Vị trí, tầm quan trọng của học phần Tư tưởng HồChí Minh cho sinh viên các

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tư tưởng hồ chí minh về phương pháp giáo dục cho giảng dạy và học tập học phần tư tưởng hồ chí minh (Trang 43 - 46)

viên các trường đại học

Hơn 30 năm đổi mới đã cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên trì đường lối chiến lược xuyên suốt Độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội và lấy chủ nghĩa

Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành

động. Những năm đổi mới, chúng ta càng nhận thức rõ giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, những luận điểm mà Người đã nêu ra cho dân tộc Việt Nam và nhân loại, trong quá khứvà tương lai.

Công tác học tập lý luận chính trị cũng đặc biệt quan trọng. V.I. Lênin đã từng nhắc nhở: Cách mạng xảy ra hay không, xảy ra khi nào và trong những hoàn cảnh nào,

điều đó tùy thuộc vào ý chí của giai cấp này hay giai cấp khác; nhưng công tác cách

mạng trong quần chúng thì chẳng khi nào lại vô ích cả. Chỉ có công tác ấy mới là hoạt

động chuẩn bị cho quần chúng tiến tới thắng lợi của chủnghĩa xã hội. Lênin cũng đã

tất nhiên biến thành trò chơi. Muốn tạo ra sự thay đổi thực tếấy thì phải làm sao cho quần chúng quan tâm và tích cực tham gia vào các sự kiện. Nhưng quần chúng rất khó có thểđạt được trình độ tựgiác như thế nếu không có sựtác động nào từ phía công tác giáo dục lý luận chính trị.

Học tập và nghiên cứu lý luận Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là một công việc khó khăn song rất quan trọng và có ý nghĩa. Việc giảng dạy và học tập học phần tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng có vai trò to lớn trong sự nghiệp “trồng người”. Học phần tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp

phần để xây dựng nên thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, lòng

yêu nước, yêu chủnghĩa xã hội cho sinh viên, góp phần thúc đẩy hoàn thiện nhân cách

con người Việt Nam mới.

Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mục tiêu chiến lược về giáo dục đào tạo toàn diện của các trường trong hệ thống giáo dục đại học. Nhiệm vụ của giáo dục đại học là trực tiếp đào tạo ra một đội ngũ trí thức, đội

ngũ lao động có kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ đó phải có phẩm chất đạo đức, biết hy sinh, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đội ngũ đó phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có khảnăng giải quyết được những vấn đềđang đặt ra của đất nước, có

năng lực quản lý kinh tế, bảo đảm cho xã hội phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, nhiệm vụ của các trường đại học là phải đào tạo cho xã hội một đội ngũ cán bộ“vừa hồng, vừa chuyên”, hay nói một cách khác là phải đủ“đức và

tài”. Hai mặt này là phải gắn kết với nhau, hoà quyện trong một con người, bởi có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, ngược lại có tài mà không có đức thì chẳng

giúp được gì cho đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của phẩm chất đạo đức cách mạng đối với con người trong hoạt động cách mạng mà Đảng ta luôn coi đức là gốc của mỗi con người. Việc rèn luyện đạo đức của mỗi con người được hình thành trong một quá trình phát triển lâu dài. Đó là sự rèn luyện của mỗi cá nhân, sựchăm lo

của các bậc cha mẹ đối với con từ tấm bé, sự giáo dục của nhà trường và sự tiếp xúc với xã hội. Trong hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua nhiều

con đường biện pháp giáo dục như: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội học sinh- sinh viên để giáo dục chính trị cho sinh viên, làm cho họ có ý thức và trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, chống lại các

thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội. Đóng góp phần quan trọng vào công tác này là học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh, mà người trực tiếp truyền thụ là các giảng viên. Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò to lớn trong việc xây dựng niềm tin chính trị, định hướng tương lai của dân tộc cho sinh viên Việt Nam. Giúp họ có niềm tin yêu vào chủ nghĩa cộng sản, chủnghĩa xã hội- một chếđộ xã hội tốt đẹp đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân đã lựa chọn. Chính những kiến thức của học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh đã định hướng cho sinh viên về cuộc sống hôm nay: có kiến thức, có bằng cấp, có việc làm, sống có mục đích. Họ vừa quan tâm đến lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình, làm giàu chân chính, đồng thời coi trọng lợi ích chung của cộng đồng đất nước. Học phần này trực tiếp cung cấp cho người học những tri thức khoa học, lý luận để hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, lòng yêu nước, yêu chủnghĩa xã hội, đồng thời giáo dục cho họ ý thức về giai cấp theo lập trường của giai cấp công nhân, giáo dục lòng yêu nước chủnghĩa xã hội, giáo dục cho họ lối sống mình vì mọi người, mọi người vì mình, thực hiện sống và làm việc

theo tư tưởng tác phong Hồ Chủ tịch. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng, kim chỉ nam

cho hành động của toàn Đảng, toàn dân ta; soi sáng cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi. Đó là tài sản tinh thần to lớn của dân tộc ta. Với vị trí và tầm quan trọng trên đây cho thấy rõ Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là hệ thống tri thức khoa học, vừa là hệ thống các yêu cầu về hành vi chính trị đạo đức. Có thể khẳng định rằng việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh- bộ phận cốt lõi nhất trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng ở các trường đại học, cao đẳng. Nhận thức tầm quan trọng trên, trong nhiều năm qua, Ban khoa giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra nhiều Chỉ

thị, Nghị quyết về công tác quản lý và giảng dạy các môn lý luận chính trị, trong đó có

học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh còn là các học phần trực tiếp

và thường xuyên đáp ứng các yêu cầu về nhận thức, lý luận cho công tác giáo dục chính trịtư tưởng, đạo đức trong nhà trường. Nó trực tiếp gắn bó với các hoạt động rèn luyện, tình cảm, ý chí, lý tưởng, hành vi đạo đức của sinh viên- học tập, rèn luyện để

có kiến thức, kỹnăng tốt, là để lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho mình và gia đình, và

cống hiến cho xã hội vì một đất nước phồn vinh, thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu. Việc giảng dạy, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh càng trở nên cấp bách trong giai

đoạn hiện nay, khi các thế lực thù địch đang dùng trăm phương nghìn kế thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình phá hoại ta về nhiều mặt, bằng rất nhiều cách thức như

thông qua sách báo tuyên truyền, phim ảnh, bằng nhiều biện pháp tư tưởng để tuyên truyền lối sống phương Tây chia rẽ Đảng với dân...”. Trong điều kiện đó, mọi sự coi nhẹcông tác tư tưởng, không quan tâm đúng mức đầy đủ tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy học phần tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên sẽ làm cho họ xa rời về lý

tưởng, thoái hoá vềđạo đức và lối sống. Đây là cơ sởđểsinh viên định hướng và xử lý các tình huống chính trị, đạo đức trong thực tiễn công tác sau này và trong cuộc sống

hàng ngày. Đó là một bộ phận rất quan trọng về phẩm chất và năng lực chung để nhà

trường đào tạo sinh viên trở thành những cán bộ phát triển toàn diện, có nhân cách xã hội chủnghĩa mà không một môn khoa học nào có thể thay thếđược.

Những phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm hình thành cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan, phương

pháp luận khoa học. Do đó yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học tư tưởng Hồ Chí

Minh đang trở thành vấn đề cần phải được quan tâm, cần phải bàn tới, trong đó, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp giáo dục.

3.4. Thực trạng việc giảng dạy và học tập học phần tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học hiện nay

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tư tưởng hồ chí minh về phương pháp giáo dục cho giảng dạy và học tập học phần tư tưởng hồ chí minh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)