- GDPLĐ: chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị.
Bảng 3.1Cơ cấu kế hoạch vốn đầu tư XDCB của các dự án
Năm 2016 2017 2018 2019
Kế hoạch vốn đầu
tư XDCB 120.248 130.210 150.214 170.003
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tài chính Ban QLDA ĐTXD huyện Bình Phước)
Qua bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ vốn NSNN bố trí cho hoạt động đầu tư XDCB đối với các dự án nhìn chung tăng dần qua các năm đóng vai trò quyết định nhằm củng cố sự ổn định trong các hoạt động công việc QLDA của chủ đầu tư, đóng góp vào việc phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tăng trưởng nền kinh tế trong những năm gần đầy đã ảnh hưởng chung đến mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất trong xã hội.
Trong thời gian vừa qua, các dự án công trình trọng điểm do Ban thực hiện đóng vai trò là CĐT đã được huyện và tỉnh ưu tiên bố trí vốn để duy trì thực hiện, mặc dù vậy nguồn vốn bố trí chưa được tương xứng so với quy mô và tiến độ thực hiện của các dự án.
3.2.2 Thực trạng quản lý Tổng mức đầu tư
Các dự án của tỉnh Bình Thuận nói chung, huyệ Phú Riềng nói riêng và nhất là các dự án của Ban QLDA thì việc quản lý chi phí không tốt dẫn tới chi phí vượt TMĐT hoặc công tác kiểm soát chưa tốt dẫn đến lãng phí vốn đầu tư của nhà nước, làm tiến độ của dự án chậm lại.
Các nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Nguyên nhân khách quan: Do nguồn vốn đầu tư hạn hẹp bố trí không kịp thời; cơ chế chính sách liên tục thay đổi dẫn đến việc phải thay đổi TMĐT nhiều lần; do quan niệm đây chỉ là khâu thủ tục cùng với sự nóng vội mong muốn sớm triển khai dự án mà hầu hết các công việc ở bước chuẩn bị đầu tư được chuẩn bị sơ sài, chưa đánh giá và xem xét thấu đáo.
- Nguyên nhân chủ quan: Các cá nhân tham gia quản lý trực tiếp không kiểm soát tốt chi phí dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế, tính thiếu, tính thừa khối lượng, tính sai các chi phí của dự án; giải pháp công trình được lập không phù hợp với thực tế, chất lượng phê duyệt thiếu chính xác; các phương án thiết kế chưa xem xét toàn diện các mặt giải pháp kỹ thuật, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, an ninh; lựa chọn giải pháp, công năng sử dụng, phương án thiêt kế dây chuyền công nghệ thiết bị chưa phù hợp với thực tế; năng lực của các nhà tư vấn còn chưa có nhiều kinh nghiệm và yếu kém.
3.2.3 Thực trạng về quản lý định mức, giá xây dựng và chỉ số giá xây dựng
Tại Ban QLDA việc áp dụng định mức xây dựng, đơn giá xây dựng vẫn tuân theo định mức xây dựng do Bộ Xây dựng và đơn giá do UBND tỉnh Bình Phước ban hành; tuy nhiên, trong quá trình áp dụng có nhiều công tác trong định mức, đơn giá ban hành vẫn chưa được xây dựng đầy đủ, đặc biệt là các
định mức, đơn giá cho các công tác điện nước, vật liệu mới, vì vậy nhiều công việc vẫn chỉ mang tính chất vận dụng các định mức, đơn giá cho công tác tương tự, dẫn đến nhiều chi phí chỉ được tạm tính chứ chưa được xác định một cách chính xác, ảnh hưởng đến việc xác định chi phí dự án.
Trong khi lập dự toán công trình nhiều đơn vị tư vấn chưa cập nhật công bố giá vật liệu kịp thời, thêm vào đó là các dự án thường được triển khai thi công ngoài thực địa sau khi có quyết định phê duyệt khoảng 2 đến 3 tháng. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây dựng của dự án và thời gian tiến độ cũng như chất lượng công trình.
Các báo giá của các cơ quan chức năng còn hạn chế chưa đầy đủ chuẩn loại vật tư và phong phú về số lượng; công tác quản lý gía chưa chặt chẻ cùng một loại vật tư nhưng có nhiều mức giá và chênh lệch nhau khá lớn làm ảnh hưởng đến giá trị công trình.
Xác định thiết bị xây lắp và thiết bị công nghệ lắp đặt vào công trình không đúng làm dẫn tới tăng các chi phí đi kèm như chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước
Trong những năm gần đây, việc áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới, máy móc thiết bị mới trong xây dựng. Tuy nhiên khi áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới, máy móc hiện đại mới sẽ gặp không ít khó khăn trong quản lý do các công trình xây dựng hiện nay đang áp dụng định mức cũ trên cơ sở vẫn áp dụng công nghệ, máy móc thi công lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, đẩy giá trị công trình lên cao; trong khi những công nghệ, máy móc hiện đại trong thi công lại chưa có trong định mức và đơn giá dự toán xây dựng công trình.
3.2.4 Thực trạng về quản lý chi phí trong công tác lựa chọn nhà thầu
Năng lực của các nhân viên Ban QLDA trong công tác lựa chọn nhà thầu vẫn còn nhiều hạn chế: đánh giá chưa đúng năng lực của các nhà thầu; chưa kiểm soát hết những sai số về giá dự thầu, đơn giá, khối lượng trong giá dự thầu; lựa chọn những nhà thầu năng lực kém để thi công xây dựng công trình dẫn đến chất lượng công trình không đạt yêu cầu, tiến độ thi công bị kéo dài, làm tăng vốn đầu tư dự án.
Hiện nay các nhà thầu được lựa chọn thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu, tuy nhiên một số dự án còn mang tính hình thức, một số nhà thầu không đủ năng lực nhưng do mối quan hệ nào đó hoặc hồ sơ dự thầu không trung thực, nhân viên thẩm định hồ sơ không kiểm tra phát hiện kịp thời nên những nhà thầu đó đã được tuyển chọn để thực hiện dự án, dẫn đến dự án thực hiện không đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra, quá trình thi công phải thay đổi thiết kế, kéo dài thời gian thi công làm tăng chi phí. Khi đấu thầu nhiều đơn vị thường bỏ giá thấp nhưng biện pháp thực hiện lại không bảo đảm, chỉ cốt sao được trúng thầu, khi thi công lại tìm cách thuyết minh, chống chế, xin phát sinh để bổ sung phần thiếu hụt như thiết kế thiếu, thay đổi chủng loại vật tư, điểu chỉnh giá máy, nhân công, vật liệu,… Trình độ nhân viên các phòng ban thực hiện công tác đấu thầu còn hạn chế không nắm rõ, chi tiết cách thức lập lên dự toán và kiểm soát các yếu tố đầu vào của dự toán như khối lượng hạng mục thiết kế, định mức, đơn giá vật liệu, tỉ lệ phần trăm giữa máy và thủ công,... dẫn đến việc quản lý giá gói thầu sẽ không được quản lý tốt.
3.2.5 Thực trạng về quản lý dự toán xây dựng