Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên:

Một phần của tài liệu việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao đời sống nhân dân và phúc lợi xã hội ở việt nam hiện nay như thế nào (Trang 34 - 37)

II. Đánh giá tổng quan TTKT & PLXH ở Việt Nam.

2.2.Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên:

2) Hạn chế & nguyên nhân.

2.2.Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên:

Nhiều tồn tại yếu kém & những mặt chưa làm được ở trên do nhiều nguyên nhân chủ quan & khách quan nhưng nguyên nhân chủ quan là quan trọng. Nhìn tổng quan nền kinh tế có ba nguyên nhân chính:

*) Công tác chỉ đạo điều hành của Chính Phủ, các bộ ngành ở trung ương & các cấp chính quyền địa phương còn nhiều bất cập, thiếu ráo riết, thiếu kiểm tra đôn đốc & chưa có sự phối hợp thường xuyên,

chặt chẽ nên hiệu lực & hiệu quả chưa cao. Các giải pháp để thực hiện thường quá chậm làm cho nhiều giải pháp mang tính tình thế, thời sự còn ít ý nghĩa trong thực tế. Công tác quản lý sản xuất kinh doanh ở cấp cơ quan thiếu nhạy bén, kém năng động & sáng tạo.

*) Thiếu chính sách kịp thời, đủ sức tạo động lực mạnh mẽ để vượt qua khó khăn, thúc đẩy kinh tế phát triển. Một số cơ chế chính sách có xu hướng trở lại bao cấp & bảo hộ quá mức của nhà nước. Một số NQ của Đảng chưa được các ngành các cấp nhận thức thông suốt, chưa quán triệt đến nơi đến trốn & chấp hành nghiêm chỉnh. Tình hình này đã dẫn đến sự chậm trễ & chưa dứt khoát trong việc thực hiện một số chủ trương quan trọng.

*)Cải cách hành chính chậm, thiếu kiên quyết, kém hiệu quả ý thức trách nhiệm, kỉ luật & năng lực tổ chức, thực hiện ở các ngành các cấp còn rất yếu, còn mang tính bản vị cục bộ, sợ trách nhiệm, cáp dưới chờ đợi đùn đẩy lên cáp trên. Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều yếu kém, bất cập về trình độ chuyên môn & năng lực điều hành công việc, chưa tương xứng với cương vị & trách nhiệm được giao.

Ngoài những nguyên nhân chủ quan trên, thì nguyên nhân khách quan từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực & từ thiên tai nặng nề trên nhiều miền của đất nước cũng gây ra khó khăn trong nền kinh tế, làm chậm quá trình phát triển gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra.

Cụ thể những nguyên nhân là:

*) Tuy tăng trưởng kinh tế nhưng không nâng cao thu nhập của mọi gia đình, mọi người dân mà lí do là:

+ Nguồn lực khan hiếm, không tạo điều kiện tốt cho sự tăng trưởng tiếp theo , nên một bộ lớn thu nhập đã được dùng để tái đầu tư.

+ Khi thu nhập & quỹ tiêu dùng tăng lên một số người giàu có lại nhận được phần lớn tăng thêm này dẫn đến tình trạng người giàu càng giàu thêm, người nghèo lại nghèo đi, bất bình đẳng gia tăng.

*) Nguyên nhân vẫn còn nghèo đói một phần là do vẫn còn nhiều gia đình quá đông con và do các tệ nạn xã hội gây nên.

*) Có sự chênh lệch giữa các vùng, khu vực về các vấn đề PLXH còn khá lớn .

+ ở một số vùng nông thôn thuần nông, vùng núi xa xôi do giao thông khó khăn, trình độ sản xuất thấp, lạc hậu. Trong điều kiện kinh tế thị trường thiếu kiến thức, thông tin và sự giúp đỡ của Nhà nước dẫn đến các vùng này có nguy cơ tụt hậu trong cạnh tranh.

+ Do điều kiện nguồn lực từng vùng, chưa có cơ hội để phát triển. Ở thành thị xu hướng đầu tư vào các ngành ngày càng tăng trong khi đó ở nông thôn các ngành thiêú nhiều điều kiện để phát triển đặc biệt là về giáo dục, y tế. Cơ cấu huy động và đầu tư thiên lệch đối với các vùng thành thị và các ngành thâm dụng vốn.

*) Hiện tại các vấn đề xã hội ở nước ta chưa được xem xét toàn diện, đồng thời với các vấn đề về kinh tế.

*)Các vấn đề PLXH chưa được xã hội hóa tốt, nhu cầu về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngày một lớn do sự gia tăng dân số và nhu cầu phát triển toàn diện của từng người ngày một cao nên các vấn đề PLXH chưa đáp ứng kịp thời.

Chương III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PLXH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao đời sống nhân dân và phúc lợi xã hội ở việt nam hiện nay như thế nào (Trang 34 - 37)