- Thi đọc truyện theo va
Phần bổ sung môn CTVH:
Thực trạng dạy CTVH ở các trường Tiểu học hiện nay:
Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ tăng cường năng lực cảm thụ văn cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt hình thành thói quen gìn giữ sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh dưới sự dẫn dắt của thầy, cô. Những bài thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa sẽ đem đến biết bao điều kỳ thú, hấp dẫn. Tuy nhiên muốn trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt mỗi em cần phải tự giác phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt. Bên cạnh đó cảm thụ văn học là một năng lực bắt buộc phải có ở những học sinh giỏi Tiếng Việt. Chính vì vậy cùng với Luyện từ & câu và Tập làm văn, nó là một trong ba nội dung cấu tạo nên một đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt. Vì vậy, tuy được đánh số thứ tự như một mạch kiến thức kĩ năng nhưng nó có một vị trí đặc biệt quan trọng. Mạch kiến thức, kỹ năng này chủ yếu được hình thành trong phân môn Tập đọc.
Cảm thụ văn học, hay nói chính xác hơn, tiếp nhận văn học là một quá trình nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Những tính chất này do đối tượng nhận thức - tác phẩm văn học - quy định. Quá trình cảm thụ văn học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ - hệ thống tín hiệu thứ hai của loài người. Quá trình này mang tính chất chủ quan vì nó phụ thuộc vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, hiểu biết riêng của người cảm thụ văn học.
Thực tế hiện nay, việc cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học chưa được chú trọng. Giáo viên chỉ chú ý vào khâu luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài học. Muốn học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sự sâu sắc của ngôn từ, biện pháp nghệ thuật, và ý nghĩa trong mỗi bài văn, bài thơ mà các em đã được học thì giáo viên phải rèn cho các em kỹ năng cảm thụ văn học. Qua cảm thụ, học sinh được củng cố thêm vốn từ ngữ, biết sử dụng các biện pháp tu từ trong viết bài tập làm văn như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ… và học sinh cũng đọc diễn cảm hơn một văn bản nếu các em cảm thụ tốt văn bản đó.
Dạy Tập đọc lớp 3,4,5 có một điều mà bất cứ giáo viên nào khi giảng dạy cũng phải thừa nhận rằng: Năng lực viết văn của học sinh còn hạn chế. Đặc biệt khả năng cảm thụ văn học chưa cao. Đa số các em chưa thể cảm nhận và phát hiện những cái hay, cái độc đáo của bài văn, bài thơ. Thiết nghĩ đây là vấn đề quan trọng giúp học sinh có năng lực viết văn, trau dồi vốn ngôn ngữ để giao tiếp
và hơn thế nữa là giáo dục tâm hồn trong sáng cho các em. Song thực tế cho thấy vấn đề này còn nhiều hạn chế từ hai phía : người học và người dạy. Vậy làm thế nào để tăng cường kiến thức và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh khi dạy Tập đọc ở Tiểu học theo tinh thần đổi mới phương pháp, đổi mới chương trình? Nghĩa là ngoài việc ‘’dạy đọc’’ theo đúng nghĩa của nó thì yếu tố cần và đủ để dạy thành công tiết Tập đọc đó là: học sinh hiểu được nội dung bài đọc, cảm nhận được cái hay cái đẹp và những tình cảm trong sáng của con người, tình yêu thiên nhiên, yêu lao động … thông qua các thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong mỗi đoạn văn, đoạn thơ.
Trong lịch sử đã tồn tại nhiều phương pháp dạy học khác nhau và càng ngày càng có sự phát triển hơn cho phù hợp với nhận thức và yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên giáo viên chưa trang bị một cách hệ thống, bài bản về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cho nên còn lúng túng đa số giáo viên còn mới hiểu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở hình thức bên ngoài (ví như đổi mới chỉ là sự tăng cường luận nhóm hoặc phải sử dụng giáo án điện tử,…trong các giờ học) mà chưa chú ý được đến bình diện bên trong của phương pháp dạy học (hiệu quả và sự phù hợp của các phương pháp đổi mới với nội dung và đặc thù môn học). Việc tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến dạy học cảm thụ văn học ở Tiểu học được rất nhiều tác giả và các nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung
Đặc trưng của năng lực CTVH lứa tuổi Tiểu học:
Trước khi đến trường, HS Tiểu học đã có vốn văn học nhất định. Đây không phải là lần đầu tiên, các em được tiếp xúc với hình tượng văn học. Ngày từ nhỏ, HS đã được nghe bố mẹ, ông bà kể chuyện cổ tích, nghe và thuộc các bài đồng dao, một số bài ca dao, dân ca. Dù chưa ý thức rõ rệt, nhưng mỗi em có thể đã tiếp xúc với thơ, văn từ rất sớm. Thưở ấu thơ, trong lời ru của bà, của mẹ:
Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Hay:
Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời....
Hoặc:
Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Ngày nào con bé cỏn con Bây giờ con đã lớn khôn thế này
Cơm cha, áo mẹ, ơn thầy Lo sao cho đáng những ngày ước mong...
Âm điệu ngọt ngào của lời ru đã đưa những câu ca ấy đến với các em giúp các em tiếp xúc với văn thơ một cách hồn nhiên. Tình yêu cuộc sống đặt trong sự
gắn bó hài hòa giữa thế giới bao la, một hình ảnh khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết, sự cần mẫn chăm chỉ,....được tác giả dân gian khái quát bằng hình thức những câu thơ dễ thuộc, dễ nhớ, đã đi sâu vào đời sống tâm hồn của mỗi con người và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Ngay cả khi còn chưa biết chữ, mỗi lần được đắm mình vào thế giới những câu chuyện cổ tích kì diệu, trong trí tưởng tượng của các em có thể phần nào hình dung và nhớ được một số chi tiết. Sở dĩ các em có cảm giác yêu nhân vật này hơn nhân vật khác, thích câu chuyện này hơn hay là không thích câu chuyện kia...là vì các em đã bắt đầu có những “cảm nhận chủ quan” về câu chuyện được nghe
Đến bậc Tiểu học, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với tác phẩm văn học bằng chữ viết, chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn trong việc cảm thụ thế giới văn học. Mở trang sách Tiếng Việt ở trường Tiểu học: học chữ, học vần, học Tập đọc, làm văn, kể chuyện....dần dần các em thấy tự tin hơn, hứng thú hơn với việc tự mình đọc một đoạn văn, đoạn thơ và có khi các em thuộc lòng đoạn thơ, đoạn văn ấy từ lúc nào không biết. Chẳng hạn, ban đầu tiếp xúc với câu văn: “ Mùa thu, bầu trời như cao hơn,trên giàn thiên lí, lũ chim chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn”[Tiếng Việt 1] chắc hẳn các em mới chỉ chú ý đến việc phát âm đúng từng tiếng để nhớ cách ghép vần chứ chưa nghĩ đến việc “ngắt hơi” thể hiện mạch văn, ý văn....lại càng chưa nghĩ tới việc hiểu tại sao mùa thu thì bầu trời lại cao hơn và cao hơn như thế nào; và trên giàn thiên lí, tại sao lũ chuồn chuồn lại ngẩn ngơ bay lượn?. Tất cả những điều thú vị ấy, các em sẽ có nhiều dịp trở lại để tìm hiểu một cách kĩ càng hơn. Cũng như vậy, những câu thơ sau đay mặc dù đã được học trong bài Tập đọc lớp 1.Khi đó các em thường chỉ mới tập trung chú ý tới việc đọc to, rõ ràng từng tiếng:
Đi đến nơi nào Lời chào đi trước Lời chào dẫn bước Chẳng sợ lạc nhà Lời chào kết bạn Con đường bớt xa
Sau khi “đọc trơn” từng từ, ngắt hơi ở từng dòng, các em mới đọc đúng theo tiết tấu , nhịp điệu của lời thơ, rồi từng bước cảm nhận được ý nghĩa của đoạn thơ nói gì. Rồi có dịp, các em tìm hiểu kĩ hơn, sâu hơn về kĩ năng sử dụng nghệ thuật nhân hóa không chỉ thể hiện trong các câu trên mà còn ở cả bài thơ.
Trường Tiểu học sẽ trang bị cho các em một số tri thức và rèn luyện một số kĩ năng, năng lực cần thiết cho CTVH. Học sinh bắt đầu làm quen với các thoa tác tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đó là những câu hỏi, những bài tập yêu cầu phát hiện ý của đoạn thơ, đoạn văn, ý chính hay đại ý của cả bài thơ, bài văn, hoặc tìm từ ngữ “chìa khóa” làm nên cái hay, cái đẹp của đoạn văn bản ... Học sinh cũng được trang bị một số tri thức về hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật thông qua hệ thống câu hỏi, bài Tập đọc.
Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng nhạy cảm, tinh tế trong cảm thụ của các em mang đặc thù riêng. Tình cảm, tâm hồn của các em rất hồn nhiên, trong sáng, rất
Học sinh lớp Một chuẩn bị được nghỉ hè để năm học tới lên lớp Hai, trong buổi cuối cùng, các em luyện đọc:
Lớp Một ơi! lớp Một! Đón em vào năm trước Nay giờ phút chia tay Gửi lời chào tiến bước Chào bảng đen cửa sổ Chào nơi ngồi thân quen Tất cả! Chào ở lại
Đón các bạn nhỏ lên Chào cô giáo kính mến Cô sẽ xa chúng em... Làm theo lời cô dạy Cô sẽ luôn ở bên. ...
[Gửi lời chào lớp 1_Hữu Tưởng]
Chia tay lớp Một, các em như đang trong trạng thái bâng khuâng khó tả: vừa vui mừng khôn xiết vì đã được nghỉ hè, vì sắp được lên lớp Hai; song nghỉ hè cũng là khi phải chia tay thầy cô, bạn bè của mình. Ngập ngừng, lưu luyến, các em chào cô giáo kính mến, đồng thời không quên chào bảng đen, cửa sổ, chỗ ngồi, những đồ vật biết bao thân thiết từng gắn bó với mình. Đọc bài thơ mà trào dâng nỗi niềm da diết, trào dâng nỗi xao xuyến, bồi hồi.
Từ ví dụ trên cho thấy: từ nghe đến đọc rõ rang không phải chỉ là việc chúng ta nghe hay đọc một cách thuần túy mà sự thực là trong nghe có hiểu, trong đọc có
hiểu, vừa nghe - hiểu vừa đọc - hiểu. Hiện tượng đó dù ở những dấu hiệu sơ khai nhất, là chính các em đã thực sự tham gia cảm thụ văn học rồi đấy!
Tuy nhiên lứa tuổi Tiểu học cũng gặp khó khăn trong việc phát hiện những nội dung trừu tượng, khái quát và một số kĩ năng diễn đạt. Đó là do tư duy logic ở các em chưa phát triển như ở người trưởng thành.
Trong CTVH, HS Tiểu học có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên lợi thế trong cảm quan tuổi thơ. Đó là sự nhạy cảm, trong sang, hồn nhiên, chân thật, ngộ nghĩnh rất đáng quí ở cac em. Trong con mắt trẻ thơ, thế giới đầy tính ngạc nhiên. Người ta thường nói tới “nhãn quan trẻ thơ” tức là cách nhìn từ góc độ trẻ thơ. Thật vậy, dưới nhãn quan này, cuộc sống luôn hiện ra những điều mới mẻ. Ngay cả những gì bình thường nhất đang diễn ra hằng ngày, đối với trẻ thơ cũng có thể đầy sự mới lạ, hấp dẫn. Đó chính là “tính ngạc nhiên” trong quan sát và thể hiện cuộc sống của tuổi thơ.
“Tính ngạc nhiên” là sự tất yếu trong cách nhìn của trẻ. Đó là lần đầu tiên, các em chứng kiến tất cả những gì đang diễn ra, đang phát triển trước mắt mình.
“Tính ngạc nhiên” làm nên đặc trưng riêng biệt cho nhãn quan trẻ thơ: vừa ngộ nghĩnh, đáng yêu, lại vừa cho ta thấy được vẻ đẹp trung thực, trong sáng, cội nguồn của tinh thần con người.
Trong văn học của trẻ em và dành cho trẻ em. “ tính ngạc nhiên ” là điều kiện không thể thiếu trong mọi tác phẩm. Do vậy, CTVH đối với trẻ thơ cũng phải luôn chứa đầy sự ngạc nhiên.