Một số giải pháp, kiến nghị nhằm thức đẩy hiệu lực áp dụng mô hình đảm bảo chất

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản (Trang 85)

6. Kết cấu đề tài

3.2Một số giải pháp, kiến nghị nhằm thức đẩy hiệu lực áp dụng mô hình đảm bảo chất

bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản. 3.2.1 Giải pháp cho nông sản hộ nông dân tham gia sản xuất hàng nông sản.

Hơn ai hết, nông dân chính là đơn vị đầu tiên sản xuất ra sản phẩm cà phê, chất lượng của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến các khâu tiếp theo trong chuỗi cung cấp cà phê. Chính vì vậy nông dân có một vài trò hết sức quan trọng,

Hiện nay, cà phê nhân vẫn tiếp tục là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, , nông dân chính là đơn vị đầu tiên sản xuất ra sản phẩm cà phê, là lực lượng quyết định đến chất lượng cà phê. Vì họ là người trực tiếp làm ra sản phẩm từ khâu trồng trọt, thu hoạch, đến bảo quản, chế biến thô. Với vai trò quan trọng như vậy nên vấn đề nhận thức của người nông dân đối với các mô hình canh tác theo tiêu chuẩn bền vững nói chung và UTZ nói riêng có vai trò quan trọng. Từ việc thay đổi nhận thức sẽ giúp họ thực hành tốt trong việc cải tiến nâng cao trình trình độ, kỹ thuật canh tác và sản xuất chuyên nghiệp theo 3 nhóm tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường để nâng cao giá trị sản phẩm và cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới ngày một khó tính hơn về chất lượng và yêu cầu về tính bền vững trong sản xuất. Tác giả xin mạnh dạn đề xuất các giải pháp sau với hộ nông dân:

3.2.1.1 Phát triển mô hình hợp tác xã

Với thực trạng điều tra, diện tích canh tác của các hộ nông dân trên cả nước và tỉnh cho thấy với quy mô nhỏ, manh mún, việc các hộ gia đình tự sản xuất, tự đầu tư MMTB riêng sẽ phát sinh tăng chi phí cũng như khó khăn trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học của nước ngoài trên những cánh đồng mẫu lớn, điều này ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê cả về mặt chi phí và chất lượng. Bên cạnh đó nếu sản xuất manh mún thì việc kết nối đầu ra của sản phẩm với các doanh nghiệp thu mua sẽ không khả thi. . Do đó, phương thức hữu hiệu nhất về lâu dài là tổ chức cho họ tham gia mô hình hợp HTX nhằm liên kết các hộ nông dân sản xuất, chế biến tập trung dưới hình thức các Hợp tác xã (HTX). Các hộ trồng cà phê Việt Nam vốn ít, đầu vụ thường phải vay mượn tiền để sản xuất nên khi thu hoạch phải bán sớm cho các đại lý để trả nợ nên nhiều khi người

86 ta chỉ quan tâm đến số lượng mà không quan tâm đến chất lượng. Do đó, phương thức hữu hiệu nhất về lâu dài là tổ chức cho họ tham gia mô hình hợp HTX. Theo thống kê của tỉnh hiện nay có 183 HTX nông nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những HTX hoạt động hiệu quả thì cũng có những HTX hoạt động chưa hiệu quả do nguồn vốn hạn hẹp, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún, hạn chế về công nghệ, kỹ thuật canh tác, thiếu sự liên kết giữa các hộ thành viên nên nhiều HTX hoạt động kém hiệu quả, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Chính vì vậy, muốn tồn tại được các HTX này phải xây dựng mối liên kết mạnh mẽ với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp thu mua để nhất quán về quản lý, vốn, kỹ thuật, diện tích canh tác… đảm bảo phát triển ổn định bền vững.

3.2.1.2 Xây dựng liên kết giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp

Trình độ quản lý, kỹ thuật canh tác, kiểm soát rủi ro của các hộ nông dân còn rất hạn chế, bên cạnh đó tiêu thụ đầu ra của sản phẩm với giá cả ổn định, không bị tư thương ép giá cũng là điều lo lắng của các hộ nông dân. Chính vì vậy, sau khi theo mô hình HTX, thì các HTX này cần liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện Bộ nguyên tắc của UTZ, vì theo yêu cầu của bộ nguyên tác, để được chứng nhận UTZ thì các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải liên kết với người trồng cà phê để chủ động trong khâu thu mua và kiểm soát chất lượng từ đầu nguồn. Để thực hiện giải pháp này, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đóng vai trò chủ đạo, đầu tư, phối hợp và thúc đẩy toàn bộ chuỗi liên kết. Theo đó, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ giống, vốn, khoa học kỹ thuật và tổ chức tốt các mối liên kết, còn người trồng cam kết chỉ bán sản phẩm cho doanh nghiệp với mức giá thưởng cao hơn cà phê không có chứng nhận UTZ. Mối liên kết này muốn thành công cần thực hiện các công việc sau:

Thẩm định vùng sn xut. Để xây dựng và phát triển vùng trồng cà phê “sạch” theo yêu cầu của Bộ nguyên tắc UTZ cần thực hiện các bước thẩm định vềđất, nước và hướng dẫn nông dân sản xuất theo qui trình. Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chọn những vùng đất phù hợp cho cây cà phê phát triển, duy trì được cơ cấu đất trồng trọt và cải tạo độ màu mỡ, hạn chế xói mòn. Hiện trạng độ màu mỡ của đất, lượng mưa và khả năng tưới tiêu

87 cần được đánh giá. Điều này có thể thực hiện ở từng trang trại, theo nhóm các trang trại tương đồng hay theo vùng nơi có những trang trại tương đồng.  Xây dng và thc hin cam kết ca các bên tham gia liên kết.

Để mối liên kết có tính bền vững, cả hai bên đều có lợi cần thực hiện các nội dung sau:

 Thực hiện đúng các yêu cầu của Bộ nguyên tắc UTZ do Ban quản lý chương trình cà phê hướng dẫn. Thực hành về nông nghiệp tốt trong quá trình chăm sóc cà phê tại nông hộ theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn UTZ. Ghi chép đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào nhật ký nông hộđã được cấp phát. Liên tục cải tiến những tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh cà phê. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn trở ngại hai bên trực tiếp gặp nhau bàn bạc và tìm biện pháp giải quyết trên tinh thần hợp tác .

 Trao đổi thông tin một cách tích cực đa chiều giữa nông hộ, doanh nghiệp và các nhà khoa học. Phổ biến thông tin về các lợi ích, ý nghĩa, ảnh hưởng của việc sản xuất và chế biến cà phê bền vững. Cùng chia sẻ thông tin và kiến thức, kinh nghiệm vềphương thức sản xuất, quản lý kinh doanh hướng tới sự bền vững.

 Bán sản phẩm cà phê nhân có chứng nhận cho đại lý thu mua được công ty chỉ định trên địa bàn, hoặc bán thẳng cho nhân viên của doanh nghiệp (với điều kiện giá thu mua bằng thị trường + giá thưởng 200 đồng /kg cà phê nhân).

 Phải tiến hành đăng ký lại hàng năm về diện tích, sản lượng cà phê canh tác theo Bộ nguyên tắc UTZ. Bên cạnh đó nêu lên những mặt thuận lợi, khó khăn trong quá trình canh tác. Thực hiện ngay hành động khắc phục theo thời gian quy định (thanh tra hướng dẫn)

3.2.1.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu của bộ nguyên tắc đảm bảo chất lượng UTZ

Để có thể thực hiện thành bộ nguyên tắc UTZ các hộ nông dân phải thay đổi tập quán canh tác theo hướng bền vững và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hiện nay sản lượng cà phê UTZ được bán ra với giá thưởng là chưa đến 50% sản lượng cà phê UTZ, các hộ nông dân UTZ chưa hài lòng với giá thu mua của các doanh nghiệp đối

88 với cà phê UTZ, chính vì vậy các hộ chưa tham gia cũng lo lắng về việc có nên tham gia hay không. Nguyên nhân khi phỏng vấn ở các doanh nghiệp là do chất lượng cà phê của các hộ chưa cao, do tập quán canh tác vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần phải thay đổi các tập quán canh tác theo cách tiếp cận hiện đại bền vững như sau:

3.2.1.3.1 Nâng cao hiệu quảmặt kinh tế trong sản xuất cà phê

Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế, các hộ nông dân phải không ngừng cải tiến chất lượng cà phê sản xuất, giảm các lãng phí trong quá trình canh tác, nâng cao năng suất. Cụ thể tác giảxin đề xuất các giải pháp sau:

Nâng cao chất lượng giống cây trồng

Điều này nhằm tăng năng suất, giảm chi phí cho việc phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo cà phê sản xuất “sạch”. Khi chọn giống phải tính đến khả năng chịu đựng thời tiết khí hậu và đất đai thổ nhưỡng tại các vùng trồng. Ngoài ra cũng cần phải tính đến yếu tố đề kháng cao với dịch bệnh.

Thực tế cho thấy một trong những hạn chế về chất lượng của ngành cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng là chất lượng giống không cao. Hầu hết diện tích cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đều được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn lọc. Đến nay các vườn cà phê đã bộc lộ nhiều nhược điểm như năng suất không cao, kích cỡ hạt nhỏ (14-15 g/100 nhân), nhiều cây bị bệnh gỉ sắt. Công tác nghiên cứu chọn tạo giống trong nước đã đạt được nhiều thành tựu, nhiều dòng vô tính chọn lọc có tiềm năng cho năng suất từ 4-7 tấn/ha, kích cỡ hạt to 18-22 g/100 nhân và có tính kháng đối với bệnh rỉ sắt. Ngoài ra các giống chọn lọc thường có tầm chín trung bình đến muộn, thường chậm hơn các giống bình thường khoảng 10-15 ngày, do đó thời vụ thu hoạch được chuyển vào mùa khô có nhiều thuận lợi cho việc chế biến. Những dòng vô tính này đã được nhân nhanh bằng các diện tích vườn gỗ chuyên sản xuất chồi ghép cung cấp cho sản xuất. Hiện nay đã có 3 vườn nhân chồi được bố trí tại huyện Đắk Mil, Krông Pắk, TP Buôn Ma Thuột với tổng diện tích là 0,5 ha, có khả năng cung cấp 500.000 chồi/năm đủ để ghép cho trên 200 ha mỗi năm. Biện pháp ghép chồi thay thế các cây giống xấu đã được thực hiện thành công và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Sau khi ghép cải tạo 2 năm, cây ghép đã có sản phẩm thu hoạch từ 2-5 kg quả tươi/cây và năng suất ổn định khoảng 20-30 kg/cây. Để thúc đẩy nhanh việc thay đổi giống cà phê hiện nay cần đầu tư thích đáng cho công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn kỹ thuật rộng rãi trong nhân dân.

89  Cải tiến kỹ thuật canh tác giảm chi phí nước, phân bón, chi phí phòng trừ sâu

bệnh nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất.

Các hộ cần phải thực hiện:

 Coi trọng và tăng cường bón phân hữu cơ nhất là cần quan tâm sử dụng vỏ cà phê để làm phân, phân vi sinh. Sử dụng cao độtàn dư thực vật, các phế thải trong nông nghiệp. Sản xuất chất hữu cơ tại chỗnhư: trồng xen cây đậu đỗ, phân xanh ở trong và xung quanh lô cà phê.

 Giảm lượng phân bón hoá học, bón đúng cách để giảm tổn thất, tránh làm cho môi trường bị ô nhiễm.

 Sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), hạn chếđến mức tối thiểu việc dùng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trên đồng ruộng.

 Tiết kiệm nước tưới. Có chếđộ tưới hợp lý, tránh lãng phí nguồn nước. Chú ý sử dụng các giống có khả năng kháng được hạn. Có hệ sinh thái cây che phủ phù hợp.

Những biện pháp đã nêu ở trên sẽ góp phần tiến tới một nền sản xuất sạch, an toàn, hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là sẽ sản xuất ra được sản phẩm cà phê hữu cơ khi có khách hàng yêu cầu để nâng cao được lợi nhuận từ những sản phẩm mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.3.2 Phát triền bền vững về mặt xã hội

Với tiêu chí phát triển này, đây được xem như là một nỗ lực rất lớn của các hiệp hội cà phê trên toàn thế giới và của UTZ nhằm hướng đến một sự công bằng cho người lao động sản xuất cà phê trên toàn cầu nhằm tuân thủ các yêu cầu về lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và mức lương tối thiểu, chăm sóc y tế, giảm chấn thương, an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Ở Việt Nam, đây là một khái niệm mới mẻ đối với các hộ nông dân, vì vậy cần khuyến khích, truyền thông các hộ nông dân nhận thức và hành động theo trách nhiệm xã hội nhằm bảo vệ chính họ.

Trong kết quả khảo sát của tác giả, mức độ tham gia của các hộ nông dân đã chứng nhận cà phê UTZ đối với ít nhất 1 dự án trách nhiệm xã hội của cộng đồng là rất thấp, chỉ 8%. Việc tham gia của họ và các dự án vẫn mang tính bị động, chưa chủ động trong việc tham gia với vai trò là quản lý hay điều phối, mới chỉ dừng lại việc tham gia tuân thủ đơn thuần. Vì vậy trong thời gian tới cần:

90  Các cơ quan, tổ chức tư vấn, tổ chức Phi chính phủ cần tăng cường tuyên truyền nhận thức về trách nhiệm xã hội và tăng cường tham gia các dự án trách nhiệm xã hội của cộng đồng cho hộ nông dân.

 Các hộ nông dân bên cạnh nhận được sự hỗ trợ của chính phủ cùng cần chủ động đầu tư xây dựng các quy định trong sản xuất nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong sản xuất, giảm chấn thương, trang bị bảo hộlao động giảm nhiễm độc các hóa nông trong quá trình sử dụng cho chính họ. Các gia đình cần cho trẻ đến trường đúng với độ tuổi của các em và tránh tình trạng bỏ học, tham gia sản xuất ảnh hưởng đến kết quả học tập. Bên cạnh đó nông dân cần chủđộng trong khâu chăm sóc sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, qua phỏng vấn đa số họ chỉ đi khám khi có biểu hiện bệnh tật và các giải pháp đưa ra đã là quá muộn. Qua kết quảđiều tra 100% các hộ đều có thể tiếp cận chăm sóc y tế - các hộgia đình có cơ sở y tếcách nơi ởchưa đầy 1 giờ. Đáp ứng yêu cầu UTZ nhưng hệ thống chăm sóc y tế ở các vùng này vẫn còn một khoảng cách so với vùng đồng bằng. Điều này cần có sự hỗ trợ của chính phủ.

3.2.1.3.3 Phát triền bền vững về môi trường

Qua khảo sát các hộ nông dân đã tham gia chứng nhận cà phê UTZ trong phần thực trạng đều cho thấy nhận thức và các biện pháp canh tác của họ có nhiều cải tiến đáng kể so với các hộ chưa áp dụng, tuy nhiên vẫn cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa đối với phát triển bền vững về mặt môi trường cho cả hai nhóm hộ nông dân trên. Cụ thế:

Cần sử dụng các biện pháp bảo tồn nguồn nước: hỗ trợ đào tạo, nâng cao nhận thức cho người nông dân về các nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, nâng tỷ lệ hộ nông dân sử dụng các biện pháp tưới tràn, tưới phun sang các biện pháp biện pháp tưới tiết kiệm, tưới chậm (tưới gốc, sử dụng hệ thống tưới chậm) nhằm bảo tồn nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm. Đầu tư các công trình thủy lợi như hồ chứa, đập dâng, hệ thống trạm bơm khai thác nước mặt từ song, suối tự nhiên, hệ thống kênh mương bổ sung cho các vùng cà phê quy hoạch tập trung trong tỉnh. Giảm tỷ lệ khai thác nguồn nước ngầm, tránh nguy cơ tụt nước ngầm.

91 nâng cao diện tích cây bóng râm, thảm thực vật che phủ, chắn gió cho cà phê nhằm tránh tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô

Khuyến khích các hộ nông dân không lạm dụng phân bón hóa học, hiện nay những hộ nông dân chưa tham gia chứng nhận UTZ tỷ lệ dùng phân bón hóa học vẫn còn rất cao, khi giá cà phê lên cao, để đạt năng suất tối đa, người sản xuất sử dụng phân bón cao hơn quy trình từ 10-23%, tỷ lệ phân hữu cơ còn thấp.

Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng các loại thuốc trong danh mục

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản (Trang 85)