quan đến đề tài luận án
Kết quả nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức đảng, trong đó có các BCSĐ cho thấy, các công trình này đã đề cập một số nội dung chủ yếu:
Một là, làm rõ những vấn đề lý thuyết về xây dựng tổ chức, về tổ chức của HTCT
ở Việt Nam như: bản chất của tổ chức, quy luật vận động của tổ chức, các loại hình tổ chức, những yếu tố cấu thành một tổ chức, mục tiêu của tổ chức, những điều kiện của một tổ chức, những nguyên tắc tổ chức trong thực tiễn, các nguyên lý xây dựng tổ chức, thiết kế một tổ chức, đánh giá và phân tích một tổ chức; khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn của các tổ chức trong HTCT nước ta, các giải pháp đổi mới và hoàn thiện HTCT; về tổ chức của Đảng và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức của Nhà nước, MTTQ và các TCCT-XH.
Hai là, phân tích vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ công tác chủ yếu của các BCSĐ, trong đó có BCSĐ UBND tỉnh. Về vị trí, vai trò của BCSĐ, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra: BCSĐ là một hình thức tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, được lập ra ở các cơ quan nhà nước cả ở cấp Trung ương và cấp tỉnh để giúp cấp ủy đảng thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng ở các cơ quan ấy theo quy định của Điều lệ Đảng trong từng thời kỳ lịch sử. Về chức năng, nhiệm vụ của BCSĐ, các công trình nghiên cứu đã khẳng định: BCSĐ có chức năng lãnh đạo quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đề xuất với cấp ủy và quyết định theo thẩm quyền về phương hướng, nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, về công tác tổ chức, cán bộ; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng. Về các mối quan hệ công tác chủ yếu của
BCSĐ, các công trình nghiên cứu chưa chỉ rõ các mối quan hệ công tác, mặc dù đây là vấn đề rất quan trọng, thiết thực đến hoạt động của các BCSĐ.
Ba là, đánh giá thực trạng ưu điểm, hạn chế, phân tích nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh. Một số ít các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những ưu điểm trong tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh về cơ cấu nhân sự; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số BCSĐ UBND tỉnh; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các thành viên BCSĐ UBND; việc thực hiện tốt mối quan hệ đối với tỉnh ủy, BTVTU; việc lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của một số BCSĐ UBND tỉnh. Bên cạnh đó, một số công trình cũng đã chỉ ra những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh, tiêu biểu là việc vi phạm các khuyết điểm của một số BCSĐ UBND tỉnh, thành phố đã bị Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) thi hành kỷ luật như: BCSĐ UBND tỉnh Hà Giang, BCSĐ UBND tỉnh Thái Nguyên, BCSĐ UBND thành phố Cần Thơ...
Bốn là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đổi mới tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh. Trên cơ sở lý luận về HTCT nói chung, hệ thống tổ chức bộ máy đảng nói riêng, một số sách chuyên khảo, đề tài khoa học đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các BCSĐ, trong đó có BCSĐ UBND tỉnh. Có một số tác giả đề xuất không cần duy trì các BCSĐ nói chung, BCSĐ UBND tỉnh nói riêng; ngược lại, nhiều tác giả đề xuất tiếp tục duy trì tổ chức này, nhưng cần hoàn thiện mô hình tổ chức này, nhưng cần nghiên cứu hoàn thiện thêm mô hình tổ chức, ban hành các quy định, hướng dẫn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh để BCSĐ UBND tỉnh hoạt động hiệu quả hơn.