NANGTHEO CÁC CHỈ TIÊU CỦA THUỐC VIÊN NÉN, VIÊN NANG TẠI TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM THUỐC, MỸ PHẨM, THỰC PHẨM
TUYÊN QUANG.
3.2.1. Phân tích kết quả kiểm tra chất lượng thuốc viên nén, viên nang theo chỉ tiêu và TCCL áp dụng.
Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc viên nén, viên nang theo chỉ tiêu và TCCL áp dụng được trình bày tại bảng 3.18.
Bảng 3.18.Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc viên nén, viên nang theo chỉ tiêu và TCCL áp dụng TCCL áp dụng Tổng số mẫu Số mẫu KN đủ chỉ tiêu Số mẫu KN không đủ chỉ tiêu DĐVN IV 261 111 150 DĐVN V 195 98 97 TCCS 24 16 8 Tổng cộng 480 225 255 Tỷ lệ (%) 100,00 46,87 53,13 Nhận xét:
Tổng số mẫu viên nén, viên nang kiểm tra chất lượng theo DĐVN IV là 261 mẫu. Trong đó mẫu KN đủ chỉ tiêu là 111 mẫu, mẫu KN không đủ chỉ tiêu là 150 mẫu. Tổng số mẫu viên nén, viên nang kiểm tra chất lượng theo DĐVN V là 195 mẫu, mẫu KN đủ chỉ tiêu là 98, mẫu KN không đủ chỉ tiêu là 97 mẫu.Số mẫu áp dụng TCCS là 24 mẫu, mẫu được kiểm nghiệm đủ chỉ tiêu là 16, mẫu KN đủ chỉ tiêu là 8.
Tổng cộng có 225 mẫu được KN đủ chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 46,87% và255 mẫu KN không đủ chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 53,13% tổng số mẫu viên nén, viên nang đã kiểm tra.
41
Đối với 255 mẫu KN không đủ chỉ tiêu, được kết luận là “mẫu đạt các chỉ tiêu đã kiểm tra”.
3.2.2. Phân tích kết quả kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của viên nén, viên nang.
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của viên nén, viên nang được trình bày tại bảng 3.19
Bảng 3.19. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của viên nén, viên nang.
TT Tên chỉ tiêu
Số mẫu cần KN
Đã kiểm nghiệm Không kiểm nghiệm
Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) 1 Định tính 480 375 78,13 105 21,87 2 Định lượng 480 480 100 0 0 3 Độ tan rã 81 81 100 0 0 4 Độ hòa tan 399 354 88,72 45 11,28 5 Tính chất 480 480 100 0 0 6 ĐĐĐKL 480 480 100 0 0 7 TCLQ 62 19 30,65 43 69,35 8 ĐĐĐ HL 7 7 100,00 0 0 9 Độ ẩm 9 0 0 9 100,00 Nhận xét:
100% mẫu viên nén,viên nang được kiểm nghiệm các chỉ tiêu: định lượng, độ tan rã, tính chất, ĐĐĐKL, ĐĐĐHL
Độ ẩm không kiểm nghiệm được mẫu nào.Đối với chỉ tiêu độ hòa tan có 45 mẫu không kiểm nghiệm được, chiếm 11,28 % tổng số mẫu cần kiểm nghiệm. chỉ tiêu định tính có 105 mẫu không kiểm nghiệm được, chiếm
42
21,87% tổng số mẫu cần kiểm nghiệm. Chỉ tiêu TCLQ có 43 mẫu không kiểm nghiệm được chiếm tỷ lệ 26,54% số mẫu cần kiểm nghiệm.
3.2.2.1. Chỉ tiêu định tính
Kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu định tính theo phương pháp và TCCL áp dụng được trình bày tại bảng 3.20.
Bảng 3.20.Kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu định tính theo phương pháp và TCCL áp dụng TCCL áp dụng Phương pháp KN Tổng số mẫu cần KN KN được Không KN được Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) DĐVN IV Hóa học 77 67 87,01 10 12,99 HPLC 94 94 100,00 0 0 TLC 45 15 33,33 30 66,67 IR 3 0 0 3 100,00 UV-VIS 24 24 100,00 0 0 Đo góc quay cực 18 0 0 18 100,00 DĐVN V Hóa học 55 42 76,36 9 23,64 HPLC 78 78 100,00 0 0 TLC 21 7 33,33 14 66,67 IR 2 0 0 2 100,00 UV-VIS 35 35 100,00 0 0 Huỳnh quang 4 0 0 4 100,00 TCCS HPLC 7 7 100,00 0 0 TLC 17 2 11,86 15 88,24 Nhận xét:
Chỉ tiêu định tính bằng các phương phápUV-VIS, Hóa học, HPLC, TLC trung tâm thực hiện KN được 100% số mẫu cần kiểm nghiệm.
43
Định tính bằng phương pháp đo góc quay cực, Máy quang phổ hồng ngoại ( IR), quang phổ huỳnh quang trung tâm không kiểm nghiệm được mẫu nào.
3.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng
Kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu định lượng theo phương pháp và TCCL áp dụng được trình bày tại bảng 3.21.
Bảng 3.21.Kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu định lượng theo phương pháp và TCCL áp dụng TCCL áp dụng Phương pháp KN Tổng số mẫu cần KN KN được Không KN được Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) DĐVN IV UV-VIS 123 123 100,00 0 0 HPLC 94 94 100,00 0 0 Chuẩn độ thể tích 6 6 100,00 0 0 Vi sinh vật 38 38 100,00 0 0 DĐVN V UV-VIS 102 72 100,00 0 0 HPLC 78 56 100,00 0 0 Vi sinh vật 15 15 100,00 0 0 TCCS UV-VIS 13 13 100,00 0 0 HPLC 11 11 100,00 0 0 Nhận xét:
Với các TCCL áp dụng, chỉ tiêu định lượng các bằng phương pháp trung tâm thực hiện KN được 100% số mẫu cần kiểm nghiệm.
3.2.2.3. Chỉ tiêu độ hòa tan
Kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu độ hòa tan theo phương pháp và TCCL áp dụng được trình bày tại bảng 3.22
44
Bảng 3.22.Kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu độ hòa tan
TCCL áp dụng Phương pháp KN Tổng số mẫu cần KN KN được Không KN được Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) DĐVN IV UV-VIS 228 199 87,28 29 12,72 DĐVN V UV-VIS 114 100 87,72 14 12,28 HPLC 12 10 83,33 02 16,67 Nhận xét:
Các mẫu áp dụng DĐNV IV:Chỉ tiêu độ hòa tan bằng phương pháp đo quang phổ UV –VIS Trung tâm thực hiện được 199 mẫuchiếm tỷ lệ 87,28%. không KN được 29 mẫu, chiếm tỷ lệ 12,72%.
Với các mẫu áp dụng DĐNV V:Chỉ tiêu độ hòa tan bằng phương pháp đo quang phổ UV –VIS Trung tâm thực hiện được 100 mẫuchiếm tỷ lệ 87,72%. không KN được 14 mẫu, chiếm tỷ lệ 12,28%. KN bằng phương pháp HPLC, 10 mẫu được KN,chiếm tỷ lệ 83,33%. 02 mẫu không KN được, chiếm tỷ lệ 16,67%.
3.2.2.4. Chỉ tiêu tạp chất liên quan
Kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu TCLQtheo phương pháp và TCCL áp dụng được trình bày tại bảng 3.23
Bảng 3.23.Kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêuTCLQ
TCCL áp dụng Phương pháp KN Tổng số mẫu cần KN
KN được Không KN được
Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) DĐVN IV TLC 69 52 75,36 17 24,64 DĐVN V TLC 54 39 72,22 15 27,78 HPLC 39 28 71,79 11 28,21
45
Nhận xét:
Với các mẫu áp dụng DĐNV IV:Chỉ tiêu kiểm nghiệm TCLQ bằng phương pháp TLC, tổng số mẫu cần KN là 69 mẫu, kiểm nghiệm được 52 mẫu,chiếm 75,36%. còn lại 17 mẫu không kiểm nghiệm được, chiếm 24,64%.
Đối với các mẫu áp dụng TC kiểm tra là DĐVN V:Chỉ tiêu kiểm nghiệm TCLQ bằng phương pháp TLC, tổng số mẫu cần KN là 54 mẫu, kiểm nghiệm được 39 mẫu, còn lại 15 mẫu không kiểm nghiệm được, chiếm tỷ lệ 27,78%.Có 39 mẫu cần KN bằng HPLC, Trung tâm kiểm nghiệm được 28 mẫuchiếm 71,79%. Còn 11 mẫu không kiểm nghiệm được chiếm 28,21%.
3.2.2.5. Chỉ tiêu độ ẩm
Kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu độ ẩm theo phương pháp và TCCL áp dụng được trình bày tại bảng 3.24.
Bảng 3.24.Kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêuđộ ẩm
Phân loại Số mẫu cần
kiểm nghiệm
KN được Không KN được
Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%)
Viên nén 9 0 0 9 100.00
Viên nang 0 0 0 0 0
Qua bảng trên cho ta thấy chỉ tiêu độ ẩm chỉ có ở một số ít viên nén, còn viên nang không có chỉ tiêu này. Có 9 mẫu viên nén cần kiểm nghiệm chỉ tiêu này, nhưng Trung tâm không kiểm nghiệm được mẫu nào.
3.2.3. Lý do không kiểm nghiệm được
Việc không kiểm nghiệm được các phép thử theo yêu cầu chủ yếu do 3 lý do: thiếu thiết bị, dụng cụ; thiếu chất đối chiếu; thiếu hóa chất, thuốc thử, đây cũng là vấn đề lớn làm hạn chế khả năng kiểm nghiệm viên nén, viên nang của trung tâm.
3.2.3.1. Thiếu thiết bị, dụng cụ
46
Bảng 3.25. Các chỉ tiêu không kiểm nghiệm được vì lý do thiếu thiết bị dụng cụ TT Chỉ tiêu và phương pháp kiểm nghiệm Số mẫu không KN được Tên thiết bị, dụng cụ thiếu 1 Định tính Đo góc
quay cực 18 Máy đo góc quay cực
IR 5 Máy quang phổ hồng
ngoại Huỳnh
quang 1 Quang phổ huỳnh quang
2 Hòa Tan Độ hòa
tan 45 Máy hòa tan ( hỏng)
3 Độ ẩm Độ ẩm 9 Máy sấy áp suất giảm
Nhận xét:
Số mẫu không định tính bằng phương pháp đo góc quay cực là 18 mẫu.Số mẫu không kiểm nghiệm được phương pháp hòa tan là 45 mẫu (Tháng 3/8/2019 Máy hòa tan hỏng đến tháng 12/9/2019 mới sửa và đưa vào sử dụng được). Trung tâm thiếu Máy đo góc quay cực. Máy quang phổ hồng ngoại (IR) và Quang phổ huỳnh quang, Trung tâm không có Máy sấy áp suất giảm nên chỉ tiêu độ ẩm không kiểm nghiệm được mẫu nào.
3.2.3.2. Thiếu chất đối chiếu
Kết quả khảo sát các chỉ tiêu không kiểm nghiệm được vì thiếu chất đối chiếu được trình bày tại bảng 3.26.
Bảng 3.26. Các chỉ tiêu không kiểm nghiệm được vì lý do thiếu chất đối chiếu
TT Chỉ tiêu và phương pháp kiểm nghiệm
Số mẫu không KN được chỉ tiêu
Tên chất đối chiếu thiếu 1 Tạp chất liên quan HPLC 6 Tạp chuẩn4 amino phenol , guanin, TLC 5
2 amino butanol 1 ol, 2- amino 1,4-nitrophenyl, propan 1,3 diol.
47
Nhận xét:
Kết quả cho thấyTCLQ được kiểm nghiệm bằng phương pháp HPLC, TLC đều phải sử dụng chất đối chiếu bằng phương pháp HPLC có 6 mẫu không kiểm nghiệm được, bằng TLC phương pháp có 5 mẫu không kiểm nghiệm được.
Các chất đối chiếu thiếu gồm: 4 amino phenol, guanin, 2 amino butanol 1 ol; 2-amino 1,4-nitrophenyl, propan 1,3 diol.
3.2.3.3. Thiếu hóa chất, thuốc thử
Kết quả khảo sát các chỉ tiêu không kiểm nghiệm được vì thiếu hóa chất, thuốc thử được trình bày tại bảng 3.27.
Bảng 3.27. Các chỉ tiêu không kiểm nghiệm được vì lý do thiếu hóa chất, thuốc thử TT Chỉ tiêu và phương pháp kiểm nghiệm Số mẫu không KN được chỉ tiêu Tên hóa chất, thuốc thử 1 Tạp chất liên quan TLC 27 Cyclohexan, 4 cloro acetanilid HPLC 5 4 cloro acetanilid Nhận xét:
Chỉ tiêu tạp chất liên quan kiểm nghiệm bằng phương pháp TLC có 27 mẫu không kiểm nghiệm đượcvàkiểm nghiệm bằng phương pháp HPLCcó 5 mẫu không kiểm nghiệm được. Lý do không kiểm nghiệm được là thiếu hóa chất 4 cloro acetanil, cyclohexan…
48
Chương 4. BÀN LUẬN
Năm 2019, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành kiểm tra 606 mẫu lấy, trong đó có 480 mẫu thuốc dạng viên nén, viên nang, chiếm 66,67% tổng số mẫu đã kiểm tra. Trong đó có 286 mẫu viên nén và 194 mẫu viên nang. So sánh với kết quả nghiên cứu tại Trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh khác như: Trung tâm kiểm nghiệm Sơn La ( năm 2018) mẫu thuốc dạng viên nén chiếm 66,67% tổng số mẫu đã kiểm tra. Trung tâm kiểm nghiệm Hải Dương ( năm 2017) là 42,40%. Thanh Hóa ( năm 2017) là 42,89%. Ninh Bình ( năm 2017) là 51,40%. Quảng Ninh ( năm 2016) là 54,27%.Hà Giang ( năm 2016) là 50,70%.Yên Bái ( năm 2016) là 36,70%.
Điều này cho thấy rằng, các Trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh chủ yếu kiểm nghiệm thuốc có dạng bào chế viên nén.
4.1. VỀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CƠ CẤU MẪU THUỐC VIÊN NÉN, VIÊN NANG TẠI TRUNG TÂM
Năm 2019, Trung tâm đã tiến hành kiểm nghiệm mẫu viên nén, viên nang có nguồn gốc sản xuất trong nước là chủ yếu (chiếm 82,08% tổng số mẫu viên nén, viên nang đã kiểm tra).
Nguyên nhân của tỷ lệ kiểm nghiệm thuốc viên nén, viên nang sản xuất trong nước cao là do thị trường thuốc tại tỉnh Tuyên Quang phần lớn là sản xuất trong nước, giá thành rẻ hơn so với thuốc nhập khẩu, do thói quen đi lấy mẫu của viên chức Trung tâm. Bên cạnh đó việc lấy mẫu thuốc nhập khẩu có giá thành cao, cần yêu cầu cơ sở được lấy mẫu viết hóa đơn đỏ, nhưng do các quầy thuốc, nhà thuốc, đại lý thuốc không thể giao ngay chứng từ thanh toán cho đoàn lấy mẫu nên sẽ hạn chế trong việc mua mẫu có giá thành cao tại các cơ sở bán lẻ này. Đây là một khó khăn, thách thức trong việc kiểm soát chất lượng thuốc nhập khẩu đang lưu hành trên địa bàn tỉnh.
49
Trong số các mẫu lấy có nguồn gốc nhập khẩu, số mẫu sản xuất tại Ấn độ là 34 mẫu, chiếm tỷ lệ 44,19% trên tổng số mẫu thuốc nhập khẩu. Thực tế các thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ được phân phối và sử dụng khá nhiều tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Số còn lại có nguồn gốc từ Malaysia, Thái Lan, Bangladest, Hungary và Pháp.
Trong số 480 mẫu thuốc viên nén, viên nang mà Trung tâm lấy kiểm tra chất lượng, có 462 mẫu viên nén, viên nangnhóm hóa dược (chiếm tỷ lệ 96,25%) và 18 mẫu viên nén thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (chiếm tỷ lệ 3,75%). Trong những năm gần đây, thị trường thuốc cổ truyền tại Việt Nam rất phong phú, nhiều phương thuốc đông y được nghiên cứu và bào chế dưới dạng dễ sử dụng, như dạng viên nén bao đường. Tuy nhiên năm 2019, Trung tâm mới chỉ lấy mẫu kiểm tra chất lượng mẫu viên bao đường Berberin của duy nhất một công ty sản xuất. Nguyên nhân do chuyên luận về thuốc cổ truyền trong DĐVN còn ít, hầu hết phải thực hiện kiểm tra chất lượng theo TCCS, việc có TCCS từ các công ty sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
Theo Thông tư 11/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ Y tế “Quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc”, Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương được giao nhiệm vụ là đầu mối cung cấp Tiêu chuẩn chất lượng cho các Trung tâm Kiểm nghiệm. Tuy nhiên công tác bàn giao Tiêu chuẩn chất lượng của Cục Quản lý Dược cho Viện còn nhiều bất cập dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hiện, cụ thể: Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương chưa được bàn giao các tiêu chuẩn chất lượng của thuốc được cấp giấy phép nhập khẩu. Thời gian bàn giao tiêu chuẩn chất lượng chậm 1-2 năm sau khi thuốc được cấp số đăng ký, số lượng tiêu chuẩn bàn giao còn thiếu nhiều. Mặt khác, quá trình thẩm định hồ sơ cấp số đăng ký có thể có nhiều phiên bản tiêu chuẩn chất lượng có các nội dung được bổ sung, tuy nhiên không có dấu hiệu để nhận biết đâu là phiên bản được phê duyệt cuối cùng có hiệu lực. Dẫn đến
50
tình trạng tiêu chuẩn được bàn giao cho Viện có thể không phải là bản được phê duyệt cuối cùng, thiếu nội dung.
Ngoài ra việc kiểm tra giám sát chất lượng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền còn hạn chế, như việc định tính, định lượng các thành phần trong chế phẩm thuốc cổ truyền. Cơ cấu mẫu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền dạng viên nén, viên nang đã kiểm tra tại Trung tâm là đơn điệu và lặp đi lặp lại, ít có ý nghĩa trong việc kiểm soát chất lượng thuốc đang được phân phối và sử dụng trên địa bàn tỉnh. Trung tâm cần tăng cường lấy mẫu có thành phần hoạt chất khác nhau, của nhiều nơi sản xuất khác nhau để kiểm tra chất lượng.
Trong tổng số 30 nhóm thuốc chính của danh mục TTY, Trung tâm đã kiểm nghiệm các hoạt chất thuộc 11 nhóm. Chủ yếu là mẫu viên nén, viên nang thuộc nhóm NSAID và thuốc chống nhiễm khuẩn (mỗi nhóm chiếm số lượng lớn trong tổng số mẫu viên nén, viên nang có hoạt chất hóa dược). Trung tâm chỉ tập trung lấy mẫu viên nén, viên nangở một vài nhóm thuốc thông thường như nhóm NSAID, chống nhiễm khuẩn, vitamin,… còn nhiều nhóm thuốc khác không có lượt lấy mẫu nào. Đây cũng là tình trạng chung của các Trung tâm Kiểm nghiệm tuyến tỉnh. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm phụ thuộc nhiều vào năng lực kiểm nghiệm của mỗi Trung tâm, đặc biệt là số lượng chất đối chiếu và hóa chất hiện có.
Số lượng hoạt chất thuốc hóa dược dạng viên nén, viên nang được kiểm nghiệm trong năm 2019 là 35 hoạt chất, các mẫu có cùng hoạt chất được lấy lặp lại nhiều. Trong đó mẫu thuốc viên nén, viên nang được kiểm tra chất lượng là 480 trên tổng số 606 mẫu được kiểm tra chất lượng. Với số lượng hoạt chất đã kiểm nghiệm như vậy là quá ít so với số hoạt chất mà hệ thống kiểm nghiệm nhà nước đã kiểm tra được cũng như tổng số hoạt chất đang lưu hành trên thị trường (trên 1000 hoạt chất hóa dược). Đây là con số thách thức đối với Trung tâm cũng như toàn hệ thống kiểm nghiệm nhà nước.
51
Có thể tham khảo kết quả nghiên cứu tại các Trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh khác như: Trung tâm kiểm nghiệm Sơn La ( năm 2018) kiểm nghiệm được 22 hoạt chất.Trung tâm kiểm nghiệm Phú Thọ ( năm 2017) kiểm nghiệm được 95 hoạt chất. Trung tâm kiểm nghiệm Hà Giang ( năm 2016) kiểm nghiệm được 75 hoạt chất.