6. Kết cấu đề tài
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn
Nam.
Qua tham khảo một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận diện một số nhân tố ảnh hưởng như sau:
50 Kết quả nhóm nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động như sau: (1) Điều kiện tự nhiên, (2) Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất, (3) Nhóm nhân tố về thị trường, (4) Tácđộng của Chính phủ và các cơ quan nhà nước.
2.2.1 Tác động của nhóm nhân tốđiều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Ảnh hưởng của các nguồn nước tưới đến chi phí nước tưới cho cà phê
Bảng 2.2.1.1 cho thấy, nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất cà phê được lấy từ nguồn nước mặt như: nước từ các ao hồ, sông suối được đầu tư xây dựng thành các công trình thuỷ lợi (như trình bày ở trên) hoặc tự nhiên. Diện tích cà phê được tưới bằng nguồn nước mặt, theo số liệu điều tra cho ở bảng 2.2.1.1 chiếm 15,63% diện tích cà phê kinh doanh. Đây là những vùng đất được trồng cà phê từ trước (tuổi cây bình quân 15,18 năm), có điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên như địa hình, chất đất cũng như các điều kiện tưới tiêu,… Do vậy chi phí cho việc tưới cà phê thấp nhất (2,98 triệu đồng/ha).
Bảng 2.2.1.1: Mối quan hệ giữa nguồn nước tưới, tuổi cây và chi phí nước tưới cà phê
2 3
Tuổi cây Chi phí tưới
Diện tích tưới
STT Nguồn nước tưới bình quân (triệu
(%) (năm) đồng/ha) 1 Nước mặt 15,18 2,98 15,63 2 Hỗn hợp (giếng và nước mặt) 14,59 3,13 33,32 2.1 Độ sâu: 10-17 m 16,88 3,06 16,95 2.2 Độ sâu: 18-24 m 13,26 3,10 12,92 2.3 Độ sâu: 25-30 m 8,33 3,62 3,45 3 Nước ngầm (giếng) 12,97 3,31 51,05 3.1 Độ sâu: 10-17 m 15,69 3,01 17,69 3.2 Độ sâu: 18-24 m 11,89 3,59 11,67 3.3 Độ sâu: 25-30 m 6,75 3,68 5,69 Chung 14,21 3,15 100,00 4
Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk năm 2012
Nguồn nước thứ 2 được lấy từ nguồn nước ngầm. Đây là những vùng cà phê có điều kiện tự nhiên không được thuận lợi. Qua kết quả ở bảng số liệu bảng 2.2.1.1 cho thấy, những vườn cà phê được đầu tư trồng mới càng về sau đều thuộc những vùng đất phải đào giếng khoan với độ sâu tương đối để tưới hoặc kết hợp dùng nước từ ao, hồ, sông, suối với đào giếng khoan (trữ lượng nước mặt tại đây ít, do vậy mùa
51 khô thường cạn kiệt không đủ nước tưới, phải kết hợp với đào giếng khoan mới đủ nước tưới cho cà phê). Giếng khoan trồng cà phê ở Đắk Lắk thường có độ sâu từ 10 –30m. Cá biệt có những vùng phải đào sâu đến 40m. Đây là những vùng cà phê mới trồng trong những thời gian gần đây, được trồng ở những vùng đất không mấy thuận lợi, nhất là về nguồn nước, không có nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm cũng cạn dần do vậy phải đào giếng khoan sâu, chi phí tưới cà phê lớn (bình quân 3,62 – 3,68 triệu đồng/ha cà phê). Theo tiêu chuẩn UTZ việc chú ý bảo tồn và cân đối nguồn nước tưới là rất quan trọng. Đối với những vùng đất trồng cà phê có điều kiện nước tưới khó khăn, phải đào giếng quá sâu để tưới, cần nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
2.2.1.2. Tác động môi trường từ việc phát triển cà phê bền vững
Qua nghiên cứu, khảo sát và đánh giá của một số chuyên gia cho thấy việc phát triển cây cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có những tác động đối với môi trường cả về mặt tích cực và tiêu cực:
Xét về mặt tích cực, cây cà phê là loại cây trồng có độ tán che cao, có khả năng chống xói mòn đất, giảm tốc độ dòng chảy của nước. Quá trình sinh trưởng của cây cà phê cũng là một quá trình sinh thái từ hấp thụ khí CO2 làm giảm hiệu ứng nhà kính đến sản xuất O2 cho cho con người hít thở (chu trình cacbon). Về cách thức canh tác cây cà phê (theo đường đồng mức) cũng làm giảm xói mòn cho đất. Sự có mặt của cây cà phê cũng đã làm tăng tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Tuy nhiên, ngày nay hoạt động sản xuất kinh doanh của con người ngày càng gia tăng cùng với việc dân số không ngừng tăng lên, dẫn đến nhu cầu về lương thực, năng lượng, nguyên liệu cũng tăng theo, việc đáp ứng các nhu cầu này đòi hỏi khai thác nhiều hơn nữa tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt khai thác rừng dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đất đai ngày càng suy thoái.
Thực tế ở tỉnh Đắk Lắk những năm qua việc mở rộng đất trồng cà phê chủ yếu từ việc khai phá diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn ngày càng gia tăng, làm cho diện tích rừng giảm xuống. Ngoài ra công tác quản lý và quy hoạch thiếu khoa học vì vậy mà một diện tích cà phê đáng kể được sản xuất trên đất đai và địa hình không
52 phù hợp. Điều này không những làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê thấp mà còn gây lãng phí và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đất và nước.
2.2.2.Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất, hộ nông dân
Trong việc phát triển cà phê bền vững, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và chế biến đóng vai trò chủ đạo trong thu mua và tiêu thụ, xuất khẩu cà phê, hầu hết các doanh nghiệp này không có diện tích canh tác, nguồn cà phê UTZ thường được thu mua từ các hộ nông dân, chính vì vậy năng lực sản xuất hộ nông dân là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chương trình chứng nhận này. Cụ thể năng lực sản xuất thể hiện qua diện tích canh tác, vốn/ tài chính đầu tư, MMTB công nghệ, kỹ thuật canh tác, tri thức về phát triển bền vững theo chương trình UTZ, khả năng quản lý nông trại.
2.2.3Nhóm nhân tố thuộc về thị trường
Thị trường bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó yêu cầu của khách hàng, tình hình cung cầu, giá ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển diện tích cà phê nói chung và cà phê bền vững UTZ nói riêng.
Từ biến động giá cà phê thế giới và trong nước, tác động mạnh đến tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam và Đắk Lắk. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến biến động giá cả cà phê thế giới và Việt Nam tác động đến việc mở rộng và tăng năng suất cà phê của Việt Nam nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Tổng hợp số liệu diễn biến diện tích - năng suất với giá cà phê nhân xuất khẩu giai đoạn từ 1986-2009. Trong 7 năm từ 1993-1999, giá xuất khẩu cà phê tăng và khá ổn định, đồng thời với nó, giá cà phê trong nước cũng tăng theo nên diện tích cà phê của Việt Nam cũng như Đắk Lắk liên tục tăng và năng suất cao nhất trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam (2,43 tấn/ha năm 1997 đối với tỉnh Đắk Lắk và 2,18 tấn/ha năm 1995 đối với Việt Nam).
Từ năm 2000 giá cà phê giảm 44% so với năm 1999, bắt đầu giai đoạn giảm thấp nhất trong lịch sử 50 năm dẫn đến diện tích cà phê giảm và năng suất cũng giảm ở mức thấp nhất.
Giai đoạn 2006 - 2009 giá cà phê tăng ngược trở lại (Cả giá trong nước và thế giới) đã góp phần tăng lại diện tích và cà phê thâm canh đạt năng suất cao trở lại như giai đoạn 1995-1999
53 Như vậy, ngành hàng cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng chịu chi phối rất rõ bởi giá cả cà phê xuất khẩu, chứng tỏ quy luật cung cầu của thị trường cà phê thế giới điều tiết diện tích-năng suất cà phê Việt Nam cũng như Đắk Lắk. Do đó muốn ngành hàng cà phê phát triển bền vững phải tuân thủ quy luật kinh tế thị trường về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện.
Ngoài ra theo báo cáo của văn phòng đại diện UTZ tại Việt Nam sản lượng cà phê được bán với giá thưởng chỉ chiếm chưa đến 30% sản lượng cà phê UTZ sản xuất được chứng nhận (Biểu đồ 2.1.2.1: Thống kê năm 6/2016 số lượng các doanh nghiệp và nông hộ đạt chứng nhận UTZ cà phê từ 202-2017), chính vì khó khăn trong tìm đầu ra cho sản phẩm cũng là rào cản sự phát triển của cà phê UTZ cũng như thuyết phục hộ nông dân tham gia.
2.2.4. Tác động của quản lý chính phủ và các cơ quan nhà nước
2.2.4.1. Nhóm nhân tố chính sách
Trong những năm qua, Chính phủ, tỉnh và ngành cà phê Việt Nam đã ban hành mộ số chính sách tài khoá và tiền tệ kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người sản xuất cà phê như chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu, thu mua cà phê tạm trữ, các chính sách hỗ trợ cho người sản xuất về vay vốn ưu đãi, chính sách tỉ giá hối đoái v.v.. Các chính sách đó đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lăk, góp phần gia tăng năng suất, chất lượng, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Để tạo điều kiện cho phát triển ngành cà phê theo hướng phát triển bền vững, Chính phủ có thể thông qua hỗ trợ sản xuất trong nước dưới hình thức hỗ trợ lãi suất và điều tiết quản lý có hiệu quả thị trường đầu vào và đầu ra. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Đỗ Thị Nga (2012), “Các chính sách can thiệp của Chính phủ hầu như không có tác dụng bảo hộ cho cả đầu ra và đầu vào và chưa có tác động tích cực thúc đẩy sản xuất cà phê. Nguyên nhân i) Quản lý Nhà nước đối với khâu thu mua sản phẩm và đối với thị trường vật tư phân bón chưa chặt chẽ, hiện tượng tranh mua, tranh bán và ép giá, dẫn đến mức giá bán sản phẩm thực tế nông dân nhận được thấp, trong khi đó nông dân phải mua phân bón với mức giá rất cao so với giá nhập khẩu; ii) Chính sách hỗ trợ mua tạm trữ muộn, nông dân đã bán phần lớn sản phẩm trước đó với mức giá thấp” [20].
Việc ban hành chính sách chưa đồng bộ, kịp thời và chưa có tính ổn định lâu dài; người sản xuất cà phê và các đối tượng liên quan chưa tiếp cận thông tin về các
54 chính sách kịp thời; việc ban hành chính sách còn mang tính giải pháp tình thế, nhất thời, nhiều kẻ hở nên chưa có sự chủ động trong thực thi chính sách dễ bị lợi dụng chính sách để trục lợi; nguồn vốn để thực thi các chính sách còn gặp khó khăn, hạn chế v.v.. từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk [20].
2.2.4.2. Tổ chức quản lý ngành hàng cà phê
Qua điều tra của tác giả và một số nghiên cứu về sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk cho thấy, sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đã tồn tại một số loại hình tổ chức sản xuất như sau: Sản xuất cà phê tại các nông hộ trồng cà phê (cà phê hộ); Sản xuất cà phê trong các công ty/ nông trường trồng cà phê (cà phê liên kết); Sản xuất cà phê trong các trang trại, doanh nghiệp tư nhân (cà phê trang trại); Sản xuất cà phê trong các hình thức khác. Trong đó loại hình cà phê hộ chiếm trên 85% tổng diện tích. Loại hình này sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, phương tiện sản xuất thủ công. Nguồn vốn cho sản xuất chủ yếu là nguồn vốn tự có và vốn vay từ một số nguồn. Các loại hình khác chiếm tỷ lệ không đáng kể nhưng sản xuất tập trung và có quy mô sản xuất lớn hơn, đầu tưkỹ thuật sản xuất tốt hơn.
Xét về mặt quan hệ, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giữa các hình thức tổ chức sản xuất có tính độc lập tương đối và ít có các mối quan hệ với nhau trong chuỗi giá trị ngành hàng. Hộ sản xuất, trang trại thường chỉ quan hệ với công ty/nông trường trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm; trong khi đó công ty/nông trường quan hệ với hộ sản xuất, trang trại không những trên khía cạnh thu mua sản phẩm mà còn ở khía cạnh liên kết sản xuất (thường là đối với nông hộ).
Các loại hình sản xuất trên chỉ có khác nhau về quy mô sản xuất và cách thức quản lý, còn tình hình sử dụng đất và tiến hành quá trình sản xuất cà phê vẫn xảy ra trong từng hộ gia đình. Do đó việc liên kết trong sản xuất và kinh doanh cà phê là yếu tố quan trong cho phát triển cà phê ổn định, bền vững và có hiệu quả.
Qua nghiên cứu phát triển cà phê Đắk Lắk cho thấy, mối liên kết giữa các yếu tố như chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Hộ nông dân là lực lượng chủ yếu sản xuất trực tiếp ra sản phẩm cà phê, nhưng họ vẫn sản xuất theo kinh nghiệm là chủ yếu, chạy theo số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm, Yếu tố chất lượng chưa thực sự gắn kết với lợi ích của nhà nông. Các tổ chức trung gian bao tiêu sản phẩm vẫn đang đơn độc chạy đua ở cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Cạnh tranh không bình đẳng giữa các
55 doanh nghiệp (tranh mua, tranh hợp đồng bán), đặc biệt là tình trạng cạnh tranh manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung vào chất lượng khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi và hạn chế phát triển cà phê bền vững.
Chính vì vậy Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) ra đời có vai trò rất quan trọng, hiệp hội có chức năng tổ chức, tập hợp các đơn vị sản xuất, kinh doanh cà phê trong nước, xúc tiến thương mại và hỗ trợ thông tin. Trong nhiều năm qua, Hiệp hội đã làm tốt vai trò của mình qua các khía cạnh, đó là phát triển hội viên, nghiên cứu xúc tiến và mở rộng thị trường, tư vấn cho Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương về chủ trương, chính sách, biện pháp bảo vệ và khuyến khích các đối tượng sản xuất và xuất khẩu cà phê .
Tóm lại, qua phân tích mối quan hệ của tổ chức quản lý ngành hàng đối với phát triển cà phê bền vững cho thấy sự gắn kết giữa các tác nhân trong ngành hàng còn lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết. Các định chế nhằm phát triển tổ chức quản lý ngành hàng cà phê còn yếu. Do vậy việc tổ chức quản lý ngành hàng đang gây ra những khó khăn lớn đối với việc phát triển cà phê bền vững.