoạch thuận lợi, để cuộc sống được đủ đầy hơn, ấm no hơn…

Gian khó mà người nông dân đối mặt trong sản xuất nông nghiệp không chỉ đơn thuần là sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà có những thứ còn khủng khiếp, nguy hiểm hơn nữa, đó chính là bom đạn trong chiến tranh:

“Những năm bom Mĩ Trút lên mái nhà”

Những câu thơ trên đã tái hiện ra khung cảnh đất nước trong những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng khốc liệt. Để tàn phá đất nước ta, chúng không ngại đổ xuống đất ta vô vàn những trận mưa bom, bão đạn với sức hủy diệt ghê gớm. Trước hoàn cảnh đó, bao lớp thanh niên đã đi theo tiếng gọi của tình yêu tổ quốc để xung phong vào trận mạc làm nhiệm vụ chống lại quân thù, bảo vệ nền hòa bình cho đất nước. Đó là nhiệm vụ rất đỗi lớn lao. Lúc này, những người ở lại đảm nhiệm một vai trò cũng lớn lao không kém, là một hậu phương vững chắc bằng cách tăng gia sản xuất để có thể làm ra lúa gạo cung ứng cho bộ đội ta. Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, người đọc cũng thấy quá trình làm ra hạt gạo đã không hề dễ dàng vì sự xuất hiện của những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như đã nói, nhưng những người nông dân đã vượt qua rất xuất sắc. Ấy vậy mà bao nhiêu thành quả lao động sắp được gặt hái thì lại đứng trước nguy cơ bị hủy hoại không thương tiếc của bom đạn kẻ thù. Hình ảnh băng đạn của giặc “vàng như lúa đồng” đã cho thấy sức tàn phá vô cùng của chiến tranh. Vậy là người nông dân phải ra sức bảo vệ lấy chúng để rồi vẫn dành cho đời, nhất là những anh bộ đội chiến sĩ những thành quả ngọt ngào: Hoàn cảnh của chiến tranh tuy có nghiệt ngã, khốc liệt nhưng lại là dịp để làm nổi bật lên ở người nông dân ý chí, lòng quyết tâm, sự can trường và tinh thần sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Dù có khi sự nguy hiểm đe dọa đến sinh mạng con người nhưng họ vẫn không hề lùi bước để có được “bát cơm mùa gặt” – “thơm hào giao thông”. Như vậy, họ thật sự đã trở thành tấm gương, là hậu phương vững vàng và đồng thời cũng là động lực để cho những người chiến sĩ nơi chiến trường có thêm lí do để quyết tâm chiến đấu và mang về thắng lợi. Và quả thật, cuộc kháng chiến chống Mĩ của ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác để rồi cuối cùng cả hai miền Nam – Bắc được vui niềm vui thống nhất…

Thành quả đó dĩ nhiên được tạo nên không chỉ từ một cá thể, một tổ chức mà là sự hợp sức và đồng lòng của cả đất nước, dân tộc.

Những năm khẩu súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng” “Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông”

Sự góp sức của thanh thiếu niên vào hạt gạo và giá trị vô giá Như đã nói, để làm nên sự thắng lợi thì cần đến sự hợp lực của đông đảo mọi người, với công tác sản xuất cấy cày ở địa phương, không chỉ có người lớn mà trẻ em cũng có thể tham gia như một sự đóng góp cho công tác chung của đất nước: Hình ảnh những bạn nhỏ xuất hiện tạo nên một không khí mới cho đoạn thơ dù ở đoạn thơ trước đó tác giả thể hiện sự căng thẳng, hiểm nguy của chiến trận. Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, người đọc nhận thấy dù còn ở tuổi nhỏ nhưng những đứa trẻ đã biết phụ giúp cho gia đình những công việc tuy nhỏ nhưng không kém phần quan trọng. Điều này đã giúp những cánh đồng có thể phát triển tốt nhất: nào là tưới nước để lúa không bị khô cằn vì nắng hạn, nào là bắt sâu ban trưa để chúng không thể phá hoại cây và cả gánh phân chăm bón để cây lúa có chất dinh dưỡng và phát triển được tốt nhất. Những bạn nhỏ ấy đã làm việc với tinh thần hăng say không khác gì người lớn. Điều đó khiến ta như cũng thấy thêm hân hoan, tự hào vì công cuộc xây dựng đất nước có cả sự góp sức của sức trẻ. Như vậy, có thể thấy lứa tuổi nào cũng có thể đóng góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp chung của dân tộc, dù nhỏ thôi nhưng đã thể hiện tấm lòng chân thành dành cho quê hương xứ sở. Riêng những bạn nhỏ trong bài thơ, chính nhờ vào bàn tay góp sức mà hạt gạo trắng thơm được gửi đi đến khắp muôn nơi và mang đến biết bao nhiêu niềm vui cho cả người cho và nhận:

“Hạt gạo làng ta Có công các bạn

Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quét đất Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta”

Trong bài thơ Hạt gạo làng ta dễ dàng nhận ra tác giả nhắc nhiều đến từ “hạt gạo”, thế nhưng trong đoạn thơ này, tác giả đã gọi hạt gạo là “hạt vàng”. Nhà thơ dường như muốn thể hiện sự trân trọng đối với giá trị vô cùng quý giá của hạt gạo ấy. Nó không chỉ quý vì có thể giúp con người ấm lòng no bụng mà còn quý vì chứa đựng biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và sự cố gắng của những người làm ra…

Băng bài thơ được viết theo thể bốn chữ ngắn gọn, nhịp thơ uyển chuyển và cùng các hình ảnh đặc sắc của làng quê Việt Nam, nhất là hình ảnh của hạt gạo trắng ngần, thơm mát. bài thơ đã toát lên những nội dung giàu giá trị. Đó là tình cảm trân trọng của nhà thơ đối với hạt gạo được vun trồng bởi bàn tay khéo léo, chăm chỉ của người nông dân. Bên cạnh đó, nhà thơ còn bày tỏ sự mến phục với những người lao động miệt mài quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời để dâng tặng đời món quà quý báu của đồng nội. Có thể thấy bài thơ “Hạt gạo làng ta” dù được sáng tác bởi một Trần Đăng Khoa nhỏ tuổi nhưng lại thể hiện những suy nghĩ của một người chín chắn, trưởng thành. Sau những vần thơ ngắn gọn ấy, ta cảm nhận được sự quý báu của hạt gạo nói riêng và thành quả của người lao động nói chung. Từ sự cảm nhận đó, ắt hẳn nhà thơ cũng mong muốn mỗi người hãy biết góp sức xây dựng và đồng thời phải biết trân trọng những thành quả ngọt ngào được làm ra. . Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng gửi gắm sự biết ơn đến những dân lao động hai sương một nắng để làm ra hạt gạo - hạt vàng quý giá cho đời.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CẢM THỤ VĂN HỌC 59 trang (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w