- Thi đọc truyện theo va
2. Bài “Mùa thu câu cá” của Nguyễn Khuyến:
a. Xuất xứ: “Thu điếu” (Mùa thu câu cá) là một bài thơ hay trong chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.
b. Nội dung cần khai thác: Phân tích theo kết cấu bài thơ Đường luật:
- Hai câu đề: Tác giả tả mùa thu trong một không gian hẹp - chú ý cách điệp vần “eo” → Cảm nhận tinh tế của nhà thơ, tất cả đều thu nhỏ lại, lắng sâu, chất chứa suy tư.
- Hai câu thực: Với không khí mùa thu: sóng biếc, lá vàng. Đường nét chuyển động: sóng gợn, lá đưa vèo...cho ta thấy một không khí dịu nhẹ, thanh sơ, một nét riêng của làng quê Bắc Bộ với cái hồn dân dã, không gian thì tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng, chuyển động: nhẹ, khẽ.
- Hai câu luận: Miêu tả không gian thoáng đạt, cao vợi (chú ý các từ ngữ: xanh ngắt - biểu tượng của mùa thu; lơ lửng - êm đềm; ngõ trúc, khách vắng teo - yên lặng...). Sự tinh tế trong tâm hồn nhà thơ.
- Hai câu kết: Phác họa chân dung nhà thơ, tâm trạng nhà thơ: trầm ngâm suy nghĩ về việc đời, mượn chuyện câu cá để giải khuây, tiếng cá đớp động đã làm nhà thơ giật mình trở về với thực tại đầy xót xa, day dứt tâm hồn trĩu nặng tình đời của Nguyễn Khuyến.
→ Nói chuyện câu cá nhưng thực ra không chú ý vào việc câu cá mà là đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng.
Cả bài thơ chú ý nghệ thuật đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ, cách gieo vần.
c. Chủ đề: Bài thơ hiện lên khung cảnh làng quê vùng đồng bằng chiêm trũng thân quen sống động, ẩn bên trong là tâm trạng, tấm lòng gắn bó với thiên nhiên đất nước, tình yêu nước sâu kín của nhà thơ.