Thực trạng tổ chức của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 81)

3.1.1.1. Ưu điểm

Một là, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCSĐ UBND tỉnh được xác định khá rõ ràng, hợp lý

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCSĐ UBND tỉnh được quy định trong quyết định của BTVTU về việc thành lập BCSĐ UBND tỉnh. Trong các quyết định này đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể BCSĐ UBND tỉnh. Chức năng của các BCSĐ UBND tỉnh đều được xác định là thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh thể chế hóa, cụ thể hóa các nghị quyết của Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, các nghị quyết của tỉnh ủy, BTVTU và của cấp trên để tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương; thể hiện rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với UBND tỉnh mà không vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; không lấn sân, bao biện, làm thay, cũng không buông lỏng, làm mất vai trò, vị thế lãnh đạo của Đảng. Việc xác định BCSĐ UBND tỉnh có 03 nhiệm vụ chính (lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh; đề xuất và chịu trách nhiệm trước BTVTU, thường trực tỉnh ủy những vấn đề có liên quan đến hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh, UBND tỉnh; phối hợp với các tổ chức đảng, các cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy và các ban, cơ quan của tỉnh ủy thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao) là tương đối phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Bốn quyền hạn của BCSĐ UBND tỉnh được quy định là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, giúp các BCSĐ UBND tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Theo kết quả điều tra xã hội học, 197/378 (chiếm 52,12%) người được hỏi cho rằng, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCSĐ UBND tỉnh như hiện nay là hợp lý (Phụ lục 2).

Hai là, số lượng, cơ cấu nhân sự trong BCSĐ UBND tỉnh theo đúng quy định của Bộ Chính trị

Số lượng thành viên BCSĐ UBND tỉnh trung bình khoảng 06 người, tùy theo số lượng phó chủ tịch UBND tỉnh ở từng tỉnh. Các thành viên BCSĐ UBND tỉnh đều gồm: chủ tịch, các phó chủ tịch UBND tỉnh, giám đốc sở nội vụ và chánh văn phòng UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh là bí thư BCSĐ UBND tỉnh. Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh là phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh. 58/58 (100%) bí thư BCSĐ UBND tỉnh là phó bí thư tỉnh ủy, không có ai là bí thư tỉnh ủy hoặc chỉ là ủy viên BTVTU. Các thành viên BCSĐ UBND tỉnh được phân công phụ trách từng mảng công việc và chịu trách nhiệm

trước tập thể BCSĐ UBND tỉnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ do BCSĐ UBND tỉnh giao. Thực tế cho thấy, cơ cấu nhân sự của các BCSĐ UBND tỉnh như hiện nay đã thực hiện theo đúng quy định của Bộ Chính trị.

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy: 195/378 (chiếm 51,6%) người được hỏi cho rằng, nhân sự tham gia BCSĐ UBND tỉnh là hợp lý (Phụ lục 2).

Ba là, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên BCSĐ UBND tỉnh được quy định tương đối rõ ràng, đầy đủ

Quy chế làm việc của các BCSĐ UBND tỉnh đã quy định tương đối rõ chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng thành viên BCSĐ UBND tỉnh trên tất cả các mặt hoạt động, các mối quan hệ công tác chủ yếu. Bên cạnh đó, quy chế làm việc cũng quy định rõ chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của người đứng đầu BCSĐ UBND tỉnh - bí thư BCSĐ UBND tỉnh. Quy chế làm việc cũng chỉ rõ chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh, đặc biệt là nhiệm vụ giúp bí thư BCSĐ UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên của BCSĐ UBND tỉnh và thay mặt bí thư BCSĐ UBND tỉnh giải quyết công việc khi bí thư đi vắng; chủ trì phiên họp và ký các văn bản của BCSĐ UBND tỉnh khi bí thư BCSĐ UBND tỉnh đi vắng hoặc ủy quyền. Quy chế làm việc của một số BCSĐ UBND tỉnh đã quy định chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của thành viên BCSĐ UBND tỉnh là giám đốc sở nội vụ; thành viên BCSĐ UBND tỉnh là chánh văn phòng UBND tỉnh.

Số liệu điều tra xã hội học cho kết quả: 191/378 (chiếm 50,53%) người được hỏi đánh giá quy định chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của bí thư BCSĐ UBND tỉnh là hợp lý; 202/378 (chiếm 53,54%) người được hỏi cho rằng, quy định chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh là hợp lý (Phụ lục 2).

Bốn là, nguyên tắc tổ chức và xây dựng quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh được xác định và cụ thể hóa phù hợp

Hiện nay, tất cả các BCSĐ UBND tỉnh đều đã được xác định rõ nguyên tắc tổ chức và có quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh. Quy chế làm việc của các BCSĐ UBND tỉnh đều do BCSĐ UBND tỉnh xây dựng, đa số được BTVTU ban hành trên cơ sở vận dụng trước đây là Quy định số 172-QĐ/TW ngày 07-3-2013 của Bộ Chính trị quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương và gần đây là Quyết định số 162-QĐ/TW ngày 05-12-2018 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy chế làm việc mẫu của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương. Quy chế làm việc của các BCSĐ UBND tỉnh đã thật

sự là cơ sở quan trọng nhất để các thành viên BCSĐ UBND tỉnh thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình; góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng thành viên BCSĐ UBND tỉnh nói riêng và của tập thể BCSĐ UBND tỉnh nói chung. Một số BCSĐ UBND tỉnh đã tiến hành tổng kết, đánh giá sự phù hợp của quy chế làm việc với thực tiễn để làm cơ sở, căn cứ điều chỉnh hằng năm hoặc vào thời điểm phù hợp.

Kết quả điều tra xã hội học: có 279/378 (chiếm 73,81%) người được hỏi cho rằng, quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh nhiệm kỳ hiện nay được xây dựng và ban hành năm 2017; chỉ có 10,32% cho rằng quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh nhiệm kỳ hiện nay được xây dựng và ban hành vào năm 2016 và 15,87% cho rằng, quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh nhiệm kỳ hiện nay được xây dựng và ban hành năm 2018 (Phụ lục 2).

Năm là, đã xây dựng được quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với một số tổ chức có liên quan

Ban cán sự đảng UBND tỉnh có mối quan hệ với đảng đoàn HĐND tỉnh; với UBND tỉnh, thường trực UBND tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy; với cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy; với BCSĐ Chính phủ; với các BCSĐ các bộ, ngành Trung ương. Trên thực tế, đa số các BCSĐ UBND tỉnh đã xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với BCSĐ tòa án nhân dân tỉnh và quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với BCSĐ viện kiểm sát nhân dân tỉnh. Bên cạnh đó, một số BCSĐ UBND tỉnh đã chủ động xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với một số cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy như: ban tổ chức tỉnh ủy, ban dân vận tỉnh ủy, ban tuyên giáo tỉnh ủy…

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy: 345/378 (chiếm 91,27%) người được hỏi cho rằng, BCSĐ UBND tỉnh nhiệm kỳ hiện nay đã xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với BCSĐ tòa án nhân dân tỉnh và quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với BCSĐ viện kiểm sát nhân dân tỉnh (Phụ lục 2).

3.1.1.2. Hạn chế

Một là, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quy chế làm việc của một số BCSĐ UBND tỉnh còn một số điểm chưa thống nhất, có sự lẫn lộn, chồng chéo

Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các BCSĐ UBND tỉnh chưa thể hiện rõ tính chất của một cơ quan lãnh đạo đảng, có nhiều điểm trùng lắp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thường trực UBND. Do chưa có quy định, hướng dẫn của Ban Bí thư, nên quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các

BCSĐ UBND tỉnh hiện chưa thống nhất giữa các tỉnh, có sự khác nhau trong nhận thức và trong tổ chức thực hiện.

Khi tiến hành điều tra xã hội học, có 181/378 (chiếm 47,88%) người được hỏi cho rằng, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các BCSĐ UBND tỉnh hiện nay là chưa hợp lý, trong đó 25,13% cho rằng cần bổ sung, 21,96% cho rằng phải điều chỉnh (Phụ lục 2).

Vấn đề nổi lên nhất hiện nay là: BCSĐ UBND tỉnh chỉ lãnh đạo UBND tỉnh, không lãnh đạo các tổ chức đảng ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các tổ chức đảng này đặt dưới sự lãnh đạo của đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, trong khi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nằm trong cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh. BCSĐ UBND tỉnh chủ yếu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác cán bộ, lãnh đạo công tác kiểm tra của UBND tỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng; đảng ủy khối các cơ quan tỉnh không phải cấp trên của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, nên chủ yếu chỉ lãnh đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng, thực hiện các công tác đảng vụ ở tổ chức đảng của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Trong thực tế đã có một số trường hợp khi xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các BCSĐ UBND tỉnh có sự nhầm lẫn, chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ với đảng ủy khối các cơ quan tỉnh.

Mặt khác, trong quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các BCSĐ UBND tỉnh chưa thể hiện đúng và rõ đây là tổ chức đảng, khác căn bản so với chế độ thủ trưởng và khác cả với nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của UBND tỉnh. Trong quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số BCSĐ UBND tỉnh vẫn thể hiện ít nhiều tính chất của chế độ thủ trưởng. Tuy theo nguyên tắc, các thành viên BCSĐ UBND tỉnh bình đẳng với nhau về thẩm quyền, nhưng các thành viên là phó chủ tịch UBND tỉnh, giám đốc sở nội vụ và chánh văn phòng UBND tỉnh là nhân sự dưới quyền của chủ tịch UBND tỉnh, nên trong quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các BCSĐ UBND tỉnh chưa tách bạch rõ giữa thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể BCSĐ UBND tỉnh với thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư BCSĐ UBND tỉnh là chủ tịch UBND tỉnh. Quy định về những vấn đề phải lấy biểu quyết trong BCSĐ chỉ mang tính hình thức, vì rất ít khi có ý kiến khác với ý kiến của bí thư BCSĐ UBND tỉnh là chủ tịch UBND tỉnh.

Hai là, số lượng, cơ cấu nhân sự BCSĐ UBND tỉnh có mặt chưa hợp lý

Đa số thành viên của BCSĐ UBND tỉnh là cán bộ trong thường trực UBND tỉnh, chỉ có 02 thành viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Điều

này dẫn đến dễ trùng lắp chức trách, nhiệm vụ của các thành viên BCSĐ là chủ tịch, phó chủ tịch UBND với chức trách, nhiệm vụ của chủ tịch, phó chủ tịch UBND; các thành viên cùng một lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ, nên gặp khó khăn trong sắp xếp thời gian dành cho hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh. Trong khi chức năng, nhiệm vụ của BCSĐ UBND tỉnh khá lớn, nhưng BCSĐ UBND tỉnh không có bộ máy giúp việc chuyên trách, đều sử dụng một số cán bộ kiêm nhiệm, nên việc lãnh đạo, chỉ đạo một số mặt công tác gặp nhiều khó khăn, chất lượng, hiệu quả việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của một số BCSĐ UBND tỉnh còn nhiều hạn chế. Chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự tỉnh và giám đốc công an tỉnh đều là ủy viên BTVTU, ủy viên UBND tỉnh phụ trách hai lĩnh vực quan trọng là quân sự và an ninh, trật tự; trong khi cơ quan quân sự tỉnh và cơ quan công an tỉnh không phải là cơ quan thuộc UBND tỉnh, nhưng chưa tham gia BCSĐ UBND tỉnh.

Số liệu điều tra xã hội học cho thấy: 183/378 (chiếm 48,4%) người được hỏi cho rằng, nhân sự tham gia BCSĐ UBND tỉnh là chưa hợp lý và cần tăng thêm, không nên giảm bớt (Phụ lục 2).

Ba là, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên BCSĐ UBND tỉnh của một số BCSĐ UBND tỉnh chưa được quy định thật đầy đủ, cụ thể

Trong quy chế làm việc của một số BCSĐ UBND tỉnh chưa quy định đầy đủ, cụ thể chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên BCSĐ UBND tỉnh. Ví dụ: Quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh Hậu Giang được ban hành từ ngày 22- 01-2011 chỉ có 04 trang, gồm 05 chương: Chương I. Những quy định chung; Chương II. Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy; Chương III. Chế độ làm việc; Chương IV. Mối quan hệ công tác; Chương V. Điều khoản thi hành (tính đến thời điểm tháng 5 - 2020). Trong quy chế chỉ quy định chung về chức năng, nhiệm vụ của BCSĐ UBND tỉnh mà không có bất cứ điều khoản nào quy định chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư, phó bí thư và các thành viên BCSĐ UBND tỉnh.

Số liệu điều tra xã hội học cho kết quả: 187/378 (chiếm 49,47%) người được hỏi cho rằng, quy định chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư BCSĐ UBND tỉnh là chưa hợp lý; 176/378 (chiếm 46,56%) người được hỏi cho rằng, quy định chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh là chưa hợp lý; đặc biệt, 299/378 (chiếm 79,10%) người được hỏi cho rằng, quy định chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên BCSĐ UBND tỉnh là chưa hợp lý (Phụ lục 2).

Bốn là, quy chế làm việc của một số BCSĐ UBND tỉnh chưa thống nhất về thẩm quyền, thời điểm ban hành và nội dung

Do vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của BCSĐ UBND tỉnh có nhiều điểm mang tính đặc biệt, nên các BTVTU đều ban hành quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh, coi đó là cơ sở quan trọng nhất để BTVTU lãnh đạo BCSĐ UBND tỉnh hoạt động, các thành viên BCSĐ UBND tỉnh thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình và là căn cứ để kiểm điểm, đánh giá hoạt động của tập thể, từng cá nhân thành viên BCSĐ UBND tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, quy chế làm việc của các BCSĐ UBND tỉnh chưa thống nhất về cả thẩm quyền, thời điểm ban hành và nội dung. Bên cạnh quy chế làm việc của một số BCSĐ UBND tỉnh được xây dựng khá cụ thể, quy định rõ ràng chức trách, nhiệm vụ của từng thành viên, quy chế làm việc của một số BCSĐ UBND tỉnh còn mang tính hình thức, chưa quy định đầy đủ về chức trách, nhiệm vụ của các thành viên, nhất là của bí thư, phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh.

Trong khi hầu hết quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh do tỉnh ủy, BTVTU ban hành theo đúng quy định của Bộ Chính trị, ở các tỉnh Thái Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái, quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh do BCSĐ UBND tỉnh tự ban hành [14, 15, 16].

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy: có BCSĐ UBND tỉnh nhiệm kỳ hiện nay mới được xây dựng và ban hành vào năm 2018, tức là sau 02 năm từ khi UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 đi vào hoạt động, BCSĐ UBND tỉnh được thành lập. Đáng chú ý là, có 301/378 (chiếm 79,63%) người được hỏi cho rằng, nội dung quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 là chưa hợp lý (Phụ lục 2).

Năm là, còn thiếu nhiều quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với các tổ chức đảng có liên quan

Đa số các BCSĐ UBND tỉnh mới chỉ xây dựng được quy chế phối hợp công tác với BCSĐ tòa án nhân dân tỉnh, BCSĐ viện kiểm sát nhân dân tỉnh. Hầu hết BCSĐ UBND tỉnh chưa xây dựng được quy chế phối hợp công tác với rất nhiều các tổ chức khác, trong đó có những tổ chức có mối quan hệ mật thiết, thường xuyên

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w