Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 65)

đảng ủy ban nhân dân tỉnh

Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên BCSĐ UBND tỉnh:

Cùng với tập thể BCSĐ UBND tỉnh tổ chức quán triệt và cụ thể hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh. Tổ chức thực hiện đúng đắn, vận dụng sáng tạo và chịu trách nhiệm trước BCSĐ UBND tỉnh và bí thư BCSĐ UBND tỉnh về việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thuộc lĩnh vực, địa phương, đơn vị được phân công phụ trách, theo dõi.

Tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt và đóng góp ý kiến xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch; chấp hành sự phân công và tuân thủ nguyên tắc, chế độ làm việc của BCSĐ UBND tỉnh. Có trách nhiệm tham gia đóng góp ý vào sự lãnh đạo của BCSĐ UBND tỉnh; chịu trách nhiệm chính trong chỉ đạo, vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương của Trung ương, của tỉnh ủy và BTVTU thuộc lĩnh vực được phân công, theo dõi hoặc ủy quyền thực hiện; xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện có kết quả đường lối, chủ trương của Đảng theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thường xuyên sâu sát cơ sở, gắn bó với đảng viên, quần chúng, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện các vấn đề mới nảy sinh trong phạm vi công tác được phân công phụ trách; theo dõi, báo cáo, đề xuất, kiến nghị với BCSĐ UBND tỉnh và bí thư BCSĐ UBND tỉnh các biện pháp giải quyết và chịu trách nhiệm về những kiến nghị, đề xuất của mình.

Chỉ đạo các ngành, các địa phương, đơn vị được phân công phụ trách; theo dõi chuẩn bị đầy đủ báo cáo, đề án, tài liệu và những thông tin cần thiết trình BCSĐ UBND tỉnh khi có yêu cầu.

Được thông tin và yêu cầu BCSĐ UBND tỉnh cung cấp thông tin về các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các báo cáo tổng kết, chuyên đề, các đề án, kế hoạch của UBND tỉnh. Được tham gia ý kiến với BCSĐ UBND tỉnh về những vấn đề có liên quan thuộc lĩnh vực phụ trách, trước khi BCSĐ UBND tỉnh quyết định.

Chủ động báo cáo với BCSĐ và bí thư BCSĐ UBND tỉnh về kết quả công tác chủ yếu và tình hình các địa phương, đơn vị được phân công theo dõi, phụ trách; đề xuất những biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt còn hạn chế.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công và ủy quyền của tập thể BCSĐ UBND tỉnh và bí thư BCSĐ UBND tỉnh.

Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư BCSĐ UBND tỉnh:

Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của thành viên BCSĐ UBND tỉnh và những nhiệm vụ khác theo sự phân công của tỉnh ủy, BTVTU và thường trực tỉnh ủy.

Là người đứng đầu BCSĐ UBND tỉnh, lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của BCSĐ, chịu trách nhiệm chính trước tỉnh ủy, BTVTU và bí thư tỉnh ủy về toàn bộ hoạt động của UBND tỉnh và của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương theo quy định của pháp luật. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCSĐ UBND tỉnh. Cùng với các ủy viên BTVTU, tỉnh ủy viên công tác trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh chỉ đạo xây dựng bộ máy chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Triệu tập, chủ trì, quyết định nội dung, chương trình và kết luận các phiên họp của BCSĐ UBND tỉnh; nếu vắng mặt thì ủy quyền cho phó bí thư hoặc một ủy viên BCSĐ UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Chủ động trao đổi trong BCSĐ UBND tỉnh những vấn đề thuộc về trách nhiệm và phạm vi công tác của UBND tỉnh cần báo cáo, xin ý kiến tập thể thường trực tỉnh ủy, BTVTU.

Chỉ đạo tổ chức quán triệt và thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân ở địa phương. Kịp thời cụ thể hóa, tổ chức thực hiện và kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, các nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của tỉnh ủy, BTVTU, thường trực tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và công tác tổ chức, cán bộ thuộc quyền. Chỉ đạo công tác quy hoạch, kế hoạch hằng năm và 5 năm; chỉ đạo xây dựng các đề án cụ thể về phát triển KT-XH và ngân sách về quốc phòng, an ninh, về hợp tác, liên doanh, liên kết với nước ngoài để trình tỉnh ủy,

BTVTU thảo luận, quyết định chương trình làm việc. Căn cứ chủ trương của tỉnh ủy, BTVTU, thường trực tỉnh ủy, chủ động chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đảng, các cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy triển khai các công việc của UBND tỉnh. Chỉ đạo công tác thực hành tiết kiệm, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; công tác tiếp công dân; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, cải cách hành chính, thi đua - khen thưởng, công tác dân vận chính quyền và công tác đối ngoại ở địa phương theo quy định.

Định kỳ hoặc khi có yêu cầu, chỉ đạo việc báo cáo tình hình KT-XH, ngân sách, quốc phòng, an ninh trên địa bàn và các công việc chỉ đạo, điều hành chủ yếu của BCSĐ UBND tỉnh, hoạt động của UBND tỉnh với tỉnh ủy, BTVTU, thường trực tỉnh ủy và bí thư tỉnh ủy; đồng thời, chủ động đề xuất những vấn đề thuộc trách nhiệm và phạm vi công tác của BCSĐ UBND tỉnh và UBND tỉnh cần báo cáo xin ý kiến của tỉnh ủy.

Chỉ đạo việc phối hợp với các lực lượng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân trên địa bàn thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.

Phối hợp chặt chẽ với phó bí thư thường trực tỉnh ủy và bí thư đảng đoàn HĐND tỉnh trong xử lý công việc, bảo đảm sự thống nhất trong lãnh đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và chính quyền, trong xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Thay mặt BCSĐ UBND tỉnh ký văn bản gửi tỉnh ủy, BTVTU, thường trực tỉnh ủy, hoặc ủy quyền cho phó bí thư hoặc một ủy viên là phó chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản báo cáo tỉnh ủy, BTVTU, thường trực tỉnh ủy. Bí thư BCSĐ UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy, BTVTU, thường trực tỉnh ủy và pháp luật về các nội dung ký trình hoặc ủy quyền cho phó bí thư, ủy viên BCSĐ UBND tỉnh là phó chủ tịch UBND tỉnh ký trình.

Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh:

Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của thành viên BCSĐ UBND tỉnh và các nhiệm vụ khác do tỉnh ủy, BTVTU, thường trực tỉnh ủy, BCSĐ UBND tỉnh hoặc bí thư BCSĐ UBND tỉnh phân công và ủy quyền.

Giúp bí thư BCSĐ UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên của BCSĐ UBND tỉnh; tổ chức triển khai, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, thông báo kết luận của BCSĐ UBND tỉnh và UBND tỉnh.

Thay mặt bí thư BCSĐ UBND tỉnh giải quyết công việc khi bí thư vắng mặt; chủ trì phiên họp và ký các văn bản của BCSĐ UBND tỉnh khi bí thư BCSĐ UBND tỉnh đi vắng hoặc ủy quyền, các văn bản gửi tỉnh ủy, BTVTU và triển khai các nhiệm vụ do tỉnh ủy, BTVTU giao thuộc lĩnh vực được phân công.

Chịu trách nhiệm trước BCSĐ UBND tỉnh và bí thư BCSĐ UBND tỉnh về những công việc được phân công, ủy quyền.

Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên BCSĐ UBND tỉnh là giám đốc sở nội vụ:

Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của thành viên BCSĐ UBND tỉnh.

Đề xuất, chuẩn bị và trình BCSĐ UBND tỉnh việc tổ chức bộ máy, nhân sự, chế độ, chính sách đối với cán bộ thuộc thẩm quyền BCSĐ UBND tỉnh quản lý, để BCSĐ xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Dự họp và báo cáo tỉnh ủy, BTVTU, thường trực tỉnh ủy những vấn đề về tổ chức bộ máy, nhân sự, chế độ, chính sách đối với cán bộ theo sự phân công của BCSĐ UBND tỉnh.

Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên BCSĐ UBND tỉnh là chánh văn phòng UBND tỉnh:

Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của thành viên BCSĐ UBND tỉnh.

Tổng hợp, tham mưu đề xuất với bí thư, phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh những nội dung, vấn đề đưa ra phiên họp hoặc lấy ý kiến thành viên BCSĐ bằng văn bản. Tập hợp ý kiến của các thành viên BCSĐ và dự thảo văn bản, tờ trình BCSĐ, báo cáo bí thư hoặc phó bí thư BCSĐ (khi được bí thư BCSĐ ủy quyền) xem xét, trình ký BTVTU, thường trực tỉnh ủy.

Chuẩn bị, phối hợp chuẩn bị hoặc đôn đốc chuẩn bị nội dung các phiên họp của BCSĐ, mời họp, gửi tài liệu họp đến thành viên trước khi cuộc họp theo yêu cầu (trừ những nội dung về công tác tổ chức, cán bộ và họp đột xuất); đôn đốc các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung họp BCSĐ và gửi tài liệu đến văn phòng UBND tỉnh theo quy định để văn phòng UBND tỉnh chuyển đến thành viên BCSĐ; ghi chép biên bản cuộc họp, thu hồi tài liệu sau cuộc họp để quản lý theo quy định.

Tiếp nhận, trình bí thư BCSĐ các công văn đến và chuyển ý kiến chỉ đạo của BCSĐ đến các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.

Lưu giữ, bảo quản tài liệu, con dấu của BCSĐ UBND tỉnh theo quy định. Ban cán sự đảng UBND tỉnh giao ủy viên BCSĐ là chánh văn phòng UBND tỉnh cử cán bộ giúp việc trực tiếp cho BCSĐ.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w