TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN 3.1 Nội dung kiến thứcchương “Phân rã phóng xạ”
3.2.1 Mục tiêu dạy học
a) Kiến thức
- Nêu được hiện tượng phóng xạ là gì.
- Nêu được thành phần và bản chất các tia phóng xạ.
- Phát biểu được định luật phóng xạ và viết được hệ thứccủa định luật này.
- Nêu được độ phóng xạ là gì và viết được công thức tính độ phóng xạ.
- Nêu được ứng dụng của đồng vị phóng xạ và các tác hại của tia phóng xạ đối với con người và môi trường xung quanh.
- Vận dụng được định luật phóng xạ để giải được các bài tập.
b) Kĩ năng
- Phát hiện và đề xuất cách giải quyết các tình huống có vấn đề.
- Thiết kế các phương án thí nghiệm kiểm chứng các tính chất của tia phóng xạ như xuyên thấu lớp vật chất mỏng, phá huỷ tế bào...
- Hoạt động theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ được giao.
- Trình bày trước lớp về vấn đề đã thảo luận và các ý kiến phản hồi từ các nhóm khác
c) Phát triển tư duy
- Tư duy phân tích, tổng hợp (lựa chọn, tổng hợp các dữ liệu để giải quyết nhiệm vụ, vấn đề), đánh giá (tranh luận giữa các nhóm).
- Tư duy kinh nghiệm: đưa ra giả thuyết, cách giải quyết dựa trên kinh nghiệm sẵn có.
- Tư duy logic: liên kết các dữ liệu để giải quyết vấn đề.
- Tư duy biện chứng: chấp nhận, phân tích các phương án giải quyết các vấn đề của
các nhóm khác...
- Tư duy phê phán: bổ sung, phản biện ý kiến của nhóm bạn trên tinh thần xây dựng..
d) Phát triển thái độ tình cảm:
32
- Hợp tác, tích cực trong hoạt động nhóm.
- Tỏ ra biết thông cảm với những nạn nhân của chất phóng xạ, bức xúc trước sự rò rỉ
phóng xạ và các vụ thử vũ khí hạt nhân trên thế giới.