TỐC ĐỘ TĂNG,

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng của ngân hàng TMCP đại tín (trustbank phòng giao dịch minh phụng) (Trang 37 - 40)

TĂNG, GIẢM (%)

DOANH SỐ CHO VAY

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 326 535 209 64,1

DOANH SỐ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH

NGHIỆP

94 65 (-29) (-30,9)

TỔNG DOANH SỐ 420 600 180 42,9

Nguồn: Phòng Tín dụng

Biểu đồ 2.7 Doanh số cho vay theo loại hình khách hàng Trustbank chi nhánh Sài Gòn 2009 -2010

Từ những số liệu trên, cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng rất cao, hơn 3 lần cho vay khách hàng doanh nghiệp. Năm 2009, doanh số cho vay khách hàng cá nhân

chiếm tỷ trọng 77,6% trong tổng doanh số cho vay, đạt 326 tỷ đồng. Qua năm 2010, cho vay khách hàng cá nhân đạt 535 tỷ đồng, tăng 209 tỷ đồng, tương đương 64,1 %, tỷ trọng tăng lên chiếm 89,2% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2009, tỷ trọng còn lại trong tổng doanh số cho vay là cho vay doanh nghiệp, chiếm 22,54% tỷ trọng còn lại trong tổng doanh số cho vay.

Món vay đối với khách hàng doanh nghiệp thường lớn và chi phí trên 1 món vay thấp, tạo lợi nhuận cao hơn cho Ngân hàng. Nhưng PGD chưa khai thác được thế mạnh này. Năm 2009, doanh số cho vay doanh nghiệp đạt 94 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,4%. Sang năm 2010, doanh số cho vay doanh nghiệp lại giảm còn 65 tỷ đồng, giảm 29 tỷ

đồng,tương đương giảm 30,9%. Trong tương lai, PGD cần có nhiều sản phẩm tín dụng phục vụ tốt hơn đối với mảng khách hàng doanh nghiệp.

Tuy PGD đã đạt được doanh số cho vay đáng kể so với quy mô hoạt động hiện tại thế nhưng vẫn chưa có chính sách đãi ngộ, khen thưởng nhân viên làm hạn chế sự nỗ lực và phấn đấu của các cán bộ nhân viên.

 PGD Minh Phụng còn một số khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động là:

 Số lượng nhân viên chưa tương xứng với doanh số hoạt động ngày càng tăng.

Năm 2010 doanh số cho vay của PGD đạt 600 tỷ đồng trong khi chỉ có 6 CBTD. Số lượng cán bộ không đáp ứng đủ khối lượng công việc nên các CBTD phải làm việc tăng ca, có khi mang việc về nhà làm gây giảm chất lượng công việc và sức khỏe của người lao động.

 Chưa tổ chức được bộ phận quan hệ khách hàng chuyên nghiệp.

Do thời gian thành lập chưa lâu nên PGD chưa có điều kiện xây dựng riêng phòng quan hệ khách hàng, hoạt động tiếp khách hàng phải diễn ra chung không gian với các bộ phận khác. CBTD gặp khó khăn khi trao đổi thông tin về lãi suất, các chính sách ưu đãi, …với các khách hàng thân tín và thuyết phục khách hàng mới gặp khó khăn.

 Phần mềm Smartbank chưa được cải thiện và nâng cấp ngang tầm với sự tăng trưởng hoạt động tín dụng.

 Các chức năng của chương trình Smartbank chưa đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin nhanh chóng của nhân viên. Hệ thống máy chủ nhiều lúc bị đứng gây chậm trễ trong quá trình xử lý thông tin.

 Nợ quá hạn là khoản nợ đến thời hạn trả mà bên vay không trả theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, nếu không được Ngân hàng gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì thực hiện chuyển nợ quá hạn và tính lãi suất phạt.

Đánh giá hệ số Nợ quá hạn/ Dư nợ cho vay.

Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ của PGD 2009 -2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Tỷ lệ 0,08% 0,05%

Nguồn: Phòng Tín dụng

Năm 2009 nợ quá hạn là 0,57 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 720 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ là 0,08%. Đến năm 2010, nợ quá hạn là 0,53 tỷ đồng, giảm 0,04 tỷ đồng, tốc độ giảm 7% so với năm 2009; tổng dư nợ là 1070 tỷ đồng, tăng 350 tỷ đồng, tốc độ tăng 48,6%, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ là 0,05%, giảm 0,03%, tốc độ giảm 3,75%. Nhìn chung, dư nợ tín dụng tăng trong 2 năm nhưng nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ đều giảm. Thể hiện PGD đã tác động có hiệu quả đến công tác thu nợ.

Tuy nhiên, ở PGD có 1 số món vay quá hạn. Cụ thể 3 món vay có nợ quá hạn đó là của ông Lưu Hoa Dân, bà Tôn Bích Ngọc và ông Lê Văn Vĩnh. Cụ thể là:

 Ông Lưu Hoa Dân: ban đầu vay vốn để mua ô tô nhưng sau khi giải ngân, ông Dân đã dùng số tiền vay để sửa chữa lại nhà. Do chưa đến kỳ hạn kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nên CBTD chưa phát hiện.

 Bà Tôn Bích Ngọc: vay 200.000.000 đồng với lãi suất 1,3%/ tháng trả hàng tháng, trả gốc cuối kỳ năm 2010, trả lãi từ tiền lương 6000.000 đồng/ tháng,trả nợ cuối kỳ từ tiền bán đất. Nhưng bà Ngọc đã không trả được tiền vay vì không bán được đất do giá đất thay đổi.

 Ông Lê Văn Vĩnh: Sau nhiều lần nhắc nhở, ông Vĩnh không thực hiện trả nợ và nộp lãi suất phạt nợ quá hạn. PGD thực hiện thanh lý ngôi nhà do ông Vĩnh thế chấp. Tuy nhiên, do ngôi nhà đang nằm trong khu quy hoạch nên khó phát mãi.

Nguyên nhân nợ quá hạn là do:

Khách hàng cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích, CBTD không phát hiện được.  Chất lượng tín dụng còn thấp, công tác thẩm định chưa hiệu quả tuyệt đối.

 Năng lực của CBTD còn hạn chế: chưa tìm kiếm được nguồn khách hàng uy tín cao.

 Các biện pháp phát mãi xử lý tài sản đảm bảo chưa được phát huy, thủ tục xử lý tài sản đảm bảo khi tiền vay đến hạn còn nhiêu khê, nhiều tầng nấc.

Tín dụng là hoạt động vừa mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng nó cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất. Hiện tại, doanh số tín dụng của Ngân hàng vẫn tập trung vào cho vay ngắn hạn, cho vay khách hàng cá nhân và cho vay bằng nội tệ. Các hình thức cho vay này tuy lợi nhuận thấp hơn cho vay dài hạn, cho vay doanh nghiệp và

cho vay bằng ngoại tệ. Tuy vậy, về quy mô, nó chiếm phần lớn trong doanh số cho vay, rủi ro tín dụng thấp và dễ quản lý hơn.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng của ngân hàng TMCP đại tín (trustbank phòng giao dịch minh phụng) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w