6. Kết cấu đề tài
2.3.4 Đánh giá bền vững về mặt môi trường đối với hoạt động sản xuất cà phê của các hộ
Qua thảo luận phỏng vấn các doanh nghiệp thực hiện UTZ với các hộ nông dân, chính việc đào tạo về nhận thức và hành động theo UTZ, yêu cầu họ phải ghi chép số liệu về các chi phí, nguồn lực tài nguyên sử dụng trong cạnh tác để chứng minh tính bền vững, tiết kiệm bảo tồn tài nguyên, chính vì vậy nó mang lại lợi ích kép là lợi ích về mặt kinh tế và môi trường, bảo tồn tài nguyên. Điều này vừa có minh chứng và thay đổi nhận thức của các hộ có chứng nhận so với các hộ chưa chứng nhận UTZ. Đánh giá kết quả bảo vệ nguồn tài nguyên với các kết quả như sau:
Đánh giá bảo tồn nguồn nước
Tiết kiệm nước
Theo kết quả khảo sát của tác giả, các hộ được chứng nhận cũng có nhiều nỗ lực hơn để quản lý việc sử dụng nước. Các biện pháp trồng thành luống là biện pháp đơn giản, tỷ lệ này khá cao cho cả 2 nhóm hộ, trên 80% các hộ có sử dụng biện pháp này. Tỷ lệ hộ có trồng cây che phủ bóng râm là42, 9% và 19,9 cho cả 2 nhóm hộ. Kết quả còn cho thấy tỷ lệ 30,7 % nông dân được chứng nhận sử dụng ít nhất một biện pháp để bảo tồn nguồn nước, so với 12,1% hộ nông dân chưa UTZ , đây là một sự khác biệt đáng kể.
Bảng 2.3.4-1: Kết quả điều tra các biện pháp bảo tồn nguồn nước của
2 nhóm hộ nông dân
Các biện pháp bảo tồn nguồn nước
sử dụng Hộ đã UTZ(Tỷ lệ %) Hộ chưa UTZ(Tỷ lệ %)
Sử dụng biện pháp trồng cây thành luống 82,5 98,7
Sử dùng các hàng rào bằng cây 13,6 15,1
Sử dụng biện pháp cây trồng xung quanh
che phủ tạo bóng râm 42,9 19,9
Sử dụng các biện pháp tiết kiệm nước 30,7 12,1
Nguồn: kết quả điều tra của tác giả 2016
Ngoài ra theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh hiện nay có hai hình thức tưới nước chủ yếu là tưới gốc (chiếm 85%) và tưới phun (chiếm 15%). Hình thức tưới gốc chủ yếu là tưới theo kinh nghiệm, tưới tràn, tỷ lệ số hộ áp dụng biện pháp tưới phun mưa/tưới chậm vừa đủ cho gốc cây, tránh
67 tình trạng tràn nước hay nước vượt quá tầng rễ của cây chỉ chiếm tỷ lệ 5%. Tùy theo điều kiện thời tiết từng năm, số lần tưới từ 2- 5 đợt/năm, với lượng nước từ 2.700 – 3.200 m3/ha/vụ, cao hơn so với khuyến cáo khoảng 650 m3/ha/vụ. Gây lãng phí nguồn nước
Nguồn nước tưới được lấy chủ yếu từ giếng đào chiếm khoảng 60%, giếng khoan khoảng 20%, còn lại từ các công trình thủy lợi. Tuy nhiên, tình trạng tụt mực nước ngầm đang có nguy cơ báo động.
Ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước
Kết quả đánh giá không thấy bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào giữa các trại được chứng nhận và kiểm soát trong các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm nước bẩn vào nguồn nước sạch. Tỷ lệ các trang trại được chứng nhận UTZ sử dụng một hoặc nhiều biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nước là 73 % và sử dụng 2 hoặc nhiều hơn các biện pháp chỉ có 18 %. Các biện pháp thực hiện nhằm ngăn ngừa ô nhiễmchủ yếu như: không làm sạch thiết bị hóa chất nông nghiệp gần nguồn nước (đối với nông dân sử dụng hóa chất nông nghiệp), Không giữ động vật gần nguồn nước và ngăn chặn sự chảy nước sinh hoạt trong gia đình vào nguồn nước sạch.
Đánh giá việc tái chế, tái sử dụng nguyên liệu, vật liệu
Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù cả hai nhóm hộ nông dân có chứng nhận và chưa có chứng nhận UTZ đều có tỷlệ cao nông dân tái chế ít nhất một loại vật liệu đạt 99%, các hộ được chứng nhận có nhiều khả năng tái chế nhiều khả năng tái chế nhiều loại vật liệu hơn. Các hộ được chứng nhận UTZ có áp dụng tái sử dụng từ 3 loại vật liệu trở lên, tuy nhiên con số này chỉ chiếm khoảng 32% của tất cả nông dân được chứng nhận, các con số này cần được cải thiện thêm. Hiện nay biện pháp chủ yếu của các hộ sử dụng là sử dụng tái chế vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ và phân chuồng.
68
Nguồn: điều tra của tác giả 2016
Biểu đồ 2.3.4-1: Đánh giá tình trạng tái chế NVL, vật liệu của các hộ nông dân
Đánh giá việc sử dụng phân bón
Ở mức độ tự tin, tỷ lệ 85 % các hộ nông dân được chứng nhận UTZ đều sử dụng lượng phân bón ít Nitơ trên một ha so với nông dân chưa áp dụng UTZ. Sử dụng phân bón Nitơ ít hơn, sẽ giúp giữ gìn độ phì nhiêu của đất,các nông dân được chứng nhận UTZ áp dụng trung bình khoảng 748,9 Kg/ha phân chứa nitơ trong khi hộ chưa UTZ là 916,5 kg/ha. các hộ được chứng nhận đều giảm đáng kể so với các hộ chưa được chứng nhận, giảm các các loại phân bón vô cơ có chứa các thành phần N, K, P… đặc biệt là lượng Nitơ quá lớn có thể gây ra kém phì nhiêu của đất. Trên thực tế các hộ nông dân chưa tham gia chứng nhận UTZ trên toàn tỉnh có xu hướng tăng cường bón phân hóa học vô cơ tăng cường từ 10-23% so với quy trình nhằm tăng sản lượng vào những vụ mùa cà phê có giá cao. Tỷ lệ diện tích cà phê sử dụng phân hữu cơ chỉ đạt khoảng 50% (theo Báo cáo trong đề án phát triển bền vững đến năm 2020 của Bộ NN&PTNN).
Với lượng phân chuồng sử dụng kết quả khảo sát cũng cho thấy nông dân được chứng nhận áp dụng trung bình 0,682 m3/ha phân chuồng, trong khi nông dân chưaáp dụng là 2,025 m3/ha, điều này cho thấy sự khác biệt đáng kể.
69
Bảng 2.3.4-2:Lượng phân bón vô cơ chứa Nitơ và phân chuồng các hộ nông dân sử dụng trong canhtác cà phê
STT Sử dụng phân bón và thuốc diệt cỏ Đã UTZ Chưa UTZ
1 Phân có chứa Ni tơ (Đơn vị Kg/ha) 748,9 916,5 2 Phân tự nhiên/phân chuồng (bò,
lợn)(Đơn vị : m3/ha) 0,682 m3/ha 2,025 m3/ha
Nguồn: kết quả điều tra của tác giả 2016
Đánh giá Mức độ độc hại và khối lượng của chất diệt cỏđược sử dụng trong trang trại (g/ha)
Tác động đối với việc sử dụng thuốc diệt cỏ nguy hiểm hơn tác động của việc sử dụng phân vô cơ chứa Nitơ. Các nông dân được chứng nhận UTZ sử dụng trung bình chỉ 0 gram chất độc Biocides trên 1 ha, là loại độc hại cấp độ 1 so với 141 gram trên mỗi hecta ở các trại chưa chứng nhận UTZ. Hóa chất này này có thể xuất hiện với lượng nhỏ, nhưng các thành phần độc tính của nhóm loại cấp độ 1 rất mạnh mẽvà độc hại. Kết quả cho thấy hầu hết các loại thuốc với nhiều cấp độđộc hại khác nhau đề giảm nhiều so với hộchưa chứng nhận UTZ.
Nguồn: kết quả điều tra của tác giả 2016
Biểu đồ 2.3.4-2: Mức độđộc hại và khối lượng của chất diệt cỏđược sử
dụng trong trang trại của các hộ nông dân (Gram/ha)
Qua phỏng vấn các doanh nghiệp được biết doanh nghiệp đầu tư cho tập huấn kỹ thuật được kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, và các biện pháp an toàn, bảo vệ sức khỏe khi canh tác. Thực tế cây cà phê bị các loài sâu, rệp, mối, ve sầu... gây hạiở phần thân, lá, rễ làm hạn chế khả năng sinh trưởng hoặchủy hoại cây. Các bệnh thường gặp đối với cây cà phê như bệnh gỉ sắt do nấm
70 gây ra chủ yếu trên lá và làm cho lá rụng; bệnh khô cành khô quả do nấm, vi khuẩn gây ra là khô cành, khô quả. Tiêu chuẩn UTZ yêu cầu việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật IPM (Phòng ngừa sâu bệnh tổng hợp) là rất quan trọng (Chương 7: Phòng ngừa dịch hại tổng hợp: Bộ nguyên tắc UTZ trong bộ nguyên tắc thực hành UTZ).
Người sản xuất phải được trang bị kiến thức về sâu bệnh hại thông qua tập huấn cũng như cơ chế hình thành và phát triển của sâu bệnh hại, khi nắm được cơ chế hoạt động này thì các biện pháp kỹthuật để phòng ngừa là bắt buộc phải thực hiện: thăm vườn cây theo định kỳ, vệ sinh cành chồi, thông thoáng vườn cây, bón phân cân đối hợp lý để tạo sức đề kháng cho cây trồng. Cắt tỉa những cành chồi có dấu hiệu sâu bệnh để đốt, chôn lấp ngăn ngừa sự lây lan trên diện rộng. Bên cạnh đó biện pháp IPM (Phòng ngừa dịch hại tổng hợp) mà tiêu chuẩn UTZ bắt buột phải thực hiện đó là: tận dụng các loài thiên địch trên vườn để khống chế sâu bệnh. Khi theo dõi và tận dụng được các loài thiên địch trên vườn cây: kiến vàng, bọ rùa…để khống chế và tiêu diệt sâu bệnh thì việc sử dụng thuốc BVTV để can thiệp khi có sâu bệnh là phải hết sức hạn chế và được cân nhắc hợp lý. Thuốc BVTV chỉ được sử dụng khi sâu bệnh phát triển ở diện rộng, thuốc sử dụng phải nằm trong danh mục.
Đánh giá việc bảo tồn đất và chống xói mòn tại các hộ sản xuất:
Cả hai nhóm nông dân đều sử dụng rãnh, luống đất để giữ đất, độ ẩm và chất dinh dưỡng cao, tỷ lệ hộ chưa chứng nhận UTZ áp dụng biện pháp này cao hơn với tỷ lệ 99% cao hơn tỷ lệ của hộ UTZ là 83%. Bên cạnh đó các biện pháp bảo vệ đang được khuyến khích bởi các nhà bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn đất, nước, chống xói mòn như: trồng hàng rào sống và trồng cây che bóng phủ cũng là một giải pháp phát triển bền vững nguồn thì tỷ lệ phần của cả 2 nhóm hộ khá thấp, chỉ 14 và 15%, điều này phản ánh việc các hộ chỉ mới chú trọng đến năng suất/ha, hiện nay sản lượng cà phê của Việt Nam/ha khá cao từ 2,3-3 tấn/ha, những tính bền vững về môi trường không cao vì chỉ chú trọng phủ hết diện tích để trồng cà phê mà chưa chú trọng đến phát triển thảm thực vật và cây che phủ. Theo báo cáo của đề án phát triển cà phê bền vững đến năm 2020 của Bộ NN&PTNN cho thấy năm 2014 diện tích cà phê trên cả nước có cây che bóng là 18,3%, trong đó Trung du miền núi phía Bắc đạt 40,2%, Bắc Trung Bộ là 18,2%, Đông Nam Bộ là 21,2%, các
71 tỉnh Tây Nguyên trong đó có Đắk Lắk tỷ lệ 17,57%, thấp nhất trong cả nước, dẫn đến vườn cây nhanh xuống cấp.
Nguồn: tác giả điều tra 2016
Biểu đồ 2.3.4-3: Đánh giá công tác bảo tồn đất và chống xói mòn tại các hộ
Đánh giá vềtính đa dạng sinh học
Nguồn: tác giả điều tra 2016
Biểu đồ 2.3.4-4: Đánh giá tính đa dạng sinh học
Qua kết quả điều tra cho thấy sự độc canh cây cà phê khá cao đối với cả 2 nhóm hộ, tỷ lệ hộ có cây xen che bóng mát, thảm thực vật, hay các loại cây trồng xen khác như cây tiêu, cây bơ, cây mắc ca…là khá thấp, dẫn đến hạn chế đa dạng sinh học và khó đảm bảo được năng suất ổn định,tình trạng tập trung khai thác lợi ích quá mức từ cây cà phê, làm kiệt quệ vườn cây, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, bên cạnh đó vấn đề tiết kiệm, giữ gìn được các yếu tố tài nguyên (đất, nước..) gặp nhiều khó khăn, thiếu cây trồng xen và thảm thực thật che bóng râm, khi mùa khô đến sớm dễ xảyra hạn hán làm cây cà phê ra hoa kém và nếu không đủ nước
72 tưới sẽ gây chết cây hoặc khô cành dẫn đến mất mùa ở vụ mùa tiếp theo. Thực tế kinh nghiệm của ác chuyên gia và các quốc gia khác là phải tăng cường đa dạng sinh học và cây che bóng mát, tránh độc canh, sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của vườn cây, vấn đề khai thác và đầu tư sẽ hợp lý hơn nhiều so với tình trạng độc cạnh. Đánh giá vấn đề nhận thức với phát triển bền vững về mặt môi trường của
các hộ nông dân tham gia chứng nhận cà phê UTZ theo thời gian
Kết quả đều cho thấy các hộ nông dân sau khi tham gia, cùng với sự tập huấn của các doanh nghiệp, đơn vị tư vấn và thực hành của chính họ, đều nhất trí rằng song song với các hoạt động canh tác bền vững, bảo vệ môi trường còn đem lại cả những giá trị về kinh tế, tiết kiệm các yếu tố chi phí đầu vào, gia tang hiệu quả sản xuất trên từng diện tích canh tác. Chính vì vậy kết quá khảo sát đều cho thấy tỷ lệ nhận thức tốt hơn về phát triển bền vững về mặt môi trường trong hộ và trong cộng đồng đều cao, kết quả đều hơn 96 % ý kiến nhất trí. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của chương trình tham gia chứng nhận sản phẩm cà phê theo tiêu chuẩn phát triển bền vững.
Biểu đồ 2.3.4-5: Nhận thức của các hộ nông dân sau khi tham gia chứng nhận UTZ đối với vấn đề phát triển bền vững về mặt môi trường
2.4 Một số kết luận về thực trạng áp dụng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng bền vững UTZ đối với mặt hàng nông sản cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.