bác sĩ dùng phương pháp xạ trị, tức là chiếu tia phóng xạ thích hợp vào tế bào ung thư để tiêu diệt tế bào này.
2.Phát biểu vấn đề cần giải quyết: Có mấy loại tia phóng xạ? Bản chất của các tia phóng xạ đó là gì và chúng khác nhau như thế nào?
3. Giải quyết vấn đề
Đề xuất giải pháp: Nghiên cứu tài liệu trong SGK, tìm thông tin để đưa ra ba loại phóng xạvà bản chất của chúng.
Phân tích thông tin tìm được để tìm thấy sự khác nhau về khả năng đâm xuyên của các tia phóng xạ.
Đưa ra phương án về cách tách tia gamma ra khỏi các tia phóng xạ khác và lập luận để bảo vệ phương án đã chọn.
Trình bày, thảo luận các kết quả tìm được
4. Rút ra kết luận
Phóng xạ alpha : là hạt nhân của nguyên tử He (4
2He), có vận tốc khoảng
2.107m/s, có tác dụng ion hóa không khí, đi đượctối đa khoảng 8cm trong không khí. Phóng xạ beta -: tia - là các electron (−10e). Tia + là các pôziton (+10e). Tia beta
cũng làm ion hóa môi trường nhưng yếu hơn tia alpha, có vận tốc xấp xỉ vận tốc ánh sáng, đi được vài mét trong không khí, có thể xuyên qua lá nhôm dày cỡ mm.
Phóng xạ gamma γ: tia γ là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn, có khả năng đâm xuyên lớn, đi được vài mét trong bê tông, xuyênqua cả chì dày cỡ cm.
49
3.2.5 Tiến trình xây dựng kiến thức “Định luật phóng xạ. Độ phóng xạ”1. Làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết từ tình huống: 1. Làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết từ tình huống:
Để biết chính xác tình trạng của bệnh nhân ung thư, các bác sĩ cho bệnh nhân uống một viên iốt phóng xạ. Họ giải thích là để đo hoạt độ phóng xạ ở vùng ung thư của bệnh nhân, từ đó biết chính xác tình trạng của bệnh nhân.
2.Phát biểu vấn đề cần giải quyết: Hoạt độ phóng xạ là gì? Hoạt độ phóng xạ có phụ thuộc vào thời gian không?
3. Giải quyết vấn đề
Đềxuất giả thuyết: Số hạt nhân phóng xạ sẽ bị giảm dần theo thời gian và có quy luật nhất định.
Nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu khái niệm chu kỳ bán rã.
Tìm cách chứng minh định luật phóng xạ dựa trên khái niệm chu kỳ bán rã. Nghiên cứu tài liệu để tìm hiểukhái niệm độ phóng xạ và công thức độ phóng xạ. Trình bày, thảo luận, đánh giá
4. Rút ra kết luận
Định luật phóng xạ: Trong quá trình phân rã, số hạt nhân phân rã giảm theo thời gian theo định luật hàm số mũ.
Biểu thức: N(t) = N0e−t; m(t) = m0e−t
Độ phóng xạ đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ.
Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ tại thời điểm t bằng tích của hằng số phóng xạ và số lượng hạt nhân phóng xạ chứa trong lượng chất đó ở thời điểm t: H = N
Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ giảm theo quy luật hàm số mũ: H = H0e−t
50
3.2.6 Tiến trình xây dựng kiến thức “Đồng vị phóng xạ và các ứng dụng”