Kiến nghị đối với doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân thực hiện chứng nhận

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản (Trang 91 - 93)

6. Kết cấu đề tài

3.2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân thực hiện chứng nhận

chứng nhận cà phê UTZ

Mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ có sự tham gia của các doanh nghiệp các hộ nông dân với số lượng sản phẩm hàng chục nghìn tấn mỗi năm đã tạo cơ hội để tiếp cận với thị trường mới và cơ hội kinh doanh tốt hơn, xuất khẩu với giá cao hơn.

92 Tuy nhiên báo cáo của UTZ Việt Nam cho thấy sản lượng cà phê UTZ Việt Nam từ năm 2002 đến nay bánđược mức giá thưởng không quá 30% sản lượng sản xuất, chính vì chất lượng cà phê và hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp XNK. Vì vậy để tăng cường sản lượng cà phê UTZ có chất lượng tốt, tăng giá trị xuất khẩu. Các doanh nghiệp XNK cà phê cần:

 Tăng cường hỗ trợ vốn, đào tạo hỗ trợ về các yêu cầu của tiêu chuẩn UTZ, về kỹ thuật canh tác bền vững theo 3 khía cạnh kinh tế-xã hội và môi trường.

 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức. Bên cạnh đó muốn muốn xúc tiến thương mại thành công, các công ty phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống phần mềm quản lý thông tin, hồsơ minh chứng truy nguyên nguồn gốc cà phê UTZ và xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Vì theo kết quảthăm dò qua điện thoại của tác giảđối với các doanh nghiệp thì có Hoạt động xúctiến thương mại và marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu và thiếu mặc dù có đến 86,8% các doanh nghiệp được khảo sát có thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Hình thức xúc tiến thương mại chủ yếu là qua Internet và thông qua hiệp hội cà phê- ca cao Việt Nam-Vicofa. Các hình thức xúc tiến khác như thông qua triển lãm, hội chợ, báo chí trong và ngoài nước, thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại còn khá khiêm tốn và hạn chế về hiệu quả vì thương hiệu của các doanh nghiệp. Để phát triển thành một thương hiệu là một vấn đề lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính, con người và chiến lược kinh doanh, tiếp thị hiệu quả. Làm thương hiệu trước hết phải đặt vấn đề quảng bá sản phẩm lên hàng đầu, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện chi phí cho hoạt động này. Kinh phí càng lớn khi quảng cáo sản phẩm ra nước ngoài. Những năm gần đây, một số doanh nghiệp như Vinacafe, Trung Nguyên... đã bắt đầu quảng bá thương hiệu trên thị trường thế giới, nhưng việc quảng bá này vẫn như chưa mang lại hiệu quả tích cực. Những trở ngại khác mà các doanh nghiệp đang gặp là thiếu đội ngũ marketing, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là thiếu am hiểu thị hiếu tiêu dùng của người nước ngoài. Những cơ chế quản lý trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh, chưa cho phép chú trọng hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, doanh nghiệp cũng còn thiếu hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ. Hiện nay, khi thực hiện các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn

93 UTZ như Quy trình giám sát nguồn gốc là phức tạp đòi hỏi nhiều thủ tục giấy tờ liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau như thu mua, kho vận, kế toán, xuất nhập khẩu… nhưng chỉ có 25% doanh nghiệp được khảo sát có sử dụng phần mềm trong quản lý hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)