II/ Những giải pháp chủ yếu
2) Giải pháp nhằm nâng cao đời sống và PLXH cho nhân dân.
• Cách điều chỉnh về công bằng xã hội.
- Phân phối lại thu nhập trong các tầng lớp dân cư. Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội là chủ trương của ta. Công bằng xã hội thể hiện ở cả khâu phân phối tư liệu sản xuất hợp lý lẫn kết quả sản
xuất. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác như: vốn, tài sản, công nghệ, sáng kiến kỹ thuật vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối phải thông qua PLXH, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi người lao động nhà nước thông qua các sắc thuế đặc biệt thuế thu nhập để giảm bớt chênh lệnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và huy động đóng góp của người có thu nhập cao và0 sự phát triển kinh tế xã hội.
- Tăng cường công tác kế hoạch hoá gia đình. Một nguyên nhân của nghèo đói là dân số tăng nhanh dẫn đến mọi nhu cầu chăm sóc phụ nữ, trẻ em không được đáp ứng nhất là đôis với gia đình đông con. Vì vậy trong giai đoạn tới chúng ta phải thực hiện tốt công tác dân số thì TTKT mới đạt hiệu quả cao.
- Đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo : Các chính sách, lĩnh vực hoạt động phải thực tiễn cụ thể& thiết thực nhất để giảm bớt BBĐ trong PTKT. Đảng ta coi con người là trung tâm của mọi sự phát triển nên Đảng ta phải nỗ lực thực hiện chiến lược này. Để thực hiện cần tập trung vào các hướng:
+ Xoá đói giảm nghèo gắn với TTKT : TTKT là nền tảng để nâng cao mức thu nhập góp phần làm giảm nghèo đói do vậy duy trì tốc độ TTKT là ưu tiên hàng đầu.
+ Xoá đói giảm nghèo trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất kinh doanhcó hiệu quả tạo ra nhiều việc làm& tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân .
+ Trong xoá đói giảm nghèo phải coi trọng & quan tâm thích đáng đến vấn đề về giới.
+ Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở xã hoịi hoá & đi từ dưới lên đặc biệt coi trọng các cơ sở xã, phường. Triển khai có hiệu quả
các dự án đầu tư, hỗ trợ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cho xã nghèo.
+ Thể chế hoá cơ chế & qui trình lồng ghép các chương trình có liên quan đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
- Về phát triển nguồn nhân lực, giáo dục & đào tạo, ytế, môi trường :
+ Phải tăng cường đầu tư vào phát triển con người thông qua phát triển mạnh giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ.
+ Nhà nước nên đổi mới cơ chế chính sách tài chính đối với giáo dục & đào tạo.
+ Nâng cao chất lượng phòng chống dịch, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, củng cố cung cấp mạng lưới y tế cơ sở.
+ Vấn đề môi trường: Phải gắn chặt chính sách kinh tế với chính sách bảo vệ môi trường, huy động sự tham gia đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, tổ chức thực hiện các qui định pháp luật về môi trường, các chính sách môi trường phải thích hợp nhất là chính sách thuế, phí môi trường.
3. Giải pháp về kết hợp TTKT với các vấn đề về PLXH ở nước ta.
3.1. Thực hiện tốt các vấn đề xã hội hoá PLXH : Bởi nó khai thác được nguồn lực to lớn của xã hội để giải quyết PLXH, phát huy được tính năng động sáng tạo trong lựa chọn hình thức, cơ chế hoạt động PLXH, đồng thời khơi dậy lòng nhân ái, đùm bọc chia sẻ khó khăn của người khác để cùng nhau ổn định cuộc sống. Khuyến khích các tập thể & tư nhân tham gia hoạt động từ thiện & hoạt động xã hội khác còn khắc phục việc trong chờ ỷ lại, phó mặc cho nhà nước các hoạt động PLXH. 3.2. Đa dạng hình thức & phong phú về loại hình nhưng mục tiêu phải thống nhất, các hoạt động PLXH đều là phi lợi nhuận, đều phấn đấu cho chất lượng, hiệu quả cao. Cần khắc phục những tác động tiêu cực của cơ
chế thị trường vào các lĩnh vực xã hội nhất là khuynh thương mại hoá thuần tuý trong tổ chức các hoạt động PLXH .
3.3. Cần có chiến lược cơ chế chính sách để giải quyết mối quan hệ giữa PTKT & mở rộng PLXH. Chỉ có trên cơ sở PTKT mạnh mẽ & vững chắc mới có điều kiện thực hiện & mở rộng, nâng cao chất lượng PLXH. Chiến lược PLXH phải toàn diện có bước đi thích hợp với PTKT. Các vấn đề xã hội cần được giải quyết một cách hệ thống, đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngàng nhiều cấp. Có cơ chế, chính sách để huy động mọi tiềm năng, nguồn lực xã hội.
3.4. Tăng cường quản lý nhà nước với công tác PLXH. Cần đưa chiến lược tổng thể phát triển các vấn đề phúc lợi, tổ chức các hoạt động cụ thể ở từng lĩnh vực & hoạt động cụ thể.
3.5. Tổ chức tốt việc đào tạo bồi dưỡng toàn diện cho cán bộ làm công tác PLXH. Chương trình đào tạo phải triển khai trên cả hai mặt: rèn luyện đạo đức nghề nghiệp& học tập chuyên môn. Hệ thống đào tạo phải triển khai trên nhiều cấp học với trình độ ngày càng nâng cao. Thường xuyên bồi dưỡng nang cao trình độ, học tạp kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới đặc biệt là kinh nghiệm xây dựng chiến lược, kế hoạch giải quyết mối quan hệ giữa PTKT & mở rộng nâng cao chất lượng PLXH, xây dựng hệ thống cơ chế chính sách, lựa chọn & phát triển các hình thức tổ chức PLXH.
KẾT LUẬN
Bước vào kế hoạch 5 năm đầu tiên của thế kỉ mới, tình hình trong nước & bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi & cơ hội đan xen nhiều thách thức lớn. Về TTKT năm 2000 bắt đầu lấy lại được nhịp độ tăng trưởng tương đối khá, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Tuy vậy trình độ PTKT của nước ta còn thấp, chất lượng & hiệu quả sức cạnh tranh còn kém, qui mô sản xuất nhỏ bé, mức thu nhập & tiêu dùng của dân cư còn thấp, chưa đủ sức bật mới đối với sản xuất & phát triển thị trường. Lĩnh vực xã hội còn tồn tại nhiều bức xúc. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ sẽ có tác động tích cực tạo điều kiẹen cho nước ta mở rộng khả năng hợp tác kinh tế, phát huy nội lực tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng đất nước.
Như vậy, đường lối quan điểm cơ bản của Đảng ta để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững theo định hướng XHCN ở Việt Nam là gắn liền TTKT với các vấn đề PLXH, vì đây là chià khoá cho việc giải quyết các vấn đề phát triển xã hội lành mạnh. Do vậy TTKT vì CBXH, vì sự phát triển hài hoà giữa các cá nhân & cộng đồng xã hội. Chúng ta phải từng bước & ngay từ đầu kết hợp TTKT & CBXH chứ không giải quyết ưu tiên vấn đề naò trước, có như thế thì mới tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, đối với mỗi nước do có hệ tư tưởng khác nhau, quan niệm về các vấn đề này không thống nhất, những nhân tố tác động cũng không giống nhau do đó cách giải quyết của mỗi nước phải tuỳ thuộc vào điều kiện hiện tại & xu hướng trong tương lai như thế nào để cho hợp lý & hiệu quả cao.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế, nên trong quá trình viết em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong thầy cô & các bạn góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.I. Sách: I. Sách:
1. Giáo trình kinh tế phát triển tập I + II – Trường ĐHKTQD. 2. Tăng trưởng kinh tế & phân phối thu nhập (KT-XH 1993). 3. Các giải pháp thúc đẩy TTKT ở Việt Nam.
4. Văn kiện ĐH Đảng lần thứ VIII + IX.