- Thi đọc truyện theo va
10. Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí”.
Tóm tắt 10 chương của ‘Dế mèn phiêu lưu ký’
1. Giới thiệu tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí ra đời năm 1941, là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tô Hoài viết cho thiếu nhi.
Truyện kể về những cuộc phiêu lưu, trải nghiệm của chú Dế Mèn và những bài học đường đời được rút ra. Qua đó giáo dục các em về thái độ sống, bài học ứng xử, kỹ năng sống cho các em.
Chương 1: Tôi sống độc lập từ thuở bé. Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời.
Dế Mèn sinh ra cùng một lứa với hai người anh. Được hai ngày thì mẹ cho ba anh em ra ở riêng. Dế Mèn lấy làm thích thú và sung sướng vì được sống độc lập.
Mèn đã đào cho mình một cái hang rộng rãi và chắc chắn. Mèn có tính hay nghịch ranh, thích trêu chọc người khác. Một lần trêu chị Cốc, Mèn đã gây ra cái chết oan ức thương tâm cho Dế Choắt. Sau cái chết của Choắt, Mèn cảm thấy vô cùng ân hận.
“ Nào đâu tôi biết cơ sự lại ra nông nỗi này? Tôi hối hận lắm! Tôi hối hận lắm! Anh chết chỉ vì cái tội ngông cuồng của tôi. Biết làm thế nào bây giờ? “
Chương 2: Cuộc phiêu liêu bấy ngờ. Làm đồ chơi cho trẻ con mà không biết. Lại anh Xiến Tóc cho tôi một bài học mới.
Đúng lúc Mèn ăn năn hối lỗi, tự hứa từ nay sẽ làm việc một cách có suy nghĩ thì Mèn bị rơi vào tay hai đứa trẻ. Từ khi được tung hô là “ Nhà vô địch” không còn biết đâu là phải trái. Một lần, mặc cho Xiến Tóc can ngăn, Mèn đã đánh cho chú dế con suýt chết. Mèn đã bị Xiến Tóc dạy cho một bài học cắt cụt hai sợi râu. Bài học vừa đắt, vừa đau ấy đã làm Mèn hoàn toàn tỉnh ngộ. Mèn vô cùng ăn năn, buồn chán, muốn tìm cách thoát khỏi tù. Cuối cùng thì cơ hội đã đến, giúp Mèn thoát khỏi bọn trẻ con.
Chương 3: Thoát khỏi cái lồng tù. Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha. Mẹ kính mến của con ơi.
Thoát khỏi đám trẻ con, Dế Mèn tìm đường về nhà nhà. Trên đường đi, Mèn gặp chị nhà Trò đang bị đám nhện đe dọa vì món nợ truyền đời. Mèn đã giúp hai bên giải quyết mâu thuẫn, xé hết văn tự nợ nần. Về nhà, gặp lại mẹ, Mèn đã kể hết cho mẹ nghe những chuyện may rủi mà mình vừa trải qua và bày tỏ ước mơ mong muốn đi du lịch. Mẹ sung sướng vì thấy Mèn trưởng thành. Mèn hứa với mẹ từ nay sẽ tu tỉnh như lời mẹ dặn. “Mẹ kính yêu của con ơi! Không bao giờ con quên được lời mẹ. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như lòng mẹ mong ước cho con của mẹ.”
Chương 4: Ông anh cả và ông anh hai của Mèn. Tri âm không đợi mà gặp.
Thăm hỏi mẹ xong, Mèn liền đi thăm hai ông anh và các anh em khác. Mèn muốn tìm một người bạn để lên đường du lịch. Tình cờ Mèn gặp Dế Trũi. Mèn đã cứu Dế Trũi thoát khỏi cái chết do Bọ Muỗn gây
ra. Hai bên mến nhau vì tình, trọng nhau vì tài, đã kết nghĩa anh em. Mèn Và Trũi lên đường, đây là chuyến rời quê hương lần thứ hai của Dế Mèn.
Chương 5: Một sự vô ý rất nguy hiểm. Địa thế và tình hình xóm lầy lội,vì lẽ gì mà Mèn và Trũi trốn đi được.
Hai anh em cứ ngày đi đêm nghỉ. Vừa đi, vừa say ngắm dọc đường. Gặp một con sông lớn, hai anh em đã lấy cánh sen ghép lại thành một chiếc bè lớn để đi.
Nhưng gió đẩy bè ra giữa vùng nước trắng mênh mông. Suốt mười ngày liền, hai anh em không có chút gì để ăn. Đúng lúc vừa đói vừa mệt, tưởng không còn sống nổi thì sóng đã đánh dạt bè vào bờ. Hai anh em được tiếp kiến những đại diện của xóm Đầm Lầy là thầy đồ Cóc và Ếch Cốm đại vương. Đó là những kẻ hay khoe khoang, khoác lác và tự đắc một cách dể hơi. Hai anh em bèn tính việc tẩu ngay khỏi xóm này.
Chương 6: Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa. Chánh phó thủ lĩnh Châu Chấu. Thề rằng sinh tử có nhau.
Thoát khỏi xóm Đầm Lầy, hai anh em đi tới cùng Cỏ May. Đây là vùng có tinh thần thượng võ. Gặp đúng dịp hội lễ, cả vùng đang thi võ kén người giỏi nhất để đứng ra coi sóc việc chung trong vùng. Vì mắc mớ với Bọ Ngựa và Bọ Muỗm mà Mèn và Trũi đành phải thi, tình cờ cả hai anh em cùng chiến thắng và trở thành chánh, phó tổng Châu Chấu. Đến mùa đông khi cái rét tràn về tất cả đều phải đi ẩn nấp. Nhiều người đã bị chết cóng rất đau thương mà vẫn chưa tìm được nơi trú ngụ. Vì tranh chấp chỗ tránh rét, dế Trũi đã bị Châu Chấu Voi bắt làm tù binh. Mèn cũng từ biệt các bạn ở tổng Châu Chấu để đi tìm em kết nghĩa.
Chương 7: Tâm sự bác Xiến Tóc chán đời, các cớ kiến cho Mèn lại lên đường.
Mèn ngược lên phía Bắc, ròng rã mấy mùa qua nhiều miền khác nhau mà vẫn không tìm thấy Trũi. Tình cờ gặp bác Xiến Tóc Mèn không thể tin được bác Xiến Tóc gai ngạnh, khắc khổ trước kia “giữa đường dẫu thấy bất bình mà tha” bây giờ gặp khó đâm chán đời, sống buông thả cùng lũ bướm và ve sầu. Tâm sự cùng bác Xiến Tóc, được biết tin tức của Trũi và các bạn Châu Chấu Voi là những người tốt, Mèn lại tiếp tục lên đường. Tuy nhiên, ngay sau đó vì bất cẩn Mèn lại bị Chim Trả quắp đi.
Chương 8: Mèn bị tù. Những sự xảy ra cho Mèn khi bị giam trong hầm kín của lão Chim Trả. Xa nhau gặp lại.
Mèn bị Chim Trả bắt về làm quản gia ngày cũng như đêm phải ngồi trong hang kín hát rống lên để không cho ai dám vào nhà. Tình cờ Trũi đi
qua nhận ra tiếng hát của Mèn. Truĩ và các bạn Châu Chấu Voi đã tìm cách cứu Mèn thoác khỏi hầm kín. Anh em gặp lại nhau càng thêm thấm thía lời thề ngày trước từ đây sống chết có nhau.
Chương 9: Lại một chuyện rủi ro với các bạn Kiến. Sự tức giận của mấy cô bé học trò. Ai có công nhất.
Mèn hiểu ra những ai có lòng tốt đều thích làm ăn yên ổn. Lý tưởng của cuộc đời là tất cả muôn loài cùng kết thành anh em, bầu bạn. Các bạn Kiến cần cù, chăm chỉ, đã nhanh chóng đi truyền tin và được đông đảo mọi người nhiệt liệt ủng hộ. Ai nấy đều hát ca và hiểu rằng mục đích của cuộc đời là hoạt động.
Chương 10: Mấy dòng tạm biệt của tập kí.
Các bạn đồng tâm đã rời đi mỗi người một ngả, nhưng ai đi đâu cũng không còn thấy lẻ loi mà chỉ cảm thấy vui, đầm ấm vì đâu cũng có bạn. Mèn trở về quê hương, mẹ và anh hai đã mất, anh cả đã thay đổi rất nhiều và rất tự hào vì có cậu em làm nên sự nghiệp. Mèn ước ao chuyến phiêu lưu lần thức ba là một chuyến phiêu lưu hòa bình để xem xét các phong tục, nghiên cứu văn hóa của từng vùng.
Đây là tác phẩm thiếu nhi được Tô Hoài viết từ năm 17 tuổi
Theo những gì Tô Hoài kể lại, nhà văn nhận được đơn “đặt hàng” của chủ nhà xuất bản Tân Dân viết về đề tài thiếu nhi, nhưng ban đầu nhà văn vẫn băn khoăn không biết viết gì. Nhà văn Tô Hoài kể: “Tôi ngồi tha thẩn đầu làng bên cửa sông Tô Lịch, trông ra dòng nước quanh co. Trên bãi cỏ cạnh gò cỏ, có mấy đám trẻ đang múc nước đúc dế. Chúng tôi hàng ngày những lúc thong thả vẫn ra bãi sông để chơi đúc dế. Những con dế mèn được đúc bỏ vào rọ, đêm đi chơi cho dế vật nhau. Tôi đã đúc dế, chơi dế từ năm lên mười, bên cây gạo có hoa đỏ ối từ bao năm nay. Tôi chợt nghĩ: hay là ta viết chuyện con dế mèn, con dế mèn ta đúc, ta chơi chọi dế từ bao năm nay”.
Thế là truyện “Con dế mèn” ra đời. Bản thảo gửi đi, hơn một tháng sau thì nhà văn được ông chủ nhà xuất bản Tân Dân cho người kéo xe tay tới tận nhà (ở làng Nghĩa Đô) mời lên nhà in nhận sách và nhuận bút. Truyện “Con dế mèn”, tiền thân của “Dế mèn phiêu lưu kí” đã “trình làng” như thế. Sách in lần đầu tại nhà xuất bản Tân Dân năm 1941, với vẻn vẹn chỉ 30 trang in, là 3 chương đầu của cuốn “Dế mèn phiêu lưu kí” hiện nay. Truyện “Con dế mèn” bán rất chạy. Ông chủ nhà xuất bản Tân Dân hào phóng trả cho nhà văn 10 đồng nhuận bút và mời viết tiếp truyện “Con dế mèn”.
Cũng như lần trước, phần tiếp theo của “Con dế mèn” bán rất chạy. Tuy nhiên, để có một “Dế mèn phiêu lưu kí” hoàn chỉnh như chúng ta thấy hiện nay thì phải đến năm 1954, khi tác giả cho nhập hai cuốn “Con dế mèn” và “Dế mèn
Hiện đã được dịch ra gần 40 thứ tiếng – là quyển sách kỉ lục của Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất đến nay
Tính đến nay, “Dế mèn phiêu lưu kí” đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan, Nam Tư, Rumani, Cuba, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan…; trở thành tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất (do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận vào năm 2006).
Đây là tác phẩm thiếu nhi có lượng xuất bản hàng đầu trong nước từ trước đến nay
Khoảng 50 lần tái bản là con số đầu tiên. Tác phẩm được in lần đầu tiên năm 1941. NXB Kim Đồng in lại vào cuối năm 1957, đầu năm 1958. Từ đó đến thời kì đổi mới, tác phẩm được tái bản vài lần nhưng không liên tục. Đặc biệt, từ năm 1993 đến nay, tức 21 năm, “Dế Mèn phiêu lưu kí” được tái bản liên tục.
Số bản sách được bán ra, đến tay độc giả thiếu nhi Việt Nam nhiều thế hệ, ước tính lên đến hàng triệu bản.
Đây là tác phẩm thiếu nhi có lượng bạn đọc yêu mến hàng đầu trong các tác phẩm văn học tại Việt Nam
Tác phẩm của Tô Hoài về tuổi thơ có rất nhiều. Nhưng có lẽ, Dế mèn phiêu lưu kí là cuốn tiểu thuyết sống theo năm tháng nhất cho dù thế hệ nào đi nữa, thì tinh thần dũng cảm, phiêu lưu, sự độc lập của chú dế mèn trong tác phẩm rất đáng được học tập, ngưỡng mộ.
Là 1 trong 10 tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển của Việt Nam
Cùng với “Đất rừng phương Nam” hay “Tuổi thơ dữ dội”… “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một trong những cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam.
“Dế mèn phiêu lưu kí” đã trở thành một tác phẩm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi Việt Nam và được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Bằng sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Tô Hoài đã vẽ nên một thế giới côn trùng sinh động và phức tạp chẳng kém gì thế giới loài người. Những đặc điểm thú vị và thói quen sinh hoạt đặc trưng của các loài Dế, Xén Tóc, Cóc, Châu Chấu, Kiến… sẽ rất hấp dẫn đối với các độc giả nhỏ tuổi, lứa tuổi thích khám phá tìm hiểu về thế giới xung quanh.
“Dế mèn phiêu lưu kí” được viết bằng một giọng văn hài hước và ý nhị. Câu chuyện có nhiều biến cố, tình huống bất ngờ kích thích trí tưởng tượng của các em nhỏ. Nhân vật chính của tác phẩm, chàng Dế mèn vừa can đảm, tốt bụng, trượng nghĩa nhưng cũng có những lúc kiêu căng, ngạo mạn, gây ra bao hậu quả… sẽ đem lại cho các em những bài học đầu tiên về tình bạn và cách ứng xử trong cuộc sống. Đây cũng là tác phẩm giàu lí tưởng, ấp ủ mơ ước về một thế giới đại đồng, nơi tất cả đều là anh em, bạn bè.
Bài học trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”
Đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ắt hẳn ai cũng có những bài học cho bản thân. Thông qua nhân vật Dế Mèn, Tô Hoài muốn gửi gắm tới người đọc những thông điệp cuộc sống về thái độ, về lòng tốt của những người xung quanh, về
cách đánh giá phẩm chất của mỗi con người, về tình bạn chân thành, về ý thức kỉ luật và sự đoàn kết.
Trong thiên truyện Dế Mèn vốn là một chú dế bướng bỉnh, kiêu ngạo và hung hăng hay đi bắt nạt người khác. Dưới con mắt Dế Mèn, Dế Choắt chỉ là một kẻ yếu ớt, xấu xí, gầy lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn này chê anh chàng lười nhát, ngu dốt, hôi như Cú Mèo. Không chỉ có Dế Choắt, Dế Mèn còn tỏ thái độ ngang ngược với chị Cốc mặc dù chêu chị xong chú sợ tới mức chui tọt vào hang. Mặc dù đã gây họa đối với người khác với láng giềng của mình chịu tội oan phải mất mạng vì một trò đùa ngu ngốc của mình. Lời chăn chối của Dế Choắt mãi mãi là bài học cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào thân mình đấy”. Đồng thời, đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt, khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn, hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.
Dế Mèn từng là một anh chàng kiêu căng, hợm hĩnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của Mèn vẫn luôn có lòng nhân hậu, cậu có tính thương người, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Trên đường về quê hương, Dế Mèn đã cứu giúp chị nhà Trò nhỏ bé, gầy gò, nhút nhát xóa nợ và xóa mọi hiềm khích với họ nhà Nhện để hai nhà vui vẻ như xưa. Lòng tốt giữa con người với con người luôn luôn quý giá bởi “sống là cho, đâu phải nhận riêng mình”.
Trên nhưng chuyến hành trình của mình, Dế Mèn kết tình anh em với Dế Trũi. Trước khi quen Trũi, Mèn thường có ý xem thường với anh chàng Dế Trũi vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch của anh ta. Nhưng rồi Mèn nhận ra, đằng sau vẻ quê mùa đó là một người bạn tốt, giỏi võ, vui tính. Một bài học đắt giá cho Mèn đó là không nên xem vẻ bề ngoài mà coi thường người khác một cách hồ đồ. Muốn đánh giá, muốn hiểu về ai đó phải tìm hiểu về họ quan trọng là con người chân thành với nhau như vậy là đủ. Lúc Trũi bị mất tích, Mèn đã tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, nhiều lần Mèn ngửa mặt và khóc gọi tên Trũi thảm thiết, nhớ những ngày anh em hoạn nạn có nhau. Tình bạn phải qua biến cố, thử thách mới hiểu nhau. Và tình bạn luôn hết mình vì nhau, không nên ích kỉ sống cho riêng mình. Trong hành trình phiêu lưu ấy có lần trôi dạt ra ngoài mặt biển rộng lớn, không có đồ ăn Trũi không ngần ngại nói Mèn hãy ăn thịt Trũi để có thể còn một người để sống. Mèn rất cảm kích trước tấm lòng của Trũi, nhưng sống trên đời không thể ham sống, sợ chết mà ăn thị người anh em của mình như vậy.
Ngoài ra, câu chuyện còn giúp chúng ta có thêm bài học về tính kỉ luật và tính đoàn kết. Đó là bài học qua những chú Kiến nhỏ cần cù, chịu khó, chăm chỉ. Kiến rất có ý thức, kỷ luật và trong mỗi phái đều được phân công một việc khác nhau như: Kiến Gió chuyên nghề xây đắp, Kiến Lửa đào cát xây lũy, Kiến Đen làm công việc của một thám tử. Điều quan trọng học được ở Kiến là tinh thần đoàn kết, luôn gắn bó nhau, hỗ trợ lẫn nhau khi có kẻ thù. Trong cuộc sống,