6. Kết cấu đề tài
1.4 Kinh nghiệm áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền
nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản ở một số quốc gia
Trong đề tài tác giả chỉ tập nghiên cứu chuyên sâu tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn UTZ cho sản phẩm cà phê, nên các kinh nghiệp chủ yếu tập trung vào sản phẩm và chứng nhận tương tự ở các quốc gia tiêu biểu.
1.4.1 Bài học kinh nghiệm của Brazil
Brazil là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ thế kỷ 17, phát triển mạnh từ thập kỷ 20 cho đến nay. Hiện tại, Brazil có đến 144 đơn vị sản xuất và 54 đơn vị xuất khẩu được cấp chứng nhận UTZ Certified. “ Nguồn: Văn phòng UTZ Certified Việt Nam ” .Sản phẩm cà phê của Brazil rất có uy tín trên thịtrường thế giới nhờ chất lượng cao. Mặc dù điều kiện đất đai của nước này chưa hẳn đã tốt hơn Việt Nam, nhưng Brazil có giống tốt và đồng bộ, quy trình và kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến. Brazil đã xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng.
Sản xuất cà phê của các Hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Hợp tác xã (HTX) cà phê lớn nhất thế giới của Braxin (Cooxupe) được
39 thành lập từ năm 1957, có 12.000 thành viên, trong đó 70% là nông trại quy mô nhỏ, 30% là quy mô vừa và lớn. Hàng năm, trang trại này buôn bán tới 4,5 triệu bao (cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp tới các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản). HTX có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê, và buôn bán trực tiếp. Nhằm giúp cho các nhà sản xuất địa phương tiếp tục đạt được những cải thiện trong sản xuất cà phê UTZ, HTX đã triển khai nhiều hoạt động đào tạo nhằm tăng cường mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật ở các vùng sản xuất cà phê chính. Hai học phần - với tổng số 10 ngày học - tập trung vào phương pháp tập huấn cho nông dân, thực hành nông nghiệp tốt cà phê và thực hiện Bộ Nguyên tắc UTZ. Các cán bộ kỹ thuật được đào tạo sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân. Tiếp theo đào tạo cho cán bộ kỹ thuật của các vùng và nông dân trồng cà phê sẽ có cơ hội tham dự các hoạt động tập huấn cho nông dân do chính những cán bộ được đào tạo này tiến hành. Một công cụ khác giúp cho các nhà sản xuất trở nên chuyên nghiệp hơn là bộ đĩa video về thực hành nông nghiệp bền vững (GAP) cà phê. Những video này sẽ được cán bộ kỹ thuật, khuyến nông và nông dân trồng cà phê sử dụng. Bộ băng video đã được thử nghiệm trong các khóa học đào tạo. Nhìn chung, tài liệu đào tạo và video đã được tiếp nhận nồng nhiệt, thể hiện cụ thể các thực hành sản xuất. Bên cạnh đó, chi phí tái bản bộ video thấp giúp có thể phổ biến rộng rãi trong nông dân, điều đó khiến video trở thành một công cụ đào tạo tuyệt vời để nhân rộng mô hình tốt về phát triển cà phê bền vững.
1.4.2 Kinh nghiệm của Colombia
Vào ngày 17/9/2009 bao cà phê được chứng nhận thứ một triệu đã được giao dịch thông qua hệ thống UTZ Certified. Cà phê đó được Sara Lee mua và đến từ các nhà sản xuất thuộc Liên hiệp Hợp tác xã FNC Quindío Colombia: một hợp tác xã gồm có hơn 200 các hộ sản xuất lớn, vừa và nhỏ với diện tích 3.877 ha được cấp chứng nhận. Quá trình cấp chứng nhận được bắt đầu với động lực xuất phát từ các hộ sản xuất, những người đã tự mình thực hiện những cải thiện về thực hành kinh doanh và nông nghiệp. Thông qua các sáng kiến tập trung vào cải thiện công tác đào tạo cho công nhân, tiền lương, việc sử dụng hợp lý các nguồn lực và bảo vệ môi trường, họ đã không chỉ sản xuất cà phê một cách bền vững mà còn cải thiện cả kết quả kinh doanh của mình. Tổ chức UTZ Certified đã ghi nhận những nỗ lực
40 của Liên hiệp Hợp tác xã FNC Quindío và các nhà sản xuất thành viên trong thực hiện và duy trì chương trình UTZ và đặc biệt cho những cố gắng không ngừng của họ trong sản xuất cà phê một cách bền vững. Tổ chức UTZ Certified tự hào có được họ là thành viên và là những đối tác trong phát triển một thị trường công nhận những cố gắng và tầm quantrọng của phát triển bền vững.
Với Hệ thống Kiểm soát Nội bộ nghiêm ngặt mà UTZ Certified yêu cầu, FNC Departamento de Quindio có thể cho biết chính xác hộ thành viên nào đã sản xuất bao cà phê thứ một triệu đó: đó là José Orlando Arias. Trang trại của ông, La Palma, đã được chứng nhận UTZ và ông làm việc với sự giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật của Hiệp hội Cà phê Quốc gia của Colombia FNC (Federación Nacional de Cafeteros de Colombia). Những gì thấy được ở trang trại của ông và những trang trại khác trong hợp tác xã là việc quản lý trang trại, tổ chức và kiểm soát chất lượng tốt hơn, quan tâm đến phúc lợi và đào tạo cho nông dân trang trại. José Orlando đã phát biểu: “Trước khi chứng nhận chúng tôi chỉ là những người trồng cà phê đơn thuần không có sự hứng khởi đặc biệt như bây giờ. Giờ đây chúng tôi đã có mục tiêu và tôi muốn không ngừng cải tiến, đem lại những sản phẩm ngày càng tốt hơn cho khách hàng”. Kinh nghiệm của José Orlando với UTZ khiến ông cảm thấy mình là một nhà doanh nghiệp và tạo động lực cho ông không ngừng cải tiến nhiều hơn nữa, chú ý đến mọi chi tiết ở trang trại của mình.
Từ những kinh nghiệm từ Brazil và Colombia, bài học rút ra các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu cà phê UTZ như sau:
Bài học 1: Các doanh nghiệp Việt Nam cầnđầu tư vốnđể nâng cao và ổn định chất lượng cà phê, hướng đến việc xuất khẩu các sản phẩm theo tiêu chuẩn của các quốc gia nhập khẩu, đặc biệt là tiêu chuẩn cà phê UTZ, trong vòng 5 năm trở lại đây, UTZ là tiêu chuẩn được quan tâm ở các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…đây đều là những thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam
Bài học 2: Thành lập các Hợp tác xã ngành hàng hoạtđộng hiệu quả, thayđổi nhận thức của người nông dân trong sản xuất và chế biến cà phê. Các doanh nghiệp phải liên kết với các nông trường, hợp tác xã hoặc bao tiêu sản phẩm để có được nguồn cung cấp ổn định, lâu dài với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng và khả năng truy nguyên nguồn gốc.
41
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CHO SẢN PHẨM
NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM