Làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết từ tình huống: Bệnh nhân được đưa đồng vị

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng tiến trình dạy học theo mô hình dạy học dựa trên vấn đề ở một số nội dung phần vật lí hạt nhân nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên (Trang 52 - 57)

phóng xạ vào cơ thể rồi dùng các thiết bị ghi bức xạ để biết tình trạng bệnh lí.

2.Phát biểu vấn đề cần giải quyết: Đồng vị phóng xạ là gì? Ứng dụng của đồng vị phóng xạ nhân tạo trongcuộc sống?

3. Giải quyết vấn đề

Đề xuất giải pháp: Nghiên cứu tài liệu để trình bày về đồng vị phóng xạ nhân tạo và giải thích phương pháp nguyên tử đánh dấu.

Tìm kiếm thông tin về ứng dụng của phóng xạ trên mạng internet.

4. Rút ra kết luận

Đồng vị phóng xạ gồm đồng vị phóng xạ tự nhiên và đồng vị phóng xạ nhân tạo. Các đồng vị phóng xạ của một nguyên tố hóa học có cùng tính chất hóa học như đồng vị bền của nguyên tố đó.

Trong Y học: sử dụng đồng vị phóng xạ tự nhiên hoặc nhân tạo để chẩn đoán và chữa bệnh.

51

2.2.7 Tiến trình dạy học nội dung kiến thức chương“Phân rã phóng xạ”Tiết 1: Hiện tượng phóng xạ. Các loại phóng xạ và bản chất chung của các tia phóng Tiết 1: Hiện tượng phóng xạ. Các loại phóng xạ và bản chất chung của các tia phóng

xạ

Hoạt động 1: Ổn định lớp, đặtvấn đề. phân nhóm học tập

Hoạt động của GV Hoạt động của SV

- Ổn định lớp

- Hướng dẫn SV chia nhóm và phổ biến cách thức tổ chức giờ học.

- Giới thiệu vấn đề: Câu chuyện xoay quanh bệnh ung thư của mẹ Nam. Nam và nhóm bạn đã truy tìm thủ phạm gây bệnh cho mẹ và lí giải cách chữa trị của các bác sĩ. Trong quá trình đó các bạn đã cùng nhau khám phá ra nhiều kiến thức thú vị về hiện tượng phóng xạ.

- Chia nhóm theo hướng dẫn

- Tiếp nhận thông tin

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng phóng xạ và tính chất chung của các tia phóng xạ: Câu chuyện “Truy tìm thủ phạm”

Hoạt động của GV Hoạt động của SV

- Giới thiệu phần đầu câu chuyện. Chia sẻ lo lắng của Nam về bệnh tình của mẹ.

- Yêu cầu SV làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi

1. Hãy giúp Nam tìm hiểu xem Phóng xạ là gì mà lại gây bệnh ung thư cho con người?

- Hướng dẫn SV tìm kiếm thông tin qua mạng, tài liệu SGK

- Gợi ý:

+ Tìm hiểu về lịch sử phát hiện tia phóng xạ và các vụ nổ hạt nhân, các vụ rò rỉ phóng xạ trên thế giới.

+ Sau phân rã, có hai đối tượng xuất hiện: Hạt nhân mới và tia phóng xạ. Vậy thủ phạm thực sự gây bệnh cho mẹ Nam là gì?

- Tiếp nhận thông tin

- Thực hiện việc tìm kiếm thông

tin

- Tiếp nhận thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

52 + Dự đoán về tính chất chúng của tia phóng xạ. + Hãy tìm bằng chứng cho thấy tia phóng xạ có khả năng đâm xuyên và huỷ diệt tế bào?

- Yêu cầu các nhóm trình bày thông tin trả lời cho câu hỏi 1. Thống kê, yêu cầu các nhóm bổ sung, đánh giá đưa ra câu trả lời chính xác.

- Tiếp tục câu chuyện, chiếu slide minh hoạ và lưu

ý SV cách nhân vật suy luận để trả lời câu hỏi số 1 của nhân vật trong câu chuyện, sau đó đối chiếu với phương án SV đưa ra.

- Đưa ra nội dung tiếp theo của câu chuyện. Đó là những bằng chứng trong lịch sử xảy ra với chính những nhà bác học đã tìm ra phóng xạ: Becơren,

Pi-e quy-ri và Ma-ri quy-ri. Cho SV đối chiếu với phần trình bày câu trả lời cho câu hỏi số 2. Hướng

SV tới một thắc mắc của nhân vật trong câu chuyện: Tia phóng xạ có thể huỷ diệt tế bào thì có thể diệt dược tế bào ung thư không?

- Hướng dẫn tìm thông tin qua các nguồn tài nguyên khác nhau về ứng dụng của tia phóng xạ trong việc chữa bệnh ung thư.

- Tổ chức cho SV trình bày câu trả lời.

- Tiếp tục câu chuyện về ứng dụng của tia phóng xạ trong việc chữa bệnh ung thư, lưu ý SV đối chiếu với câu trả lời.

- Đưa ra dự đoán về tính chất của tia phóng xạ

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, phản biện.

- Tiếp nhận thông tin, so sánh đối chiếu với thông tin đã tìm được và báo cáo.

Tìm thông tin qua các nguồn tài nguyên khác nhau (SGK, mạng internet, vốn hiểu biết, kinh nghiệm...) về ứng dụng của phóng xạ trong việc chữa bệnh ung thư.

- Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác phản biện, chất vấn.

53

Hoạt động 3. Tìm hiểu bản chất và tính chất của các tia phóng xạ qua phần II của câu chuyện: Giải pháp mang tên

Hoạt động của GV Hoạt động của SV

- Yêu cầu SV phát hiện vấn đề mới ở phần II: Khi sử dụng tia phóng xạ để chữa bệnh ung thư, các bác sĩ dùng tia phóng xạ có tên là  . Vấn đề nảy ra ở đây là gì khi nghe nói đến tia phóng xạ có tên là  ? - Yêu cầu SV trả lời câu hỏi số 1: Hãy giúp Khải và các bạn tìm hiểu xem có mấy loại phóng xạ?

- Tổ chức cho các nhóm trình bày câu trả lời:

+ Yêu cầu các nhóm trình bày câu trả lời cho câu hỏi số 1

+ Thống kê các ý trong câu trả lời của các nhóm, yêu cầu các nhóm bổ sung, đánh giá, lựa chọn các ý đúng.

- Gợi ý cho SV về việc phát hiện sự tồn tại ba loại

tia phóng xạ nhờ vào việc nghiên cứu chiều dày của chất mà phóng xạ có thể xuyên qua

- GV tiếp tục câu chuyện, lưu ý đối chiếu cách giải quyết câu hỏi số 1 của các nhân vật trong câu chuyện với các phương án mà SV đưa ra.

- Yêu cầu SV thảo luận trả lời câu hỏi số 2: Bản chất của các tia phóng xạ đó là gì?

- Tổ chức chocác nhóm trình bày câu trả lời.

- Tiếp tục câu chuyện, chiếu slide minh hoạ cho phương án tách các tia phóng xạ bằng điện trường của các nhân vật trong câu chuyện, đối chiếu với phương án mà SV đưa ra.

- Yêu cầu SV làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi số 3: Hãy giúp Nam hiểu các tia phóng xạ khác nhau như thế nào?

- Nghiên cứu tài liệu SGK, tìm thông tin để đưa ra ba loại phóng xạ và bản chất của chúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác phản biện, bổ sung.

- Tiếp nhận thông tin

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, phản biện.

54

- Tiếp tục câu chuyện, khái quát về việc sử dụng tia phóng xạ trong điều trị bệnh nhân ung thư qua câu trả lời của bác sĩ với nhân vật Nam trong câu

chuyện. Từ đó đưa ra câu hỏi về tác hại của tia phóng xạ đối với con người và môi trường xung

quanh.

- Thảo luận, trả lời câu hỏi số 3

- Tiếp nhận thông tin, suy nghĩ về tác hại của tia phóng xạ với con người và môi trường xung

quanh.

Hoạt động 4. Tổng kết.

Hoạt động của GV Hoạt động của SV

- Tổ chức làm việc theo nhóm: Tổng kết các kiến thức đã tìm được mà SV cho là quan trọng dưới dạng văn bản và thuyết trình trước cả lớp.

- Tổ chức thuyết trình, yêu cầu các nhóm phân tích ý kiến của nhóm khác, chú trọng đặt câu hỏi vì sao nhóm lựa chọn các kiến thức đó là quan trọng nhất.

- Gv nhận xét, đánh giá.

- GV thể chế hoá kiến thức. Phát phiếu tổng kết kiến thức, yêu cầu SV về nhà ghi lại vào vở.

- GV tổng kết giờ học, yêu cầu các nhóm nộp lại phiếu học tập, đánh giá.cho điểm.

- Giao bài tập về nhà: - Chuần bị bài báo cáo bằng Powerpoint để giờ sau báo cáo trước lớp. ( Chú ý tìm nhiều hình ảnh minh hoạ)

Nhóm 1,2: Trình bày về các sự kiện rò rỉ phóng xạ và hiện tượng phóng xạ trên thế giới.

Nhóm 2,3: Trình bày về ảnh hưởng của tia phóng xạ đối với con người và môi trường xung quanh.

- Tổng kết, ghi lại các kiến thức

quan trong và trình bày. - Hoạt động chung cả lớp

- SV tiếp nhận thông tin

55

PHIẾU TỔNG KẾT KIẾN THỨC SỐ 1

HIỆN TƯỢNG PHÓNG XẠ. CÁC TIA PHÓNG XẠVÀ BẢN CHẤT CỦA CÁC TIA PHÓNG

XẠ1. Hiện tượng phóng xạ: 1. Hiện tượng phóng xạ:

a. Khái niệm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác

Hạt nhân mẹ → Hạt nhân con + Tia phóng xạ

b. Đặc điểm:

- Có tính tự phát, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

- Là quá trình biến đổi hạt nhân.

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng tiến trình dạy học theo mô hình dạy học dựa trên vấn đề ở một số nội dung phần vật lí hạt nhân nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên (Trang 52 - 57)