II. Đánh giá tổng quan TTKT & PLXH ở Việt Nam.
2) Hạn chế & nguyên nhân.
2.1. Những hạn chế.
*) Tăng trưởng kinh tế.
Nhìn toàn diện, nền kinh tế tuy đã phát triển nhưng vẫn còn chậm, chất lượng & hiệu quả kinh tế còn thấp, mức tăng trưởng các ngành dịch vụ chỉ đạt trên 50% kế hạch trong khi lĩnh vực này chiếm tỉ trọng lớn trong GDP nên hạn chế mức tăng chung của nền kinh tế.
Năm 2000 đã có xu hướng tăng lên nhưng chưa đạt được mức cao như những năm ở giữa thập kỉ 90, thu nhập đầu người vẫn còn thấp so với các nước, mức độ cải thiện đòi sống nhân đân còn chậm đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, tỉ lệ nghèo đói vẫn nhiều, giáo dục ytế còn nhiều phức tạp, chênh lệch giữa các vùng, khu vực về các vấn đề PLXH vẫn còn khá lớn.
Nền kinh tế còn kém hiệu quả & sức cạnh tranh, tích luỹ nội bộ nền kinh tế & sức mua trong nước còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cơ cấu đầu mhiều bất hợp lí.
*) Các vấn đề PLXH.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường, BBĐ trong xã hội gia tăng, sự phân cực giữa nông thôn & thành thị, giữa các nhóm dân cư về thu nhập tăng lên.
Năm 1998: Tổng số hộ đói nghèo là 2387050 hộ chiếm 15,7% tổng số hộ trên toàn quốc.
Bảng 12: Số hộ đói nghèo theo vùng.
Vùng 1997 % 1998 %
Miền núi phía Bắc 638400 25,32 570445 22,39 Đồng Bằng Sông Hồng 302460 9,81 272160 8,38 Bấc Trung Bộ 544926 27,84 500225 24,62 Duyên hải Miền Trung 358260 22,44 291815 17,8 Cao Nguyên Trung Bộ 180400 27,84 171915 25,65 Đông Nam Bộ 103900 5,5 91400 4,75 Đồng Bằng Sông Cửu Long
493750 15,65 489090 15,37
Cả nước 2622906 17,68 2387050 15,7
Nguồn: Bộ lao động & thương binh xã hội.
Năm 1999.
+ Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở thành thị cao hơn nhiều so với nông thôn: khoảng cách giữa 20% số hộ nghèo bình quân hàng năm là 6,39 lần.
+ Tỉ lệ thiếu việc làm & thất nghiệp cao: ở thành thị khoảng 7-9% .
+ Tình trạng đói nghèo ở các vùng nông thôn & các vùng bị thiên tai rủi ro dẫn đến dòng người đi lang thang kiếm sống ở thành thị & các khu công nghiệp tăng lên.
Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng miền núi xa xôi hẻo lánh & kém phát triển ở phía Bắc & Bắc Trung Bộ so với miền Đông Nam Bộ Đồng Bằng Sông Hồng. Sự phân cực giàu nghèo ngày càng tăng, chỉ tiêu về cải thiện đời sống còn rất thấp so với mục tiêu đề ra đặc biệt là chỉ tiêu về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản .
- Bảo hiểm xã hội được thực hiện ở phạm vi hẹp, hình thức còn nghèo nàn chủ yếu cho khu vực lao động trong nhà nước. Nguồn cho BHXH chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước, tạo gánh nặng cho ngân sách vốn đã quá nhỏ bé. Đáng lo hơn lá tâm lý ỉ lại, trong chờ của người lao động.
- Hiện nay còn 2,21% dân số Việt Nam thuộc đối tượng người có công với nhà nước phải chăm sóc. Mặc dù được trợ cấp song đời sống của họ gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang kinh tế thị trường. Tình trạng người già cô đơn & trẻ mồ côi cũng là một vấn đề nan giải. Người già cô đơn chiếm 0,2% dân số, trẻ mồ côi chiếm 0,4% dân số, trẻ lang thang ngày càng đông, trong số những người trên số người được hưởng chính sách của nhà nước rất ít, phần lớn phải tự kiếm sống.
- Các cơ sở PLXH còn rất ít, bị hạn ché nhiều mặt.
- Khi chuyển sang cơ chế thị trường, tệ nạn xã hội có xu hướng tăng, đa dạng & phức tạp ở các địa phương đặc biệt ở các thành phố lớn
& khu công nghiệp tập trung, các trung tâm du lịch & cửa khẩu biên giới.
- Công tác giáo dục đào tạo chưa theo kịp yêu cầu, chất lượng còn thấp, cơ cấu đào tạo chưa hợp lí, khoa học công nghệ chưa thực sự là đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất thiếu thốn. Việc đổi mới cơ chế quản lí & thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực này còn rất chậm, tuy công tác giáo dục phổ thông đã có nhiều thành tích nhưng tình trạng phát triển không đều vẫn chưa được khắc phục. Ở thành thị xu hướng đầu tư vào giáo dục tăng trong lúc ở nông thôn, vùng sâu xa giáo dục bị xuống cấp nghiêm trọng, tỉ lệ mù chữ cao, tỉ lệ lao động qua đào tạo ở mức dưới 20% làm cho khả năng tiếp thu công nghệ mới gặp nhiều khó khăn, lực lượng lao động tự nhiên mỗi năm khoảng 1,2 triệu người tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn ở mức 7,4% & tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn khá cao.
- Hầu hết các cơ sở y tế đều có ở các xã nhưng thuốc men trang bị nhgèo nàn, đội ngũ thầy thuốc nhiều hạn chế.
- Môi trường ô nhiễm ở đô thị ngày càng nặng, cơ chế chính sách về môi trường nhiều bất cập, nhân dân nhận thức về môi trường còn nhiều hạn chế.
- Tình trạng buôn lậu, gian lận & tham nhũng không giảm , tệ nạn xã hội gia tăng .