III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG
2. Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Bảng 6: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
( Đơn vị tính: VNĐ)
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Chỉ Tiêu
Cuối Năm Cuối năm 2009
so với cuối năm 2008
Cuối Năm 2008 Cuối Năm 2009 Năm 2008
Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ ( %) Tỷ trọng ( %) A, NỢ PHẢI TRẢ 21,223,359,154 41.87 35,929,304,819 51.05 14,705,945,665 69.29 9.18 I, Nợ ngắn hạn 17,967,580,680 35.45 28,225,749,645 40.11 10,258,168,965 57.09 4.66 1, Vay và nợ ngắn hạn 6,034,295,813 11.91 9,438,000,000 13.41 3,403,704,187 56.41 1.51 2, Phải trả cho người bán 7,609,713,492 15.01 10,935,606,439 15.54 3,325,892,947 43.71 0.53 3,Người mua trả tiền trước 2,389,860,000 4.71 4,761,389,500 6.77 2,371,529,500 99.23 2.05 4, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 442,534,309 0.87 1,439,124,161 2.04 996,589,852 225.20 1.17 5, Phải trả người lao động 1,415,844,703 2.79 982,855,792 1.40 (432,988,911) (30.58) (1.40) 6, Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 75,332,363 0.15 668,773,753 0.95 593,441,390 787.76 0.80
II, Nợ dài hạn 3,255,778,474 6.42 7,703,555,174 10.95 4,447,776,700 136.61 4.52
1,Vay và nợ dài hạn 2,847,338,624 5.62 7,316,638,624 10.40 4,469,300,000 156.96 4.78 2, Dự phòng trợ cấp mất việc làm 408,439,850 0.81 386,916,550 0.55 (21,523,300) (5.27) (0.26)
B, VỐN CHỦ SỞ HỮU 29,463,107,367 58.13 34,448,688,217 48.95 4,985,580,850 16.92 (9.18)
I, Vốn chủ sở hữu 28,888,849,905 57.00 34,324,344,358 48.77 5,435,494,453 18.82 (8.22) 1, Vốn đầu tư của chủ sở hữu 16,228,020,000 32.02 16,228,020,000 23.06 0 0.00 (8.96)
2, Thặng dư vốn cổ phần 775,500,000 1.53 0.00 (775,500,000) (100.00) (1.53)
3, Vốn khác của chủ sở hữu 8,637,232,906 17.04 8,637,232,906 12.27 0 0.00 (4.77) 4, Quỹ đầu tư phát triển 2,105,024,107 4.15 2,240,883,689 3.18 135,859,582 6.45 (0.97) 5, Quỹ dự phòng tài chính 1,143,072,892 2.26 2,512,689,005 3.57 1,369,616,113 119.82 1.32 6, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 574,257,462 1.13 4,705,518,758 6.69 4,131,261,296 719.41 5.55
II, Nguồn kinh phí và quỹ khác 574,257,462 1.13 124,343,859 0.18 (449,913,603) (78.35) (0.96)
1, Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0.00 124,343,859 0.18 124,343,859 0.18
2, Nguồn kinh phí 0.00 0.00 0 0.00
Nhận xét:
Về mặt quy mô, tổng nguồn vốn của công ty đã có mức tăng mạnh từ gần 50.7 tỷ năm 2008 lên đến gần 70.4 tỷ năm 2009, tức là tăng 38.85% (cùng với mức tăng của Tổng tài sản của HCC). Trong đó, chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản nợ phải trả.
Nợ phải trả năm 2009 tăng so với năm 2008 gần 15 tỷ (69.29%), với mức chênh lệch tỷ trọng là 9.18%. Điều này chứng tỏ, sang năm 2009 nợ phải trả của công ty nhiều hơn, giảm sự ổn định và bền vững của tình hình tài chính.
Nợ phải trả của HCC tăng mạnh như vậy là do năm 2009, công ty đi
vay một số khoản vay nợ ngắn hạn và dài hạn chủ yếu dựng để tài trợ đầu tư mua sắm các thiết bị, tài sản cố định mới như:
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Đà Nẵng: để đầu tư máy bơm bê tông, 3 máy trộn bê tông Huyndai 7m3
Ngân hàng Kỹ Thương để đầu tư trạm trộn bê tông Viebatch 120.
Ngân hàng SHB Đà Nẵng để thanh toán tiền nhập khẩu xe bơm bê tông. Các nguồn vay nợ khác…
Vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên 18.82% và chủ yếu là từ nguồn lợi
nhuận chưa phân phối hơn 4 tỷ (tăng 719.41%) và quỹ dự phòng tài chính tăng 119.41%.
Quỹ đầu tư phát triển Quỹ dự phòng tài chính Lợi nhuận chưa phân phối
2.240.883.689 416.262.491
9.090.939.794 Tăng nhiều hơn so với các khoản giảm của:
Quỹ dự phòng tài chính Lợi nhuận chưa phân phối
8.597.593
Thặng dư vốn cổ phần 775.500.000 Như vậy, qua bảng cơ cấu trên ta cho thấy sự tăng đột biến của các khoản nợ phải trả trong năm 2009 làm cho tỷ lệ NỢ PHẢI TRẢ/ VỐN CHỦ SỞ HỮU thay đổi khá lớn (năm 2008, tỷ lệ này là 0.72; năm 2009 là 1.04). Sự tăng lên này làm giảm năng lực tự chủ về tài chính của công ty so với năm 2008 do các khoản tăng này chủ yếu là nợ phải thanh toán trong ngắn hạn.
Bảng 7: Bảng tính các chỉ tiêu về hệ số nợ
Hệ số nợ so với VCSH cho thấy cứ 1 đồng tài sản tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng với:
0.72 đồng tài sản tài trợ bằng nợ phải trả trong năm 2008 1.04 đồng tài sản tài trợ bằng nợ phải trả trong năm 2009. Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn cho thấy trong một đồng vốn tài trợ tài sản của công ty thì có 0.42 đồng (năm 2008) nợ phải trả và 0.51 đồng trong năm 2009. Các chỉ tiêu trên cho ta thấy vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ tài sản của doanh nghiệp nên hầu như doanh nghiệp phải đi chiếm dụng vốn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình.
Hệ số tài sản trên VCSH năm 2009 ở mức 2.04 tăng 0.32 so với năm 2008, cho biết cứ 2.04 đồng tài sản thì được tài trợ bởi một đồng vốn chủ sở hữu và 1.04 đồng tài trợ bằng nợ phải trả (hệ số này càng gần 1 thì càng tốt)
Chỉ tiêu Cuối năm
Cuối năm 2009 so với 2008 2008 2009 ± % Hệ số nợ so với VCSHA= Nợ phải trả/ VCSH 0.72 1.04 0.32 44.79 Hệ số nợ so với tổng NV = Nợ phải trả/ NV 0.42 0.51 0.09 21.93 Hệ số tài sản so với VCSH = TS/VCSH 1.72 2.04 0.32 18.75
Tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp chưa cao . Doanh nghiệp nên tìm cách giảm nợ phải trả để có thể chủ động hơn về mặt tài chính.
Bảng 8: Bảng so sánh hệ nợ của HCC với BHC và ngành Bê Tông
Tuy nhiên dựa vào bảng so sánh chỉ tiêu Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn của HCC với chỉ tiêu của nhóm ngành Bê Tông và công ty bê tông Biên Hòa có thể thấy được cứ một đồng vốn tài trợ tài sản thì có 0.51 đồng nợ phải trả trong công ty HCC, trong ngành bê tông thì cứ một đồng vốn tài trợ tài sản thì có 0,65 đồng nợ phải trả còn trong công ty BHC một đồng vốn tài trợ tài sản thì có 0,72 đồng nợ phải trả ( Chỉ số này cảng nhỏ càng tốt). Có thể thấy tuy hệ số của nợ phải trả/ tổng nguồn vốn của HCC vẫn ở mức cao nhưng so với trung bình ngành và các công ty cùng ngành thì hệ số này của HCC vẫn rất tốt. Hệ số nợ phải trả / vốn chủ sở hữu của HCC là 1.04 xét về mặt lý thuyết thì tính tự chủ của doanh nghiệp là chưa tối ưu (hệ số này bằng 1 thì được coi là tối ưu cho các doanh nghiệp) nhưng so sánh với trung bình ngành bê tông và công ty hoạt động cùng ngành nghề thì hệ số này của doanh nghiệp vẫn ở mức khá tốt.