2.2.4.1 Phân tích tình hình huy động vốn.
Trước hết, ta hãy phân tích nguồn vốn để thấy rõ hơn thực trạng tín dụng của PGD. Cơ cấu nguồn vốn:
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của PGD 2009-2010.
Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2009 2010 CHÊNH LỆCH SỐ TIỀN TỶ TRỌNG (%) SỐ TIỀN TỶ TRỌNG (%) SỐ TIỀN TỐC ĐỘ TĂNG, GIẢM (%) VỐN HUY ĐỘNG 1.768 85,89 2.160 95,15 392 22,17 VỐN NHẬN TỪ CHI NHÁNH SG 290,4 14,11 110 4,85 (-180,4) (-62,12) TỔNG NGUỒN VỐN 2.058,4 - 2.270 - 211,6 10.28 Nguồn: Phòng Tín dụng
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của PGD 2009 - 2010.
Nguồn vốn huy động càng cao thì ngân hàng càng có nhiều cơ hội mở rộng các hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn của PGD bao gồm: vốn huy động, vốn nhận từ Chi nhánh Sài Gòn. Dựa vào bảng số liệu và sơ đồ ta thấy:
Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Đây cũng là vốn chủ yếu để PGD thực hiện các hoạt động của mình và nó cũng góp phần đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Cụ thể, năm 2009 vốn huy động đạt 1.768 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85,89% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2010 vốn huy động tăng nhanh đạt 2.160 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95,15% trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng tăng 22,17% trong cơ cấu nguồn vốn, tương đương tăng 392 tỷ đồng.
Vốn nhận từ Chi nhánh Sài Gòn chiếm tỷ trọng không cao nhưng nó là nguồn vốn ổn định, giúp PGD không bị sức ép từ nhu cầu rút tiền hoặc chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng. Năm 2009, nguồn vốn này đạt 290,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,11%. Đến năm 2010, giảm còn 110 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,85%, tốc độ giảm 62,12%.
Tổng nguồn vốn năm 2009 là 2.058,4 tỷ đồng. Đến năm 2010 tăng đạt 2.270 tỷ đồng, tăng 211,6 tỷ đồng, tốc độ tăng 10,28%.
nguồn vốn nhận từ Chi nhánh Sài gòn. Điều này đã thể hiện sự phấn đấu tăng trưởng nguồn huy động của PGD.
Phân tích vốn huy động:
Nguồn vốn huy động chủ yếu là từ các tổ chức và cá nhân, nguồn nay được phân thành 3 loại: theo kỳ hạn tiền gửi, theo loại hình tiền gửi và theo hình thái tiền tệ.
Theo kỳ hạn tiền gửi:
Bảng 2.2 Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của PGD 2009-2010
Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2009 2010 CHÊNH LỆCH SỐ TIỀN TỐC ĐỘ TĂNG, GIẢM (%) TIỀN GỬI NGẮN HẠN 1.258 1.800 550 44
TIỀN GỬI TRUNG –DÀI HẠN 510 360 (-150) (-29)
TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 1.768 2.160 392 22,17
Nguồn: Phòng Tín dụng
Biểu đồ 2.2 Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của PGD 2009 - 2010.
Từ bảng số liệu và biểu đồ 2.2 ta thấy: Nhìn chung, cơ cấu tiền gửi có xu hướng chuyển sang tiền gửi ngắn hạn, Tiền gửi ngắn hạn tăng khá mạnh và tiền gửi trung – dài hạn giảm nhẹ
Tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 tiền gửi ngắn hạn đạt 1.258 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng 71,15% trong tổng vốn huy động.Đến
năm 2010 đạt 1.800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83,33% trong tổng vốn huy động, tăng 550 tỷ đồng, tốc độ tăng 44%.
Trong khi đó, tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần theo thời gian. Qua 2 năm, tiền gửi trung – dài hạn giảm 150 tỷ đồng, tốc độ giảm 29%.
Nền kinh tế có nhiều biến động, tình hình lạm phát gia tăng, tâm lý sợ đồng tiền mất giá đã tác động khách hàng có xu hướng gửi tiền ngắn hạn nhằm dễ dàng thay đổi ngân hàng nhận tiền gửi, hướng đến các ưu đãi cao hơn.
Theo loại hình tiền gửi:
Bảng 2.3 Nguồn vốn huy động theo loại hình tiền gửi của PGD 2009 -2010.
Đơn vị: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU 2009 2010 CHÊNH LỆCH
SỐ TIỀN TỐC ĐỘ
TĂNG ,GIẢM (%)
TIỀN GỬI THANH TOÁN 1.143 1.274 131 11,46
TIỀN GỬI TIẾT KIỆM 625 886 261 41,76
TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 1.768 2.160 392 22,17
Nguồn: Phòng Tín dụng
Biểu đồ 2.3 Nguồn vốn huy động theo loại hình tiền gửi của PGD 2009 - 2010.
Ngày nay, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phát triển, cụ thể là ATM, séc, ủy nhiệm chi… Các hình thức thanh toán này vừa tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng vừa tạo nguồn vốn ngân hàng. Tiền gửi thanh toán ở PGD chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động và ngày càng tăng trưởng, cho thấy PGD đã có nhiều cố gắng trong phục vụ khách hàng giao dịch, hệ thống thanh toán trực tuyến đã
gửi thanh toán đạt 1.143 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 64,65% trong tổng vốn huy động. Đến 2010 tăng lên đạt1.274 tỷ đồng, tăng 131 tỷ, tương đương 11.46%.
Tuy vậy, trong tương lai cần mở rộng hơn các sản phẩm thẻ và hệ thống máy ATM của Ngân hàng nhằm thu hút nhiều lượng tiền gửi thanh toán, gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Đối với tiền gửi tiết kiệm. Năm 2009 tiền gửi tiết kiệm đạt 625 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,35%. Đến năm 2910, đạt 886 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41%, tăng 261 tỷ đồng, tốc độ tăng 41,76%. Sự gia tăng này thể hiện uy tín của ngân hàng đã được nâng cao, phong cách phục vụ cũng như lãi suất huy động của ngân hàng khá cạnh tranh.
Theo hình thái tiền tệ:
Bảng 2.4 Nguồn vốn huy động theo hình thái tiền tệ của PGD 2009-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU 2009 2010 CHÊNH LỆCH
SỐ TIỀN TỐC ĐỘ TĂNG,
GIẢM (%)TIỀN GỬI BẰNG NỘI TỆ 1.732,6 2.095,2 362,6 20,93 TIỀN GỬI BẰNG NỘI TỆ 1.732,6 2.095,2 362,6 20,93
TIỀN GỬI BẰNG NGOẠI TỆ 35,4 64,8 29,4 83.05
TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 1.768 2.160 392 22,17
Nguồn: Phòng Tín dụng
Biểu đồ 2.4 Nguồn vốn huy động theo hình thái tiền tệ của PGD 2009 - 2010.
Điều đầu tiên ta thấy qua biểu đồ 2.4 đó là đồng tiền nội tệ VND đang chiếm ưu thế
rất cao trong tổng vốn huy động của PGD, cụ thể tiền gửi bằng nội tệ năm 2009 chiếm tỷ trọng rất cao 98% trong tổng vốn huy động, đạt 1.732,6 tỷ đồng. Sang năm 2010, đạt 2.095,2 tỷ đồng, tăng 362,6 tỷ, tốc độ tăng 20,93%.
Trong khi, tiền gửi bằng ngoại tệ năm 2009 chỉ có 35,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ đạt 2% trong cơ cấu nguồn vốn . Đến năm 2010, đạt 64,8 tỷ đồng, tăng 29,4 tỷ đồng, tốc độ tăng 83,05%.
Nhìn chung, ta thấy rằng: tiền gửi bằng VND chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn huy động. Trong 2 năm 2009 và 2010, loại hình tiền gửi này tăng khá nhanh và vẫn giữ vị trí chủ đạo trong tổng vốn huy động. Trong khi đó, tiền gửi bằng ngoại tệ ( chủ yếu là USD) cũng tăng nhanh nhưng vẫn giữ tỷ trọng thấp trong vốn huy động. Tiền gửi bằng VND là một thế mạnh cần phát huy. Tuy nhiên, về lâu dài cũng cần xây dựng những chiến lược để thu hút tiền gửi bằng ngoại tệ để góp phần tăng trưởng nguồn vốn.
Công tác huy động vốn của PGD đã có những tăng trưởng rõ rệt về chất lượng và số lượng, trong điều kiện PGD phải đảm bảo tuân thủ quy định về trần lãi suất của NHNN, vừa phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác, PGD Minh Phụng đã có hướng đi đúng đắn và tập thể cán bộ nhân viên PGD đã thể hiện sự phấn đấu không ngừng trong công tác.
2.2.4.2 Phân tích tình hình tín dụng.
Trong tình hình lạm phát tăng cao ở 4 tháng đầu năm 2011, trong khi nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập và phát triển cùng kinh tế thế giới, nhu cầu vay vốn ngày càng bức xúc hơn bao giờ hết. Mặt khác, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNNVN nhằm kiềm chế lạm phát bắt buộc các ngân hàng phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn chủ yếu, phải đảm bảo cơ cấu tín dụng hợp lý, đặc biệt là tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, hạn chế cho vay bất động sản, ngưng hoạt động các sàn vàng… vì vậy, hoạt động tín dụng của từng ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt chủ trương lớn của NHNNVN.
Tình hình chung về tín dụng cá nhân:
Phân tích doanh số cho vay:
Phân theo thời hạn vay.
Bảng 2.5 Doanh số cho vay theo thời hạn vay của PGD 2009 -2010
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 CHÊNH LỆCH SỐ TIỀN