3.1.2.1. Ưu điểm
Một là, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCSĐ UBND tỉnh tương đối đầy đủ
Về thực hiện chức năng tham mưu cho tỉnh ủy, BTVTU, thường trực tỉnh ủy:
Các BCSĐ UBND tỉnh đều đã cố gắng thực hiện vai trò, chức năng tham mưu cho tỉnh ủy, BTVTU, thường trực tỉnh ủy về các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về KT-XH, ngân sách, quốc phòng, an ninh, mở rộng hợp tác quốc tế… và công tác quản lý hành chính nhà nước của UBND tỉnh. Các BCSĐ UBND tỉnh đã kịp thời tham mưu cho tỉnh ủy, BTVTU về các chủ trương, kế hoạch công tác cũng như các biện pháp thi hành các chính sách, chủ trương của Chính phủ, các quy định của pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tế địa phương liên quan đến công tác quản lý nhà nước trên địa bàn, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và có trọng tâm, trọng điểm. Các BCSĐ UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo việc chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các nghị quyết của của tỉnh ủy liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của UBND tỉnh. Do làm tốt vai trò tham mưu, nên các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, đề án của tỉnh ủy, BTVTU đã được UBND tỉnh cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nhanh chóng, đạt chất lượng, hiệu quả khá tốt. Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang đánh giá: “Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời tham mưu với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra các chủ trương, đường lối…. Các nghị
quyết, chỉ thị, kế hoạch, đề án của Tinh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy đã được Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đạt kết quả” [146].
Điều tra xã hội học cho kết quả: 100% người được hỏi cho rằng, BCSĐ UBND tỉnh đã làm tốt vai trò này, trong đó 27/378 (chiếm 7,14%) đánh giá hoàn thành xuất sắc; 212/378 (chiếm 56,58%) đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ; 139/378 (chiếm 36,77%) đánh giá hoàn thành nhiệm vụ này (Phụ lục 2).
Về thực hiện chức năng lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của UBND tỉnh: Các BCSĐ UBND tỉnh đã thực hiện khá tốt việc quyết định và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của UBND tỉnh; tập trung lãnh đạo UBND cụ thể hóa nghị quyết, chủ trương, chương trình công tác của tỉnh ủy, BTVTU thành các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh. Tỉnh ủy tỉnh Sơn La đánh giá: “Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xem xét, cho ý kiến về nội dung, chương trình các phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh” [13]. Thực hiện các nghị quyết của tỉnh ủy, BTVTU, các BCSĐ UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể. Các chủ trương lớn, quan trọng, phức tạp đều được các BCSĐ UBND tỉnh thảo luận, quyết định, tổ chức nghiên cứu đề ra các chủ trương, giải pháp và mô hình cụ thể để triển khai thực hiện. Đối với những vấn đề mới phát sinh vượt thẩm quyền quyết định của BCSĐ UBND tỉnh, BCSĐ UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến của BTVTU, đảm bảo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Các BCSĐ UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo UBND tỉnh xây dựng chiến lược phát triển KT-XH 5 năm, xây dựng chương trình phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn hạn của tỉnh, đảm bảo theo đúng nghị quyết, chủ trương, định hướng của tỉnh ủy.
Thành tựu nổi bật của các UBND tỉnh dưới sự lãnh đạo trực tiếp của BCSĐ UBND tỉnh trong những năm gần đây là đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2019, có 01 tỉnh đạt chỉ số 90,08% (tỉnh Quảng Ninh); 38 tỉnh đạt chỉ số từ 80% đến dưới 90%, 19 tỉnh đạt chỉ số từ 70% đến dưới 80%, giá trị trung bình là 81,15%, cao hơn 4,23% so với năm 2018; năm 2020, tỉnh Quảng Ninh đạt chỉ số trên 90%; 51 tỉnh đạt chỉ số từ 80% đến dưới 90% (năm 2019 chỉ có 40 tỉnh, năm 2018 chỉ có 04 tỉnh); 05 tỉnh đạt chỉ số từ 70% đến dưới 80%, không có tỉnh đạt dưới 70%, giá trị trung bình là 83,72%, cao hơn 2,57% so với giá trị trung bình năm 2019 (đạt 81,15%) và đạt giá trị cao nhất trong 5 năm gần đây, có 33 tỉnh đạt chỉ số cao hơn giá trị trung bình của cả nước, có 53 tỉnh có kết quả chỉ số tăng cao hơn so với năm 2019, trong đó Bến Tre tăng cao nhất (+9,42%). Riêng tỉnh Quảng Ninh bốn năm liên tiếp dẫn đầu.
Các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu… đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, thúc đẩy giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động... Năm 2020, tỉnh Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 7,019 triệu đồng/tháng; tiếp theo là các tỉnh có thu nhập trên 5 triệu đồng/người/tháng là Đồng Nai, Bắc Ninh. Các UBND tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới.
Việc thực hiện chức năng lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của các BCSĐ UBND tỉnh thể hiện rõ nét trong việc hơn một năm qua vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa đẩy mạnh phát triển KT-XH, bảo đảm đời sống nhân dân; giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và thực hiện tốt công tác đối ngoại của các tỉnh. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số địa phương, nhưng KT- XH của các tỉnh trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục đạt kết quả tích cực. Các BCSĐ UBND tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các UBND tỉnh bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình để đưa ra quyết sách kịp thời, chính xác, hiệu quả; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế lãnh đạo vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh Covid -19, vừa đẩy mạnh phát triển KT-XH, ổn định cuộc sống của nhân dân. Các BCSĐ UBND tỉnh lãnh đạo các UBND tỉnh tăng cường kiểm tra, bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới; ban hành các chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh; chủ động chuẩn bị các kịch bản, ứng phó các tình huống xảy ra của dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cơ quan, các nhà máy, xí nghiệp có lượng lao động lớn, bảo đảm cơ sở vật chất, nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; thường xuyên tổ chức diễn tập, tập huấn các biện pháp ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các UBND tỉnh tập trung chuẩn bị tốt các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, bảo đảm an toàn các sự kiện chính trị, KT-XH, các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy giao thương quốc tế trong điều kiện bình thường mới; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để thúc đẩy, thu hút đầu tư, nhất là từ các đối tác lớn.
Các BCSĐ UBND tỉnh ở các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề hơn của dịch bệnh Covid-19 như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh đã lãnh đạo UBND tỉnh quyết tâm thực hiện mục tiêu kép đạt kết quả bước đầu tích cực, vừa triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, vừa khôi phục và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội. Các UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế; từng đơn vị, doanh nghiệp, tập thể và từng cá nhân đều tích
cực xác lập trạng thái bình thường mới, vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, vừa phòng, chống dịch. Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch do UBND tỉnh đề ra bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Các BCSĐ UBND tỉnh lãnh đạo các UBND tỉnh rà soát, bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp, nghiêm cấm việc áp dụng các biện pháp có tính chất “ngăn sông, cấm chợ”, hạn chế đi lại, hạn chế giao thương quá mức cần thiết.
Số liệu điều tra xã hội học cho kết quả, 100% người được hỏi đánh giá BCSĐ UBND tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ quyết định và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của UBND tỉnh, trong đó 15/378 (chiếm 3,97%) người được hỏi đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 237/378 (chiếm 62,70%) đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ và 126/378 (chiếm 33,33 %) đánh giá hoàn thành nhiệm vụ này (Phụ lục 2).
Về thực hiện công tác tổ chức, cán bộ:
Các BCSĐ UBND tỉnh đã thực hiện tốt việc lãnh đạo và thực hiện công tác tổ chức, cán bộ của UBND tỉnh. Theo quy định của Trung ương và tỉnh ủy, các BCSĐ UBND tỉnh tổ chức thực hiện các nghị quyết của BTVTU về công tác tổ chức, cán bộ, quyết nghị những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo sự phân công, phân cấp quản lý của BTVTU; kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh ủy, BTVTU về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách. Các BCSĐ UBND tỉnh đã lãnh đạo quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác tổ chức, cán bộ; xem xét và quyết định việc đổi mới, kiện toàn tổ chức; triển khai công tác cán bộ theo phân cấp; chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và các nghị quyết Hội nghị Trung ương, các quyết định, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương, các BCSĐ UBND tỉnh đã tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, lựa chọn, tạo nguồn và quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Các BCSĐ UBND tỉnh đã lãnh đạo công tác cán bộ có một số chuyển biến quan trọng, đảm bảo nguyên tắc “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ”. Việc đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, thực hiện chính sách, xử lý kỷ luật cán bộ đều do tập thể quyết định. Ở nhiều cơ quan, đơn vị đã khắc phục được tình trạng đánh giá, bổ nhiệm, điều động cán bộ tùy thuộc vào ý kiến chủ quan của người đứng đầu. Trong bổ nhiệm
cán bộ lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các BCSĐ UBND tỉnh đã thực hiện nghiêm quy định của Trung ương, tiến hành các bước công tác chuẩn bị trong lãnh đạo, lấy ý kiến cán bộ chủ chốt; việc thẩm định các phương án nhân sự trình tỉnh ủy theo đúng quy trình. Sự phối hợp giữa BCSĐ UBND tỉnh và các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy cơ bản đảm bảo nguyên tắc quản lý cán bộ của Đảng. Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, các BCSĐ UBND tỉnh đã thực hiện có nền nếp việc bổ nhiệm, quản lý cán bộ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ năng động hơn, từng bước đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và trẻ hóa đội ngũ cán bộ.
Trong thời gian qua, Quảng Ninh là địa phương ghi dấu ấn đậm nét về những kết quả đạt được của việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Trung ương về công tác tổ chức, cán bộ, trọng tâm là Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và Kết luận số 34-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XII. Trong đó, BCSĐ UBND tỉnh Quảng Ninh đã lãnh đạo cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 19- NQ/TU ngày 03-3-2015 của Tỉnh ủy về “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” và lãnh đạo UBND tỉnh thực hiện đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần vào thành tựu chung của tỉnh. Báo cáo của BCSĐ UBND tỉnh Quảng Ninh về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 03-3-2015 của Tỉnh ủy gắn với thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19- NQ/TW và Kết luận số 34-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương
[12] đã nêu rõ những kết quả nổi bật trong việc lãnh đạo UBND tỉnh thực hiện công tác tổ chức, cán bộ. Về thực hiện sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy, tổng số giảm 106 tổ chức, đơn vị thuộc sở, ngành, UBND các địa phương (giảm 60 tổ chức hành chính, 46 đơn vị sự nghiệp) và 04 phòng và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, đồng thời đổi mới cơ chế, chuyển đổi mô hình hoạt động với các đơn vị sự nghiệp công theo hướng tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm, mở rộng xã hội hóa; xây dựng, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh, ban hành mới, hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định. Về tinh giản biên chế, năm 2020 so với năm 2015, số công chức giảm 855; số người làm việc giảm 1.965, số hợp đồng giảm 184, đảm bảo mục tiêu đến năm 2021 giảm 10% so với năm 2015, đến năm 2020 đã giảm 8,4% biên chế công chức khối chính quyền. Quảng Ninh cũng là địa phương đạt được kết quả nổi bật trong công tác cán bộ, đặc biệt là công tác bổ nhiệm cán bộ gắn với việc thí điểm thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Từ năm 2017 đến nay, tỉnh đã tổ chức thi tuyển, bổ nhiệm 06 chức danh phó giám đốc các sở Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Công
Thương, Lao động - Thương binh và xã hội, Thông tin và Truyền thông, Phó Ban hỗ trợ và xúc tiến đầu tư tỉnh. Đối với các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành đã có 128 trường hợp được bổ nhiệm thông qua thi tuyển [12, tr. 7-10].
Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, 378/378 (chiếm 100%) người được hỏi đánh giá các BCSĐ UBND tỉnh hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo và thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, trong đó 27/378 (chiếm 7,14%) đánh giá hoàn thành xuất sắc, 289/378 (chiếm 76,46%) đánh giá hoàn thành tốt và 62/378 (chiếm 16,40%) đánh giá hoàn thành nhiệm vụ này (Phụ lục 2).
Về thực hiện lãnh đạo công tác kiểm tra:
Các BCSĐ UBND tỉnh đã thực hiện khá tốt việc lãnh đạo công tác kiểm tra, tập trung kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của tỉnh ủy, BTVTU trong hoạt động của UBND tỉnh. Theo Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về thi hành chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, đa số BCSĐ UBND tỉnh đã lãnh đạo các thành viên của BCSĐ gương mẫu thực hiện công tác kiểm tra và chấp hành nghiêm chỉnh khi được kiểm tra, giám sát; lãnh đạo việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về công tác kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của BCSĐ; lãnh đạo khắc phục hậu quả, sửa chữa khuyết điểm sau kiểm tra, giám sát. Để thực hiện tốt chức năng lãnh đạo công tác kiểm tra, các BCSĐ UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra thuộc