- Thi đọc truyện theo va
c. Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt:
Để nâng cao năng lực cảm thụ văn học ở tiểu học, các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học. Có hiểu biết về ngữ âm và chữ viết tiếng Việt. Nắm vững kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, các em sẽ không chỉ nói - viết tốt mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo. Nắm vững kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, các em sẽ không chỉ nói - viết tốt mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo.
Ví dụ 1 : Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông Lửa lựu lập lòe
- Ta thấy bốn phụ âm đầu l được lặp lại, các thanh điệu hài hòa, từ láy lập lòe có một tiếng láy mang vần âp (thường gợi nét nghĩa: một trạng thái không ổn định, lúc mờ lúc tỏ, lúc mạnh lúc yếu, lúc cao lúc thấp…tương tự các từ: gập ghềnh, nhấp nhô, thập thò, lấp ló…), những hiểu biết đó giúp ta thấy rõ hình ảnh hoa lựu đỏ như sắc lửa khi ẩn, khi hiện, báo hiệu không khí oi bức của mùa hạ đang tới gần.
Ví dụ 2:
“Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý” ( Đường đi Sa Pa- Nguyễn Phan Hách)
Ta nhận thấy ngay trạng ngữ gây ấn tượng về thời gian (thoắt cái) đảo bổ ngữ (lác đác), đảo vị ngữ (trắng long lanh)… làm cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ và huyền ảo của thắng cảnh Sa Pa.
Ngoài những kiến thức về ngữ âm – chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, qua các giờ Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn ở tiểu học, các em còn được làm quen và cảm nhận bước đầu về một số khái niệm như: hình ảnh (là toàn bộ đường nét, màu sắc hoặc đặc điểm của người, vật, cảnh bên ngoài được ghi lại trong tác phẩm, nhờ đó ta có thể tưởng tượng ra được người, vật, cảnh đó); chi tiết (là điểm nhỏ, ý nhỏ, khía cạnh nhỏ trong nội dung sự việc hoặc câu chuyện); bố cục (là sự xếp đặt, trình bày các phần để tạo nên một nội dung hoàn chỉnh)…Khi tìm hiểu bài Tập đọc ở trên lớp, để hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ và cảm thụ văn học tốt hơn, các em thường được giáo viên hướng dẫn về một số biện pháp nghệ thuật tu từ thuộc yêu cầu chương trình tiểu học như: so sánh (là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đó với nhau, nhằm làm cho việc diễn tả được sinh động, gợi cảm); nhân hóa (là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn); điệp ngữ (là sự nhắc đi nhắc lại một từ ngữ, nhầm nhấn mạnh một ý nào đó, làm cho nó nổi bật và hấp dẫn người đọc); đảo ngữ (là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt)…