1.1.1.47Quản lý chi phí công tác thẩm tra, thẩm định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sy vê Giải pháp hoàn thiện công tác QLDA tại Ban QLDA huyện Phú Riềng (Trang 64 - 65)

- GDPLĐ: chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị.

1.1.1.47Quản lý chi phí công tác thẩm tra, thẩm định

Hiện nay rất nhiều đơn vị có chức năng thẩm tra trong khi đó đội ngũ cán bộ thẩm tra năng lực yếu, chưa có thực tế và kinh nghiệm, không ít trường hợp thẩm tra sai, không đúng tiêu chuẩn, sau khi hồ sơ thiết kế được thẩm tra, thi công vẫn phải bổ sung điều chỉnh đã làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư của dự án.

Nội dung chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo sự tối ưu của phương án thiết kế về kinh tế - kỹ thuật. Một số đơn vị thẩm tra không xem xét kỹ giải pháp kỹ thuật và cách bóc tách khối lượng mà lại liên hệ với tư vấn thiết kế, sử dụng các tài liệu tính toán kết cấu và kết quả dự toán để chỉnh sửa. Công tác thẩm tra hồ sơ chưa khoa học, nhiều đơn vị chưa đưa ra được quy trình cụ thể của các nội dung cần phải thẩm tra, dẫn tới nhiều nội dung sai sót vẫn không phát hiện ra.

Cán bộ phụ trách quản lý chi phí tại Ban QLDA tin tưởng vào kết quả thẩm tra mà không kiểm tra, rà soát lại hồ sơ dẫn đến nhiều kết quả không chính xác vì các đơn vị tư vấn thẩm tra cũng thiếu kinh nghiệm và đôi khi chỉ thẩm tra trên hình thức khối lượng thiết kế mà không tính toán lại khối lượng với bản vẽ thiết kế, áp định mức, đơn giá các chế độ chính sách không phù hợp dẫn đến làm tăng, giảm chi phí trong quá trình thực hiện triển khai dự án.

Cán bộ thực hiện công tác thẩm định còn yếu, chưa am hiểu thực tế nên thực hiện chưa tốt, chưa đưa ra nhiều ý kiến phản biện khi thẩm định hồ sơ thiết kế.

Hiện nay tại các Sở chuyên ngành thực hiện công tác thẩm định luôn quá tải dẫn đến tiến độ thực hiện dự án chậm.

Việc cắt giảm chi phí qua quá trình thẩm tra tại Ban QLDA, các nguyên nhân chính sau: Đơn vị tư vấn thiết kế tính toán khối lượng chưa khớp với bản vẽ, tính sai khối lượng; áp dụng định mức, đơn giá chưa xác với công việc thi công; áp dụng giá vật tư quá cao so với giá thị trường và không khảo sát nhiều loại giá để so sánh, …

1.1.1.48Quản lý chi phí công tác giám sát thi công công trình xây dựng

Lực lượng TVGS tuy đông về số lượng nhưng còn thiếu nhiều chuyên gia giỏi; năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ TVGS chưa đồng đều, nhất là kiến thức chuyên môn đối với các công việc có tính chất kỹ thuật phức tạp.

Các đơn vị TVGS vẫn chưa thực hiện một cách nghiêm túc nhiệm vụ, nghĩa vụ, quyền hạn của mình, có đơn vị tư vấn lực lượng nhân viên giám sát ít nhưng lại ký hợp đồng giám sát nhiều công trình nên không giám sát được thường xuyên trong quá trình thi công. Có trường hợp nhân viên giám sát chỉ có mặt cùng CĐT tại các cuộc nghiệm thu, nên chưa làm hết chức năng là tư vấn giám sát; một số tổ chức, cá nhân TVGS còn phụ thuộc vào CĐT và nhà thầu dẫn đến không thể nâng cao vai trò trách nhiệm trong công việc, có những việc làm sai trái như: nghiệm thu không đúng với thiết kế được duyệt, ký Nhật ký công trình và hồ sơ hoàn công không đúng thực tế thi công.

Nhiều phát sinh trong quá trình thi công, TVGS không báo cáo kịp thời với CĐT, tự ý cho thi công dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng thi công và các thủ tục thanh quyết toán.

Khi xác nhận khối lượng thanh toán, quyết toán không khớp với bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công dẫn đến cắt giảm thông qua kiểm toán, quyết toán.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sy vê Giải pháp hoàn thiện công tác QLDA tại Ban QLDA huyện Phú Riềng (Trang 64 - 65)