Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao đời sống nhân dân và phúc lợi xã hội ở việt nam hiện nay như thế nào (Trang 39 - 41)

II/ Những giải pháp chủ yếu

1) Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

• Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn nền kinh tế quốc dân cần phải xem xét đến tất cả các nhân tố tác động: Lao động, tư bản, đất đai, công nghệ...Nhưng đối với nền kinh tế Việt Nam hiện này thì nhân tố vô cùng quan trọng là bộ máy tổ chức lãnh đạo, yếu tố giữ vai trò quyết định trong việc vạch ra các chính sách kinh tế đúng đắn, tổ chức và thực hiện kiểm tra việc thực hiện chính sách kinh tế này trong thực tế. Bộ máy tổ chức lãnh đạo phải hoàn chỉnh bởi vì bộ máy không thể vận hành được khi các bộ phận của bộ máy đó không đồng bộ, không ăn khớp với nhau.

1.1. Giải pháp về lao động.

- Phát triển các thành phần kinh tế, tạo việc làm thúc đẩy TTKT. - Tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp & nông thôn.

- Chính sách CNH-HĐH& chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam trong thời gian tới.

+ Thực hiện công tác giáo dục & đào tạo một cách liên tục trong thời gian tới với chất lượng ngày càng nâng cao.

+ Hoàn thiện hệ thống chính sách cho người lao động.

+ Gắn liền giáo dục đào tạo với lao động sản xuất & nghiên cứu khoa học.

- Chính sách dân số để hạ mức sinh.

1.2.Giải pháp về vốn.

Nhằm đảm bảo các nguồn vốn đầu tư để đạt được tỉ lệ tăng tổng sản phẩm quốc dân.

1.3.Giải pháp về công nghệ.

- Cần có chính sách, chiến lược công nghệ ở qui mô quốc gia để phát triển công nghệ.

- Cần phải phát triển công nghệ ở từng ngành

- Đào tạo & bồi dưỡng nguồn lực đáp ứng yêu cầu của phát triển KHCN.

- Đổi mới thiết bị máy móc trong công nghệ sản xuất. • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở thành thị và nông thôn.

- Ở khu vực thành thị: Bao gồm các trung tâm đô thị, thị trấn, và các khu công nghiệp do có nền tảng phát phiển nên cơ chế đầu tư chủ yếu là huy động từ cộng đồng và vốn vay tạo nên tăng trưởng nội vùng, làm điều kiện giao lưu giữa các vùng trong toàn quốc. Trong thời gian tới tiếp tục thực hiện các trương trình phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn nhất là ở các địa bàn có điều kiện lập khu chế xuất, khu

công nghiệp tập chung, từng bước cải thiện cơ chế pháp lý để các doanh nghiệp trong và ngoài nước tích cực tham gia vào các khu công nghiệp, phát triển các tập đoàn sản xuất mạnh của nhà nước ở các vùng hoặc trên quy mô cả nước. Nếu như kinh tế ở khu vực này tăng trưởng mạnh sẽ tạo tiền đề cho phát triển kinh tế ở nông thôn đồng thời góp phần thúc đẩy TTKT của toàn bộ nền kinh tế.

- Ở khu vực nông thôn: Bao gồm các vùng đệm ở giữa các đô thị, vùng sâu vùng xa. Khu vực này tập trung đại bộ phận dân cư đói nghèo có thu nhập thấp, để tránh sự tụt hậu cần nâng cao trình độ dân chí, tiến tới xoá đói giảm nghèo đưa nền kinh tế dần tăng trưởng mới hy vọng giảm thiểu khoảng cách bất bình đẳng. Do cơ sở hạ tầng kém nên trước mắt phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng dùng làm bàn đạp cho sự phát triển kinh tế nhằm thực hiện CNH - HĐH, đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo góp phần ổn định chính trị giải quyết công bằng xã hội mà cụ thể là .

+ Xây dựng hạ tầng làm cho dân cư nông thôn chia sẻ được thành quả của phát triển kinh tế xã hội

+ Tạo điều kiện để nhân dân được đóng góp vào quá trình phát triển đất nước, khu vực nông nghiệp và nông thôn phát triển đảm bảo an toàn lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và là thị trường tiêu thụ hàng hoá công nghiệp.

+ Tăng mức sống và thu nhập của dân cư, đem lại công bằng xã hội, tránh được làn sóng di cư về đô thị sinh sống làm gây khó khăn cho quản lý đô thị kinh tế -xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh.

Một phần của tài liệu việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao đời sống nhân dân và phúc lợi xã hội ở việt nam hiện nay như thế nào (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w