Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong kế hoạch 5 năm tới.

Một phần của tài liệu việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao đời sống nhân dân và phúc lợi xã hội ở việt nam hiện nay như thế nào (Trang 37 - 39)

trong kế hoạch 5 năm tới.

1. Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2001-2005 là bước mở đầu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2001- trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2001- 2010. Kế hoạch 5 năm thể hiện các quan điểm phát triển và mục tiêu chiến lược 10 năm với nội dung cơ bản là : Đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công cuộc đổi mới tạo động lực phát huy cao độ mọi nguồn lực, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả …

2. Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm.

Tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH. Nâng cao rõ rệt chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế. Xây dựng một bước quan trọng trong thể chế cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Tạo chuyển biến mạnh về phát huy nhân tố con người, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ. Giải quyết các vấn đề bức xúc về việc làm, cơ bản xoá đói và giảm mạnh số hộ nghèo, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, ổn định và cải thiện hơn đời sống nhân dân. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.

3. Mục tiêu cụ thể về tăng trưởng kinh tế và PLXH của kế hoạch 5 năm. năm.

Mục tiêu về tăng trưởng kinh tế.

- Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tối thiểu là 7 %, tích cực tạo điều kiện mức tăng trưởng cao hơn và có bước chuẩn bị cho 5 năm tiếp theo.

- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển trên 4% / năm.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng trên 12%/năm. Giá trị ngành dịch vụ tăng trên 7%/năm.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 12-14,5%/ năm. Lạm phát dự kiến 5-6%/ năm.

- Về cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP cho đến năm 2005 dự kiến là:

Tỉ trọng nông , lâm , ngư nghiệp 20-21%.

Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38-39%. Tỉ trọng dịch vụ 41-42%.

- Cơ cấu lao động trong tổng số lao động có việc làm đến năm 2005:

Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 56-57% .

Lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 20-21%. Lao động trong ngành dịch vụ 23-24%.

Mục tiêu về các vấn đề PLXH .

- Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý, triển khai chương trình phổ cập trung học cơ sở, ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại để chuẩn bị các bước đi cần thiết, tiếp cận dần nền kinh tế tri thức.

- Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc như tạo nhiều việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, chống tệ nạn xã hội. Cần phát triển mạnh y tế, văn hoá, ổn định vững chắc và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân với các chỉ tiêu đến năm 2005 là :

+ Tỉ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt 80%. + Tỉ lệ học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi 40%. + Giảm tỉ lệ sinh bình quân hàng năm 0,4-0,5%.

+ Tốc độ tăng dân số là 1,23%.

+ Tạo việc làm, giải quyết thêm việc cho 7,5-8 triệu lao động, bình quân 1,5-1,6 triệu lao động /năm, số tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 30%.

+ Cơ bản xoá hộ đói, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 5% ( theo tiêu chuẩn hiện nay của Việt Nam).

+ Đáp ứng 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh sản xuất trong nước, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 20-25%. Tuổi thọ bình quân năm 2005 là 70 tuổi.

+ Cung cấp nước sạch cho 80% dân số nông thôn.

Một phần của tài liệu việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao đời sống nhân dân và phúc lợi xã hội ở việt nam hiện nay như thế nào (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w